Chương 2: ẢNH HƯỞNG CỦA KINH TẾ THỊ TRƯỜNG VỚI ĐẠO ĐỨC VÀ VAI TRÒ CỦA ĐẠO ĐỨC TRONG NỀN
2.3. THỰC TRẠNG ĐẠO ĐỨC TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG VÀ GIẢI PHÁP
2.3.2. Một số biểu hiện của sự biến đổi thang giá trị đạo đức
Giá trị đạo đức là những phẩm chất đạo đức tốt đẹp của con người. Nó có tác dụng tích cực đối với đời sống xã hội, nhất là đời sống đạo đức.
Những giá trị đạo đức tốt đẹp luôn được xã hội đề cao. Có những giá trị đạo đức chung, mang tính nhân loại, phổ biến và có tính chất bền vững; Có những giá trị đạo đức mang tính giai cấp, dân tộc và tính thời đại, theo nhu cầu về lợi ích trước mắt của con người.
Thang giá trị đạo đức là một hệ thống giá trị đạo đức đã được lựa chọn, sắp xếp theo một thứ tự ưu tiên, theo định hướng lý tưởng nhất định. Thang giá trị đạo đức hình thành và phát triển phụ thuộc vào những điều kiện lịch sử cụ thể, phụ thuộc vào đặc điểm của giai cấp, dân tộc, cộng đồng và của những con người cụ thể. Ở những chế độ xã hội khác nhau, điều kiện kinh tế xã hội khác nhau thì tương ứng với nó là những thang giá trị khác nhau.
Hiện nay, với việc xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, thang giá trị đạo đức truyền thống của người Việt Nam đang có những thay đổi lớn và có những chệch hướng. Nhìn chung, giá trị đạo đức của chúng ta đang có sự biến đổi nhanh chóng, phức tạp, có cả tích cực lẫn tiêu cực. Kinh tế thị trường đã và đang làm cho các giá trị tinh thần nói chung, giá trị đạo đức nói riêng bị đảo chiều. Việc gìn giữ và phát huy các giá trị đạo đức truyền thống là vấn đề cần quan tâm. Trong quá trình
chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường đã cùng lúc kéo theo hàng loạt vấn đề, nhất là về sự xuống cấp của đạo đức xã hội. Những đợt sóng do cơ chế thị trường tạo ra đang tác động mạnh mẽ đến đạo đức. Không ít giá trị đạo đức đang bị vi phạm, lệch lạc. Hiện nay, do lợi ích kinh tế chi phối, nhiều trường hợp bỏ qua các giá trị đạo đức, chà đạp không thương tiếc lên hai chữ “nghĩa tình”. Không riêng gì các mối quan hệ ngoài xã hội, quan hệ làm ăn đều được tính bằng lợi nhuận, một sự thật đang diễn ra là hiện nay còn xuất hiện cả “bụi nhà”. Đạo đức trong gia đình bị buông lỏng, quan hệ tình cảm trong gia đình hiện nay cũng đang bị giá trị đồng tiền làm đảo lộn một cách choáng ngợp: con cái vô lễ với cha mẹ, anh em từ nhau, vợ chồng li dị, cha mẹ thờ ơ mặc con cái muốn làm gì thì làm, vv… . Đây chính là nguyên nhân đầu tiên làm cho cái ác, cái bất lương phát triển, đạo đức xã hội cứ thế đang trên đà đi xuống. Trong không khí sôi động của cơ chế thị trường, ai cũng tìm đủ mọi cách để tăng thêm thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống, đi liền với nó là nhu cầu hưởng thụ những tiện nghi sinh hoạt hiện đại. Họ đã đem đồng nghĩa hạnh phúc gia đình với sự thõa mãn về vật chất, vì thế họ không còn quan tâm đến những giá trị vô hình làm nên hạnh phúc gia đình.
Trong gia đình là vậy, còn ngoài xã hội xuất hiện thói sống xa lạ, thờ ơ
“thân ai người ấy lo, mệnh ai người ấy chịu”, vi phạm thuần phong mỹ tục.
Trái với nét đẹp của dân tộc ta , một bộ phận trong nhân dân mà nhất là lớp trẻ đã và đang sa vào lối sống bạo lực, phi nhân tính. Đặc biệt là tình trạng bạo lực học đường đang là vấn đề nhức nhối của toàn xã hội. Hoặc một sự thật khá nghiêm trọng là trong quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường, tình hình tội phạm hình sự diễn ra ngày càng nhiều, mức độ nguy hiểm cao. Thực trạng về đạo đức trên đây đang là tiếng chuông cảnh báo cho toàn xã hội biết: Đạo đức trong nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay hết sức phức tạp.
