Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa kinh tế và đạo đức trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở việt nam hiện nay (Trang 29 - 34)

1.1. CÁC QUAN ĐIỂM VỀ ĐẠO ĐỨC TRONG LỊCH SỬ

1.1.3. Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức

Chủ tịch Hồ Chí Minh (1890 - 1969), tư tưởng của Người là ngọn đuốc soi đường cho cách mạng Việt Nam, là tài sản vô giá của Đảng và dân tộc ta.

Trong hệ thống quan điểm sâu sắc và toàn diện của Người, đạo đức là một vấn đề được Người quan tâm đặc biệt. Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh được hình thành từ truyền thống đạo đức của dân tộc ta, kế thừa đạo đức phương Đông và vận dụng sáng tạo quan niệm đạo đức của chủ nghĩa Mác - Lênin vào thực tiễn nước ta. Vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin nói chung và lý luận đạo đức Mác – Lênin nói riêng vào thực tiễn cách mạng Việt Nam,

chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại cho chúng ta một di sản tinh thần vô cùng quý giá, trong đó có tư tưởng đạo đức của Người. Hồ Chí Minh coi đạo đức mới, đạo đức cách mạng là “gốc”, là “nền tảng” của người cách mạng: “ cũng như sông thì có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân”[ 16, 252 - 253].

Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX Đảng ta đã khẳng định “Đảng và nhân dân ta quyết tâm xây dựng đất nước Việt Nam theo con đường xã hội chủ nghĩa trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh” [27, 83]. Trong lĩnh vực đạo đức Hồ Chí Minh kế thừa có chọn lọc những quan niệm đạo đức có trước và trên cơ sở đó Người đưa ra những quan niệm đạo đức mới. Người nói: “ Đạo đức cũ như người đầu ngược xuống đất, chân chống lên trời. Đạo đức mới như hai chân đứng vững được dưới đất, đầu ngẩng lên trời” [16, 320]. Hồ Chí Minh đã xuất phát từ thực tiễn Việt Nam để xây dựng một nền đạo đức mới mà giá trị đạo đức mới đó đã hoà nhập với giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc, tạo nên một tầm cao mới, đó là sự kết hợp giữa truyền thống và hiện đại, giữa dân tộc và nhân loại. Người rất chú trọng nâng cao đạo đức trong Đảng, theo Hồ Chí Minh, Đảng phải là đạo đức là văn minh thì mới mong hoàn thành sứ mệnh vẻ vang của mình. Đối với Người, cán bộ cách mạng phải là những người có tâm trong sáng, cái đức cao đẹp đối với mọi người, phải có tâm thì mới giữ được sự nghiệp cách mạng. Bởi vì họ là những người có sứ mệnh giác ngộ, thức tỉnh và lãnh đạo quần chúng nhân dân đứng lên đấu tranh. Muốn xây dựng xã hội mới tốt đẹp thì phải có đạo đức cách mạng mới hoàn thành được nhiệm vụ vẻ vang đó.

Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh là sự thống nhất giữa đạo đức người

cách mạng và người công dân. Người đưa ra những nguyên tắc của đạo đức người cách mạng là: cần, kiệm, liêm, chính. Bản chất đạo đức Hồ Chí Minh bao gồm những chuẩn mực như: trung với nước, hiếu với dân, lòng yêu thương con người và tin vào con người tuyệt đối. Cùng với tấm gương đạo đức sáng ngời của Người toát lên bản chất xuyên suốt đó là tính nhân đạo, nhân văn cao cả, hạt nhân trong tư tưởng đạo đức của Người là luôn đề cao con người và đấu tranh để giải phóng triệt để con người. Tính nhân văn, nhân đạo đó thể hiện rõ nhất trong chuẩn mực đạo đức của người cách mạng: đức độ, thương người, đặc biệt là thương người nghèo khổ bị áp bức bóc lột. Hồ Chí Minh luôn chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ vừa hồng vừa chuyên, quan tâm đến xây dựng đạo đức mới. Mỗi cán bộ đảng viên phải đặt lợi ích cách mạng lên trên và quét sạch chủ nghĩa cá nhân, hết lòng phục vụ cho lợi ích của nhân dân. “Bằng chính cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của mình, Hồ Chí Minh đã nêu tấm gương sáng tuyệt vời về đạo đức để cán bộ, đảng viên và nhân dân ta noi theo, làm cho Người thật sự là một vị lãnh tụ rất gần gũi với nhân dân, vừa dân tộc lại vừa rất thời đại” [16, 190].

