Ở Việt Nam, khái niệm khởi nghiệp còn tương đối xa lạ và mới mẻ với đại đa số các tầng lớp trong xã hội. Tới năm 2016, hai từ “khởi nghiệp” lần đầu tiên được nêu trong dự thảo văn kiện của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 12 và trở thành một trong những ưu tiên hàng đầu của Chính phủ. Cũng bắt đầu từ năm 2016, Việt Nam mới thực sự nhấn mạnh tính cấp thiết phải xây dựng một xã hội khởi nghiệp trong các văn bản cấp quốc gia như “Năm quốc gia khởi nghiệp 2016”,
8
“Thanh niên sáng tạo khởi nghiệp năm 2017”. Do vậy mà các nghiên cứu tập trung vào vấn đề nghiên cứu ý định khởi nghiệp mới chỉ phát triển trong vài năm gần đây.
Đặc biệt, khái niệm khởi nghiệp sáng tạo chưa được nhấn mạnh trong các văn kiện của Nhà nước, mà vẫn nêu một cách chung chung là khởi nghiệp. Cho đebs tháng 6/2017, Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa được Quốc hội thông qua chính thức đặt nền móng pháp lý cho hệ thống pháp luật về hỗ trợ nhóm doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo chiếm vị trí đặc biệt trong nền kinh tế Việt Nam.
Do vậy mà phần lớn các nghiên cứu về chủ đề này chỉ đề cập tới hình thức khởi nghiệp chung chung mà chưa nhấn mạnh hay làm rõ hình thức khởi nghiệp sáng tạo. Tuy nhiên số lượng các nghiên cứu về ý định khởi nghiệp xuất hiện khá nhiều và áp dụng trên nhiều khách thể nghiên cứu khác nhau, với các nhóm yếu tố tác động đa dạng.
• Nhóm tác giả Bùi Duy & cộng sự tìm hiểu các yếu tố tác động đến tiềm năng khởi nghiệp thông qua áp dụng mô hình Entrepreneur Scan (E-Scan) được hai tác giả Driessen và Zwart phát triển, và các công trình nghiên cứu về tiềm năng khởi nghiệp khác liên quan. Đối tượng nghiên cứu chính là sinh viên trường Đại học Bách Khoa thành phố Hồ Chí Minh. Nhóm tác giả đã kế thừa các yếu tố tính cách cá nhân được tham khảo ở các đề tài nghiên cứu trước đây cùng với mô hình E-scan để hình thành nên mô hình nghiên cứu vao gồm sự tác động tích cực của 10 yếu tố đến tiềm năng khởi nghiệp của sinh viên trường Đại học Bách Khoa thành phố Hồ Chí Minh với:
nhu cầu thành đạt, nhu cầu tự chủ, nhu cầu quyền lực, định hướng xã hội, sự tự tin, tính nhẫn nại, chấp nhận rủi ro, khả năng am hiểu thị trường, khả năng sáng tạo, khả năng thích ứng [5]
Kết quả cho thấy có bảy yếu tố tính cách cá nhân ảnh hưởng đến tiềm năng khởi nghiệp của sinh viên, trong đó ba yếu tố có tác động tích cực lên ý định khởi nghiệp là nhu cầu thành đạt, khả năng am hiểu thị trường, khả năng thích ứng. Bên cạnh đó, thông qua phân tích ANOVA giữa các nhóm sinh viên thuộc khối kỹ thuật và kinh tế của các trường đại học, nhóm nghiên cứu so sánh sự khác biệt về các đặc tính cá nhân và tiềm năng khởi nghiệp giữa các nhóm sinh viên được đào tạo từ các môi trường và chương trình đào tạo khác nhau. Nghiên cứu đem lại các hàm ý quản lý cho các nhà quản lý giáo dục trong việc xây dựng các chương trình khơi dậy và phát triển ý định khởi nghiệp trong sinh viên.
• Năm 2014, tác giả Hoàng Thị Thương nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới ý định khởi nghiệp của sinh viên Trường Đại học Lao Động – Xã hội [15] . Nghiên cứu được thực hiện trên 211 sinh viên của trường. Tác giả Hoàng Thị Thương xem xét ba yếu tố tác động trực tiếp tới ý định khởi nghiệp là: Thái độ, Chuẩn chủ quan và Nhận thức kiểm soát hành vi, đồng thời bổ sung thêm ba yếu tố: Cảm nhận môi trường giáo dục đại học, Điều kiện môi trường tài chính và Tính cách cá nhân (Hình 1.2).
