Thông qua việc tính toán và phân tích các chỉ số tác động và việc kiểm định các giả thuyết của mô hình, có thể rút ra một số kết luận về mức độ ý định khởi nghiệp của sinh viên khối ngành kỹ thuật Việt Nam và mối quan hệ với các yếu tố nhận thức cá nhân của sinh viên về hoạt động khởi nghiệp, cụ thể như sau:
• Mô hình nghiên cứu: Mô hình các yếu tố tác động tới ý định khởi nghiệp của sinh viên kỹ thuật trong điều kiện môi trường Việt Nam được đưa ra như hình 5.7, theo đó có 2 yếu tố tác động trực tiếp tới ý định khởi nghiệp và 5 yếu tố tác động gián tiếp tới ý định khởi nghiệp. Yếu tố đặc trưng nhân khẩu học của sinh viên không làm thay đổi mức độ ảnh hưởng của tiền tố tác động trong mô hình tới ý định khởi nghiệp trong khi việc tham gia các chương trình đào tạo khởi nghiệp được xác định là có làm thay đổi mức độ tác động này. Sinh viên có tham gia các khóa đào tạo khởi nghiệp cũng có ý định khởi nghiệp cao hơn.
• Kiểm định các giả thuyết nghiên cứu: Bảng 5.30 thống kê kết quả kiểm đinh 11 giả thuyết nghiên cứu, trong đó có 09 giả thuyết được chấp nhận và 02 giả thuyết bị bác bỏ. Theo đó Chuẩn chủ quan không có tác động trực tiếp tới Ý định khởi nghiệp của sinh viên khối ngành kỹ thuật
110
Việt Nam mà chỉ có tác động gián tiếp tới Ý định khởi nghiệp thông qua Tính khả thi cảm nhận.
Các yếu tố về nhân khẩu học như giới tính, truyền thống làm kinh doanh của gia đình cũng không tạo ra sự khác biệt về mức độ tác động của các tiền tố trong mô hình tới ý định khởi nghiệp, hay nói khác mức động tác động của các tiền tố nhận thức cá nhân về hoạt động khởi nghiệp tới ý định khởi nghiệp là không khác nhau giữa các nhóm sinh viên khối ngành kỹ thuật Việt Nam có đặc trưng nhân khẩu học khác nhau.
Hình 5.7 Kết quả mô hình nghiên cứu các yếu tố tác động tới ý định khởi nghiệp Bảng 5.30: Kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu
GT Nội dung Kết quả
H1 EXP-ATT: Giá trị mong đợi của cá nhân có tác động cùng chiều đến thái độ của
sinh viên với việc khởi nghiệp. Chấp nhận
H2a BEL-SUB: Niềm tin về chuẩn mực xã hội có tác động cùng chiều đến chuẩn chủ
quan của sinh viên với việc khởi nghiệp. Chấp nhận
H2b BEL-ATT: Niềm tin về chuẩn mực xã hội có tác động cùng chiều đến thái độ
đối với việc khởi nghiệp của sinh viên. Chấp nhận
H3 SEF-PBC: Cảm nhận về năng lực bản thân có tác động cùng chiều đến nhận
thức kiểm soát hành vi của sinh viên với việc khởi nghiệp. Chấp nhận H4 LOC-PBC: Cảm nhận về may mắn có tác động ngược chiều đến nhận thức kiểm
soát hành vi khởi nghiệp của sinh viên. Chấp nhận
H5 ATT-INT: Thái độ với việc khởi nghiệp có tác động cùng chiều đến ý định khởi
nghiệp của sinh viên. Chấp nhận
H6a SUB-INT: Chuẩn chủ quan có tác động cùng chiều đến ý định khởi nghiệp của
sinh viên. Bác bỏ
H6b SUB-PBC: Chuẩn chủ quan có tác động cùng chiều đến nhận thức kiểm soát
hành vi của sinh viên Chấp nhận
H7 PBC-INT: Nhận thức kiểm soát hành vi có tác động cùng chiều đến ý định khởi
nghiệp của sinh viên. Chấp nhận
111
H8 Có sự khác biệt về mức độ ảnh hưởng của các nhân tố nhận thức cá nhân tới ý
định khởi nghiệp giữa các nhóm sinh viên có đặc trưng nhân khẩu khác nhau. Bác Bỏ H9
Có sự khác biệt về mức độ ảnh hưởng của các nhân tố (trong mô hình) tới ý định khởi nghiệp giữa sinh viên tham gia các chương trình khởi nghiệp và sinh viên không tham gia các chương trình khởi nghiệp.