Ở nước ta hiện nay, lĩnh vực đạo đức xã hội đang có sự đấu tranh quyết
liệt giữa cái mới và cái cũ. Chúng ta cần biết giữ gìn bản sắc truyền thống của dân tộc, kế thừa những tinh hoa văn hóa nhân loại, phải biết gạn đục khơi trong làm phong phú thêm giá trị đạo đức của dân tộc chứ không phải xa rời các giá trị đạo đức truyền thống như giai đoạn hiện nay. Chính vì vậy, kinh tế thị trường đòi hỏi những giá trị đạo đức phù hợp với nó, yêu cầu mỗi cá nhân và toàn xã hội cùng nhau sống và xây dựng những giá trị đạo đức tốt đẹp, tạo ra môi trường đạo đức lành mạnh hơn. Trong hoạt động kinh doanh cần kết hợp hài hòa giữa cái lợi và cái thiện, không được vì cái lợi trước mắt mà làm mất đi nhân cách con người. Chúng ta cần phải biết kết hợp giữa cái mới và những giá trị truyền thống trong quá trình xây dựng nền đạo đức mới trong kinh tế thị trường hiện nay.
Những vấn đề về đạo đức trong kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay đang là vấn đề rất phức tạp. Bên cạnh những ảnh hưởng tích cực của kinh tế thị trường đến đạo đức là rất rõ. Mặt tích cực đó đã dẫn đến một số giá trị và tiêu chí được xác lập và khắc phục những hạn chế về đạo đức cũ trước đây.
Tuy nhiên, thực trạng về đạo đức trong kinh tế thị trường hiện nay cho thấy, dư chấn của khủng hoảng đạo đức thời bao cấp chưa chấm dứt thì nay, xã hội Việt Nam đang rơi vào cuộc khủng hoảng đạo đức với hai đứa con hư của kinh tế thị trường là “kiếm tiền”và “hưởng thụ”. Sự khủng hoảng đó đang làm suy thoái nền đạo đức trong kinh tế thị trường ở Việt Nam giai đoạn hiện nay. Vậy yêu cầu đặt ra, chúng ta cần xác định rõ những giá trị tích cực và tiêu cực trong nền kinh tế thị trường. Từ đó chúng ta cần có những biện pháp phát huy những giá trị đạo đức tốt đẹp và hạn chế những mặt xấu về đạo đức đang ngày càng một gia tăng. Để làm được điều đó cần xem xét mối quan hệ hữu cơ giữa đạo đức và kinh tế thị trường, định hướng những giá trị đạo đức trong kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay.
2.3.3. Một số giải pháp góp phần xây dựng đạo đức mới phù hợp với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
Đạo đức mới là đạo đức cách mạng của giai cấp công nhân, là đạo đức cộng sản. Từ thực tiễn của công cuộc đổi mới đất nước ta trong hơn 20 năm qua, chúng ta đã nhận thấy được những sự biến đổi giá trị đạo đức truyền thống. Quá trình thực hiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã có nhiều biến đổi cả tích cực lẫn tiêu cực, đặc biệt là những thay đổi trong lĩnh vực đạo đức. Văn kiện hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 5 khoá VIII đã khẳng định: “Cơ chế thị trường và sự hội nhập quốc tế, bên cạnh những tác động tích cực to lớn cũng đã bộc lộ mặt trái của nó, ảnh hưởng đến ý thức tư tưởng, đạo đức lối sống của nhân dân”… “Một số người lao động hoài nghi về con đường xã hội chủ nghĩa, phủ nhận thành quả của chủ nghĩa xã hội hiện thực trên thế giới, phủ nhận con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, họ đã “suy thoái về đạo đức và lối sống” [26, 52]. Kinh tế thị trường ảnh hưởng mạnh mẽ đến tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Hiện nay, bên cạnh việc thừa nhận những giá trị tích cực mà kinh tế thị trường mang lại, chúng ta cần có sự nhìn nhận và đánh giá một cách khách quan những mặt trái của nó. Nhất là mối quan hệ tác động qua lại giữa kinh tế thị trường và đạo đức nhằm có những giải pháp phù hợp nhất để xây dựng một nền đạo đức tốt đẹp trong giai đoạn hiện nay. Mặc dù các quy định pháp lý có ảnh hưởng quyết định đến quá trình hình thành và phát triển đạo đức. Tuy nhiên, đạo đức không hình thành một cách trực tiếp từ chúng và cũng không hình thành tự phát. Đạo đức hình thành qua quá trình giáo dục và tự ý thức của mỗi cá nhân. Hiện nay, một nền đạo đức mới phù hợp với kinh tế thị trường không thể xuất hiện một cách tự phát mà nó được hình thành một cách tự giác chủ động. Để xây dựng được một nền đạo đức mới trong giai đoạn hiện nay, chúng ta cần có giải pháp
phù hợp. Về phương diện lý luận, việc xây dựng đạo đức mới trong kinh tế thị trường còn nhiều vấn đề cần quan tâm giải quyết. Tuy nhiên, trước mắt chúng ta muốn xây dựng nền đạo đức mới này cần thực hiện một số giải pháp cơ bản sau:
Thứ nhất, phải hoàn thiện cơ chế thị trường làm cơ sở cho việc xây dựng đạo đức mới.