Kết quả cuối cùng cho thấy cả 6 yếu tố ảnh hưởng tới ý định khởi nghiệp của sinh viên, bao gồm: chuẩn mực xã hội, cảm nhận sự khát khao, cảm nhận tính khả thi, cảm nhận môi trường giáo dục đại học, điều kiện thị trường tài chính, tính cách cá nhân; trong đó yếu tố cảm nhận sự khát khao khởi nghiệp (thái độ với việc khởi nghiệp) là nguyên nhân quan trọng dẫn đến ý định khởi nghiệp của sinh viên. Qua đó tác giả gợi ý một số hàm ý chính sách cho Trường Đại học Lao Động – Xã hội trong việc giáo dục tinh thần doanh nhân cho sinh viên thông qua môi trường giáo dục, xây dựng các chương trình khóa học để giáo dục tinh thần doanh nhân. Các nhà quản lý, kinh tế, chính phủ, hệ thống ngân gàng cần tạo ra thị trường cạnh tranh lành mạnh, xây dựng nguồn cung cấp vốn cho sinh viên khởi nghiệp.
9
Hình 1.2: Mô hình nghiên cứu ý định khởi nghiệp Sinh viên Trường ĐH Lao Động – Xã hội [15]
• Luận án tiến sỹ của tác giả Nguyễn Thu Thuỷ được thực hiện trên đối tượng sinh viên ở quy mô trên Thành phố Hà Nội với gần 700 sinh viên tham gia vào khảo sát [34] . Luận án kết hợp hai nhóm nhân tố môi trường xúc cảm và trải nghiệm cá nhân để phát triển mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến tiềm năng khởi sự kinh doanh của sinh viên đại học khối ngành kinh tế và khối ngành kỹ thuật trên địa bàn thành phố Hà Nội (Hình 1.3).
Hình 1.3: Mô hình nghiên cứu ý định khởi nghiệp Sinh viên Thành Phố Hà Nội [27]
10
Kết quả nghiên cứu của luận án cho thấy: các trải nghiệm được tiếp nhận trong quá trình học đại học, yếu tố mức độ tham gia hoạt động ngoại khóa kinh doanh có tác động tới tiềm năng khởi sự kinh doanh của sinh viên, trong khi ngành học không có tác động tới mong muốn khởi nghiệp.
Tuy nhiên luận án không có sự chuyên sâu vào ý định khởi nghiệp của sinh viên khối ngành kỹ thuật mà thực hiện ở cả hai nhóm ngành, kinh tế và kỹ thuật. Đồng thời hình thức khởi nghiệp sáng tạo không được đề cập đến trong luận án mà thay vào đó là hình thức khởi sự doanh nghiệp chung chung.
• Năm 2015, nhóm tác giả Phan Anh Tú & Nguyễn Thanh Sơn thực hiện một nghiên cứu nhỏ nhằm xác định các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên kinh tế đã tốt nghiệp trên địa bàn thành phố Cần Thơ [38]. Dữ liệu được thu thập từ 180 sinh viên kinh tế đã tốt nghiệp chưa từng khởi sự kinh doanh đang sinh sống trên địa bàn thành phố Cần Thơ. Sử dụng phương pháp phân tích nhân tố khám phá và hồi quy nhị phân Logistic, nhóm tác giả tìm thấy sáu nhân tố tác động đến ý định khởi sự doanh nghiệp của sinh viên kinh tế đã tốt nghiệp trên địa bàn thành phố Cần Thơ, lần lượt là: Động lực trở thành doanh nhân, Nền tảng gia đình, Chính sách chính phủ và địa phương, Tố chất doanh nhân, Khả năng tài chính, Đặc điểm cá nhân. Hàm ý của nghiên cứu này được mong đợi là đóng góp rất lớn vào việc cải tiến chương trình giáo dục khởi sự doanh nghiệp và chính sách của chính phủ và địa phương.
• Nhóm tác giả Phan Anh Tú và Giảng Thị Cẩm Tiên nghiên cứu ý định khởi nghiệp của sinh viên khối ngành kinh tế của trường đại học Cần Thơ [38]. Dữ liệu nghiên cứu được thu thập từ 233 sinh viên kinh tế (năm nhất và năm hai) thông qua phương pháp chọn mẫu thuận tiện. Mô hình Lý thuyết hành vi có kế hoạch được áp dụng thông qua xem xét ba yếu tố tác động trực tiếp tới ý định khởi nghiệp là: Thái độ, Chuẩn chủ quan và Nhận thức kiểm soát hành vi, đồng thời bổ sung thêm ba yếu tố: Giáo dục, Nguồn vốn và Nhu cầu thành đạt (Hình 1.4)
Hình 1.4: Mô hình nghiên cứu ý định khởi nghiệp sinh viên kinh tế – Trường ĐH Cần Thơ [38]
Kết quả có 5 yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên bao gồm: Thái độ và tự hiệu quả, Giáo dục và thời cơ khởi nghiệp, Nguồn vốn, Quy chuẩn chủ quan và Nhận thức kiểm soát hành vi. Nghiên cứu mong muốn sẽ góp phần tích cực vào chương trình giáo dục khởi nghiệp cho sinh viên.