Chấp nhận (Nguồn: Kết quả phân tích của NCS)
• Đánh giá loại tác động và mức độ tác động của các yếu tố đến ý định khởi nghiệp của sinh viên khối ngành kỹ thuật Việt Nam:
- Có hai yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp đến ý định khởi nghiệp của sinh viên, đồng thời cũng là hai yếu tố có mức tác động lớn nhất tới ý định khởi nghiệp là “Thái độ đối với việc khởi nghiệp” (λ = 0.558) và “Nhận thức kiểm soát hành vi” (λ = 0.394).
- Năm yếu tố còn lại tác động gián tiếp tới “Ý định khởi nghiệp” trong đó “Nhận thức về năng lực bản thân” có điểm tác động đứng thứ ba tới ý định khởi nghiệp (λ = 0.362), tiếp đó là “Giá trị mong đợi của cá nhân” (λ = 0.273); “Niềm tin với các chuẩn mực xã hội” (λ = 0.140); trong khi hai biến còn lại của mô hình nghiên cứu là “Cảm nhận về may mắn” (λ = -0.053) và “Chuẩn chủ quan” (λ = 0.052) có điểm tác động ở mức thấp tới ý định khởi nghiệp.
• Điểm đánh giá ý định khởi nghiệp và các yếu tố tác động:
- Ý định khởi nghiệp của sinh viên khối ngành kỹ thuật Việt Nam chỉ đạt ở mức trung bình (3.29).
- Trong các yếu tố ảnh hưởng thuận chiều tới ý định khởi nghiệp, yếu tố thái độ với việc khởi nghiệp có điểm đánh giá khá cao (3.8). Yếu tố niềm tin với các chuẩn mực xã hội, chuẩn chủ quan và nhận thức kiểm soát hành vi chỉ đạt mức điểm trung bình (3.0). Tuy nhiên yếu tố giá trị mong đợi của cá nhân, nhận thức về năng lực bản thân có điểm đánh giá khá thấp.
- Yếu tố ảnh hưởng nghịch chiều (cảm nhận về may mắn) tới ý định khởi nghiệp có điểm đánh giá ở mức thấp 2.4.
• Phân tích đa nhóm cho thấy:
- Không có sự khác biệt về mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tác động tới ý định khởi nghiệp xét theo các nhóm sinh viên khác nhau về nhân khẩu học như nơi ở (thành phố/nông thôn), khu vực địa lý trường đại học (phía Bắc/phía Nam), tham gia các hoạt động nghiên cứu khoa học hay làm thêm (nhóm có tham gia/nhóm không tham gia) hay ngành nghề của bố mẹ (làm kinh doanh/làm các công việc khác).