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã tạo cơ hội và điều kiện cho mỗi cá nhân hội nhập vào hoạt động. Trong chiến lược phát triển con người cần hình thành nên những cá nhân năng động, sáng tạo. Điều này chỉ thực hiện được ở một môi trường xã hội lành mạnh, một nền kinh tế phát triển cao. Trong môi trường đó, con người được tiếp cận với những tri thức khoa học hiện đại, công nghệ cao và phương pháp tiên tiến nhằm hình thành nên phương thức tư duy sáng tạo. Con người tự do thể hiện tài năng thông qua sự cạnh tranh lành mạnh về kinh tế cũng như tất cả các mặt khác của đời sống xã hội và ý thức đạo đức cá nhân. Trong quá trình phát triển kinh tế, phát triển lực lượng sản xuất, đồng thời là quá trình giải phóng con người trên bình diện chủ thể sáng tạo. Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa nhằm tạo cở sở kinh tế - xã hội hiện thực cho đạo đức xã hội chủ nghĩa, đạo đức cách mạng được hình thành, củng cố và phát triển. Nhờ phát triển kinh tế thị trường, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện và từng bước được nâng cao. Việc coi trọng và khuyến khích lợi ích cá nhân đã khơi đúng động lực trực tiếp để phát huy tính tích cực, năng động và sáng tạo của mỗi con người. Trong nền kinh tế thị trường, mỗi cá nhân luôn phải nỗ lực học tập, trau dồi tri thức, kinh nghiệm trong mọi hoạt động để có được những năng lực thực tế, những giá trị tự thân, thích ứng với những yêu cầu mới, đó là những thước đo giá trị mới. Sự phát triển của cá nhân về năng lực, trình độ nhận thức và kinh nghiệm xã hội đều là
những điều kiện phát triển và hoàn thiện ý thức đạo đức, năng lực thực hiện hành vi đạo đức của từng cá nhân. Khi trình độ nhận thức và năng lực hoạt động thực tiễn được nâng lên, con người sẽ tự do hơn trong việc lựa chọn giá trị, lựa chọn hành vi mà xã hội thừa nhận. Cơ chế thị trường đã gắn việc thực hiện lợi ích với trách nhiệm cá nhân. Từ đó, ý thức trách nhiệm đạo đức và năng lực chịu trách nhiệm đạo đức của mỗi người được nâng lên, làm cho hoạt động của con người giảm bớt sự chi phối ngẫu nhiên và mang đầy tính tất yếu đạo đức. Như vậy, việc phát triển kinh tế thị trường đã góp phần đem lại sự tiến bộ đạo đức từ những tác động tích cực của nó. Nhưng là thành tựu của nền văn minh nhân loại, kinh tế thị trường cũng đòi hỏi sự hình thành và phát triển những giá trị tinh thần tương ứng, trong đó có những chuẩn mực và giá trị đạo đức phù hợp với nó. Qua sự phân tích trên đây cho chúng ta thấy rằng, kinh tế thị trường đòi hỏi những chuẩn mực đạo đức phù hợp với nó, chính sự tác động tích cực của nó đã mang lại những giá trị đạo đức tốt đẹp. Chính vì vậy muốn xây dựng một nền đạo đức mới phù hợp với nền kinh tế thị trường hiện nay, điều trước tiên là hoàn thiện cơ chế thị trường. Việc xây dựng một nền kinh tế lành mạnh, phát triển nhanh và bền vững hướng vào mục tiêu: dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh là một đòi hỏi mang tính nguyên tắc để tạo dựng những giá trị đạo đức mới.