Chủ Tịch Hồ Chí Minh nắm rõ đặc điểm và quy luật hình thành đạo đức nên Người rất chú trọng đến con đường cũng như phương hướng xây dựng đạo đức cách mạng. Xây dựng đạo đức với tinh thần tự giác, tự nguyện, dựa vào lương tâm và dư luận của quần chúng. Người nói: “Đạo đức cách mạng không từ trên trời rơi xuống. Nó do đấu tranh bền bỉ hằng ngày mà phát triển và củng cố, cũng như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong” [16, 248]. Đặc biệt, trong quan điểm về đạo đức, Người chú trọng kiên quyết chống chủ nghĩa cá nhân “Thời đại của chúng ta là thời đại văn minh, thời đại cách mạng, mọi việc phải dựa vào sức mạnh của tập thể, của xã hội; cá nhân càng không thể đứng riêng lẻ mà càng phải hoà mình vào trong tập thể, trong xã hội”. Cần nâng cao đạo đức cách mạng

và chống chủ nghĩa cá nhân vì nó là nguồn gốc của trăm thứ bệnh nguy hiểm. Đạo đức Hồ Chí Minh là nền đạo đức kết tinh từ truyền thống dân tộc và tinh hoa đạo đức của nhân loại. Đạo đức của Người trở thành đạo đức tiên tiến của thời đại, đó là đạo đức mang bản chất cách mạng và khoa học của giai cấp công nhân. Bởi vậy, đạo đức Hồ Chí Minh đã trở thành nền đạo đức có giá trị nền tảng to lớn cho dân tộc Việt Nam, là đạo đức nền tảng để xây dựng đạo đức mới tốt đẹp trong công cuộc xây dựng và đổi mới đất nước của dân tộc ta.

Trên quan điểm đạo đức của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng ta khẳng định: Xây dựng nền đạo đức mới phù hợp với nền kinh tế thị trường là một nhiệm vụ khó khăn và phức tạp. Xây dựng con người mới với nhân cách mới mà nhân tố tạo nên nhân cách đó chính là đạo đức. Đại hội IX của Đảng đã xác định về mục tiêu xây dựng đạo đức mới:

“Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội. Mọi mặt hoạt động văn hóa nhằm xây dựng con người Việt Nam, phát triển toàn diện về chính trị, tư tưởng, trí tuệ, đạo đức, thể chất, năng lực sáng tạo, ý thức cộng đồng lòng nhân ái, khoan dung tôn trọng nghĩa tình, lối sống có văn hóa, quan hệ trong gia đình và xã hội. Văn hóa thúc đẩy con người tự hoàn thiện nhân cách kế thừa truyền thống cách mạng dân tộc, phát huy truyền thống yêu nước, ý chí tự lực, tự cường xây dựng và bảo vệ tổ quốc” [28, 114]. Như vậy quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức là kho tàng lý luận có giá trị làm kim chỉ nam cho mục tiêu xây dựng nền đạo đức mới mang đầy tính nhân văn của toàn thể dân tộc ta.

Từ những lý do trên có thể nói đạo đức là hình thái ý thức xã hội, là tổng hợp những nguyên tắc, quy định, chuẩn mực nhằm định hướng con người tới cái chân, cái thiện, cái mỹ, chống lại cái giả, cái ác, cái xấu... Đạo

đức nảy sinh do nhu cầu đời sống xã hội, là sản phẩm của lịch sử xã hội, do cơ sở kinh tế - xã hội quyết định.