- Sự khác biệt tồn tại duy nhất trong trường hợp nhóm sinh viên có tham gia các chương trình đào tạo khởi nghiệp và nhóm sinh viên không tham gia, theo đó đối với nhóm có tham gia đào tạo khởi nghiệp, Cảm nhận về may mắn không tác động tới nhận thức kiểm soát hành vi và niềm tin về các chuẩn mực xã hội không tác động tới thái độ đối với việc khởi nghiệp nhưng đối với nhóm chưa tham gia đào tạo khởi nghiệp, hai cặp biến này lại có tác động qua lại với nhau. Bên cạnh đó, ở nhóm có tham gia đào tạo khởi nghiệp, ý định khởi nghiệp ít bị chi phối bởi Thái độ với việc khởi nghiệp nhưng chịu sự tác động cao hơn của nhận thức kiểm soát hành vi (Bảng 5.31)
Bảng 5.31: Kết quả kiểm định sự khác biệt về mức độ tác động của các yếu tố trong mô hình tới ý định khởi nghiệp giữa nhóm sinh viên có và không có kiến thức, kinh nghiệm KN
Q uan hệ giữa các biến
N hóm có kiến thức về khởi nghiệp
N hóm không có kiến thức về khởi nghiệp
LOC à PBC - +
BEL à ATT - +
112
ATT à INT + ++
PBC à INT ++ +
(Nguồn: Kết quả phân tích của NCS)
- Kết quả so sánh ý định khởi nghiệp của hai nhóm cho thấy ý định khởi nghiệp của nhóm có tham gia các chương trình khởi nghiệp cao hơn so với nhóm không tham gia.
- Có một điểm đáng lưu ý là kết quả phân tích sự khác biệt theo nhóm sinh viên ở các ngành học khác nhau lại cho thấy xu thế khác hoàn toàn so với các nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới: sinh viên thuộc khối ngành Cơ khí, Cơ khí chế tạo, Khoa học vật liệu lại có xu hướng khởi nghiệp cao hơn so với nhóm ngành CNTT, Điện, Điện tử, Tự động hóa.
- Xu hướng cho thấy ý định khởi nghiệp cao hơn ở nhóm các trường phía Nam so với các trường phía Bắc; cao hơn ở nhóm các trường đại học nhỏ, vùng miền như Đại học điện lực hay Đại học Khoa học – Đại học Thái Nguyên so với các trường đại học lớn như Đại học Bách Khoa Hà Nội hay Đại học Bách Khoa – ĐHQGHCM.
Như vậy mô hình nghiên cứu cuối cùng thu được như hình 4.17 đã lượng hoá được các tác động của từng yếu tố nhận thức cá nhân về khởi nghiệp tới ý định khởi nghiệp của sinh viên khối ngành kỹ thuật Việt Nam, đồng thời kiểm định được các giả thuyết về mối quan hệ giữa các yếu tố tác động mang tính nhận thức cá nhân đến ý định khởi nghiệp, cũng như kiểm định được sự khác biệt về mức độ tác động của các yếu tố tác động mang tính nhận thức cá nhân trong mô hình tới ý định khởi nghiệp của các nhóm sinh viên khác nhau về đặc điểm nhân khẩu học, về kiến thức và kinh nghiệm khởi nghiệp. Bảng 5.32 tóm tắt một số kết quả nghiên cứu chính của luận án:
Bảng 5.32: Tóm tắt kết quả nghiên cứu chính của luận án
INT EXP ATT BEL SUB SEF PBC LOC
Mean 3.29 2.87 3.80 3.48 3.00 2.44 3.00 2.40
Mức động tác động
tới YĐKN 0.27 0.55 0.14 0.05 0.36 0.39 - 0.05
Tác động
trực tiếp X X
Tác động
gián tiếp X X X X X
SV có đào tạo KN
Cao hơn
Tác động tới INT
ít hơn
Không tác động tới ATT
Tác động tới INT nhiềuhơn
Không tác động tới PBC SV ngành
cơ khí
Cao hơn SV Đại
học nhỏ, vùng/miền
Cao hơn SV
trường
Cao hơn
113 đại học
phía Nam Lo lắng của sinh
viên
1. Thiếu vốn và các thủ tục vay vốn phức tạp
2. Thiếu kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm thực tế về khởi nghiệp 3. Thiếu các mối quan hệ cần thiết để khởi nghiệp