Trong công cuộc đổi mới đất nước, chúng ta chưa trải qua kinh tế tư bản chủ nghĩa, cơ chế kinh tế thị trường vẫn còn mới, cơ chế kế hoạch hoá tập trung bao cấp vẫn còn những dấu ấn khá nặng, nhưng ngay lúc đó chúng ta chuyển sang cơ chế thị trường đối với chúng ta vẫn còn khá chập chững, còn nhiều khiếm khuyết, cộng thêm vào là sự xuống cấp về mặt đạo đức và nhiều mặt khác của văn hoá tinh thần. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng đó là do chúng ta thiếu một cơ chế thị trường hoàn thiện và
lành mạnh. Trong thực tế, những biểu hiện tiêu cực, xuống cấp về đạo đức ở nước ta khi chuyển đổi nền kinh tế từ cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp sang cơ chế thị trường và phát triển kinh tế thị trường có phần do kinh tế thị trường ở nước ta chưa phải ở trình độ văn minh, hiện đại, còn ở trình độ sơ khai, ban đầu. Để khắc phục những tiêu cực còn tồn tại đó cần phải thúc đẩy phát triển kinh tế lành mạnh, văn minh, hiện đại. Phát triển kinh tế thị trường đòi hỏi chúng ta chú trọng đồng bộ các yếu tố cần thiết như: xây dựng kết cấu hạ tầng, dịch vụ kỹ thuật, thông tin; nâng cao trình độ năng lực quản lý kinh tế - xã hội, đồng thời đẩy mạnh hoạt động giáo dục, văn hoá, đạo đức, lối sống và pháp luật. Vấn đề cấp bách hiện nay, với yêu cầu đảm bảo tiến bộ xã hội nói chung và chấn hưng đạo đức xã hội nói riêng là phải kiện toàn cơ chế thị trường với sự kiểm soát (sự điều tiết) hợp lý của nhà nước nhằm đảm bảo định hướng xã hội chủ nghĩa của sự phát triển đất nước. Sự điều tiết hợp lý của nhà nước nhằm đảm bảo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta có những nội dung cơ bản sau:
Một là, xây dựng chế độ, chính sách phù hợp với kinh tế thị trường, điều tiết sản xuất, lưu thông và phân phối theo nguyên tắc thị trường nhằm khắc phục những khiếm khuyết của thị trường tự phát nói chung, đảm bảo sự cân đối, hài hoà giữa tăng trưởng kinh tế với tiến bộ xã hội và công bằng xã hội. Cần quán triệt vai trò điều tiết của nhà nước trong nền kinh tế thị trường. Thực hiện chế độ sở hữu đa dạng trên cơ sở công hữu về tư liệu sản xuất là chủ yếu, thực hiện sự quản lý của nhà nước có tính định hướng cân đối theo tính năng động và nhạy cảm của thị trường. Chính sách xã hội đảm bảo khuyến khích làm giàu hợp pháp, cùng với làm giàu hợp pháp phải xoá đói giảm nghèo, hạn chế sự phân cực giàu - nghèo trong xã hội. Sự thống nhất giữa chính sách kinh tế với chính sách xã hội là nền tảng để xây dựng nền đạo đức mới. Nhờ có những chính sách hợp lý mà đảm bảo được sự phù
hợp giữa lợi ích cá nhân và lợi ích dân tộc, lợi ích chính đáng của mỗi cá nhân, bằng sự thể hiện của vai trò Nhà nước trong chính sách kinh tế và chính sách xã hội. Thông qua chính sách xã hội thể hiện tính khoa học của những quan điểm mà Đảng đưa ra khi giải quyết các vấn đề về xã hội. Nó thể hiện nhu cầu của con người theo những tiêu chuẩn hợp lý nhất nhằm tạo ra những định hướng đúng đắn nhất cho hoạt động của mỗi cá nhân và cộng đồng, từ đó xây dựng và củng cố, phát triển lối sống mới, điều tiết tất cả các mối quan hệ xã hội, thực hiện tăng trưởng kinh tế đi liền với công bằng xã hội. Đảng và Nhà nước ta đã khẳng định: kinh tế nước ta là nền kinh tế thị trường nhiều thành phần, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Tuy các thành phần kinh tế khác cũng có vai trò trong sản xuất, giải quyết vấn đề việc làm nhưng chúng không tránh khỏi việc chạy theo lợi nhuận mà nảy sinh những vấn đề tiêu cực. Chính vì vậy, việc phát triển kinh tế thị trường cần đảm bảo công bằng xã hội.
Hai là, để kiện toàn cơ chế thị trường, phát triển một nền kinh tế thị trường lành mạnh, cần khắc phục những kẽ hở của pháp luật kinh tế, của bản thân cơ chế, hạn chế đến mức tối thiếu ảnh hưởng của mặt trái của cơ chế thị trường đối với văn hoá tinh thần và đạo đức xã hội. Cơ chế thị trường ở nước ta đòi hỏi một hệ thống pháp luật ngày càng hoàn thiện, đặc biệt là luật kinh tế, tạo hành lang pháp lý cho hoạt động kinh tế - xã hội.
Việc hoàn thiện hệ thống pháp luật, nhất là luật kinh tế sẽ khắc phục được sự thiếu đồng bộ cũng như những “kẽ hở” mà một số người lợi dụng để làm ăn bất chính. Việc hoàn thiện cơ chế thị trường cũng nhằm một phần đưa các chủ thể kinh tế đi vào hoạt động có nguyên tắc, không trái với quy luật vận hành của kinh tế thị trường, đảm bảo cạnh tranh lành mạnh, công bằng trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Thực hiện được điều này sẽ làm cho các chủ thể kinh tế trong khi hướng tới mục tiêu lợi nhuận họ có thể phát