Sự hình thành đạo đức trên cơ sở của đạo đức vô sản gắn liền với cuộc đấu tranh cách mạng của giai cấp vô sản và do đó giải phóng nhân loại ra khỏi áp bức, bóc lột, bất công. Đây cũng là cuộc cách mạng mà giai cấp bóc lột về cơ bản bị xóa bỏ, người dân lao động từng bước được giải phóng về mặt kinh tế, chính trị và xã hội. Cùng với thắng lợi của cách mạng vô sản và thành tựu xây dựng chủ nghĩa xã hội, đạo đức mới được hình thành và phát triển trên mặt đất hiện thực.

Từ luận điểm trên có thể khẳng định đạo đức mới là đạo đức cách mạng của giai cấp công nhân, là đạo đức cộng sản. Xã hội loài người vận động và phát triển như một quá trình lịch sử tự nhiên, từ thấp đến cao. Các hình thái kinh tế - xã hội thay thế nhau trên cơ sở của các tất yếu kinh tế. Phản ánh cái lôgíc kinh tế xã hội đó, đạo đức cũng có lôgíc tương ứng, đạo đức xã hội cũng vận động phát triển, đỉnh cao là đạo đức cộng sản chủ nghĩa.

Đấu tranh xóa bỏ mọi sự khác biệt và đối kháng giai cấp, xây dựng xã hội công bằng, dân chủ, văn minh – đó là sứ mệnh lịch sử toàn thế giới của giai cấp vô sản. “Đạo đức cộng sản phản ánh những lợi ích căn bản của giai cấp này trong cách mạng vô sản, nó cũng là vũ khí tinh thần mạnh mẽ của giai cấp công nhân sử dụng để xóa bỏ chế độ cũ, xây dựng xã hội mới. Đây là lần đầu tiên và là lần cuối cùng đạo đức của một giai cấp lao động trở thành đạo đức cách mạng và chiếm địa vị thống trị trong đời sống đạo đức của xã hội. Nó thực hiện bước phủ định của phủ định, hình thành một vòng khâu phát triển làm nên bước tiến bộ toàn diện của đạo đức”. [55, 147-148]

Như vậy, có thể nói đạo đức cộng sản là hoàn toàn mới trong lịch sử xã hội, nó đối lập với đạo đức của giai cấp tư sản và các giai cấp bóc lột khác. Nó cũng khác với đạo đức của những người sản xuất nhỏ, xét về bản chất và theo

Lênin, đạo đức mới, đó là những gì góp phần phá hủy xã hội cũ của bọn áp bức bóc lột và góp phần đoàn kết tất cả những người lao động xung quanh giai cấp vô sản đang sáng tạo ra xã hội mới cộng sản chủ nghĩa”.

Nội dung đạo đức mới được thể hiện ở: Chủ nghĩa tập thể, lao động cần cù, sáng tạo, ý thức học tập, rèn luyện vươn lên, chủ nghĩa yêu nước kết hợp với chủ nghĩa quốc tế và chủ nghĩa nhân đạo xã hội chủ nghĩa...Từ những nội dung cơ bản đó, tùy thuộc vào yêu cầu cơ bản của mỗi giai đoạn khác nhau của cách mạng, Đảng ta luôn bổ sung và phát triển, cụ thể hóa nội dung đạo đức mới.

Qua sự phân tích trên, chúng ta có thể kết luận rằng: “ Đạo đức mới là đạo đức của giai cấp công nhân và nhân dân lao động tiến bộ, phản ánh thực tiễn cuộc đấu tranh cách mạng giải phóng dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội, là tổng hòa các giá trị và chuẩn mực tạo nền tảng nhân cách của con người mới, nó vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự nghiệp cách mạng cải tạo xã hội cũ, xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội” [ 55,7].

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa kinh tế và đạo đức trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở việt nam hiện nay (Trang 29 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)