Cũng tại thành phố Cần Thơ, năm 2016 nhóm nghiên cứu Nguyễn Quốc Nghi & cộng sự áp dụng phương pháp phân tích định lượng với 400 sinh viên ngành quản trị kinh doanh tại các
11
trường đại học/cao đẳng trên địa bản thành phố [31]. Nghiên cứu cũng áp dụng ba yếu tố tác động từ Lý thuyết hành vi có kế hoạch, đồng thời bổ sung một số yếu tố khác liên quan tới cá nhân như kinh nghiệm làm việc, giáo dục hay sự đam mê và sẵn sàng kinh doanh (Hình 1.5). Kết quả nghiên cứu cho thấy có 4 yếu tố tác động đến ý định khởi nghiệp của sinh viên, bao gồm: thái độ và sự đam mê, sự sẵn sàng kinh doanh, quy chuẩn chủ quan, giáo dục. Trong đó, yếu tố thái độ và sự đam mê có tác động mạnh nhất đến ý định khởi nghiệp của nhóm sinh viên này.
Hình 1.5: Mô hình nghiên cứu ý định khởi nghiệp sinh viên ngành QTKD tại TP Cần Thơ [31]
• Năm 2017, nghiên cứu của tác giả Nguyễn Quốc Nam đo lường 6 nhân tố độc lập ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của 300 sinh viên các trường Cao đẳng, Đại học trên địa bàn tỉnh Kiên Giang, bao gồm: giáo dục, thái độ, sự đam mê, nguồn vốn, nhu cầu thành đạt và hỗ trợ khởi nghiệp. Kết quả phân tích dữ liệu nghiên cứu cho thấy có 04 nhân tố ảnh hưởng lớn nhất đến ý định khởi nghiệp của học sinh, sinh viên các trường cao đẳng, đại học trên địa bàn tỉnh, đó là: sự đam mê, môi trường giáo dục, hỗ trợ khởi nghiệp và nguồn vốn. Trong đó, nhân tố sự đam mê và môi trường giáo dục có tác động mạnh nhất ảnh hưởng trực tiếp đến ý định khởi nghiệp của HSSV tại các trường này. Nghiên cứu đưa ra khuyến nghị đẩy mạnh phong trào khởi nghiệp sinh viên trong thời gian tới, nhà nước và nhà trường cần có những chính sách cụ thể để tạo môi trường khởi nghiệp phát triển rộng khắp, đi vào chiều sâu [32].
• Áp dụng TPB làm mô hình gốc, đồng thời bổ sung thêm 01 biến độc lập sự hỗ trợ của ngữ cảnh và một số biến điều khiển vào mô hình nghiên cứu, nghiên cứu định lượng của Nguyễn Quang và Cao Cường [30] với sự tham gia của 361 sinh viên (năm nhất, năm hai, năm ba, năm tư) thuộc Khoa Quản trị Kinh doanh Trường Đại học Kinh tế - Luật nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của nhóm sinh viên (Hình 1.6).
Qua nghiên cứu khám phá này, nhóm tác giả nhận thấy có 6 yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên bao gồm: nhận thức kiểm soát hành vi, động cơ chọn làm công cho một tổ chức, môi trường cho khởi nghiệp, động cơ tự làm chủ, quy chuẩn chủ quan và sự hỗ trợ của môi trường học thuật. Trong đó, yếu tố nhận thức kiểm soát hành vi có tác động mạnh nhất đến ý định khởi nghiệp của sinh viên.
12
Hình 1.6: Mô hình nghiên cứu ý định khởi nghiệp sinh viên kinh tế Trường Đại học Kinh tế - Luật [30])
Nhận xét về các nghiên cứu ở Việt Nam
Các nghiên cứu trong nước về ý định khởi nghiệp của sinh viên và các yếu tố tác động mặc dù mới thực sự phát triển trong một thời gian ngắn, nhưng đã đề cập các nhóm biến tác động rất đa dạng. Tuy nhiên các nghiên cứu hiện nay chủ yếu được thực hiện trong một phạm vi nhỏ (một hoặc một vài trường đại học) với số mẫu tương đối hạn chế mà chưa có nghiên cứu dạng này trên phạm vi toàn quốc. Hình thức khởi nghiệp mà các nghiên cứu tại Việt Nam đề cập là loại hình khởi sự doanh nghiệp chung chung mà chưa có nghiên cứu điển hình về hình thức khởi nghiệp sáng tạo. Đặc biệt, các nghiên cứu chuyên sâu về ý định khởi nghiệp của nhóm sinh viên khối ngành kỹ thuật còn chưa được thực hiện tại Việt Nam. Đây là những tiền đề cơ sở để luận án xác định khoảng trống lý thuyết để xác định điểm mới của nghiên cứu.