BÁO CÁO THÍ NGHIỆM 2.Học sinh

Một phần của tài liệu Giao an NC 10 toan tap (Trang 79 - 87)

- Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ , sách vở.

- Ôn tập lại các công thức cộng vectơ

III.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức: (2’)

2.Kiểm tra bài cũ : (5’)(Đối với học sinh:khá) + Kiểm tra việc chuẩn bị báo cáo thí nghiệm 3. Đặt vấn đề (3’):

- Học sinh thảo luận: có thể dùng lực kế khi vật chuyển động thẳng đều.

4. Nội dung bài mới

Hoạt động 1(15phút): Đo hệ số ma sát trượt

Hoạt động của học sinh Hỗ trợ của giáo viên - Quan sát dụng cụ

- Quan sát dụng cụ thí nghiệm - Theo dõi

- Các nhóm tiến hành thí nghiệm và thu thập số liệu.

- Giới thiệu dụng cụ thí nghiệm, chức măng từ dụng cụ

- Giới thiệu vật cần xác định:

- Cho các nhóm tiến hành thí nghiệm

Hoạt động 1(15phút): Đo hệ số ma sát nghỉ

Hoạt động của học sinh Hỗ trợ của giáo viên - Quan sát dụng cụ

- Quan sát dụng cụ thí nghiệm

- Giới thiệu dụng cụ thí nghiệm, chức măng từ dụng cụ

- Giới thiệu vật cần xác định:

- Theo dõi

- Các nhóm tiến hành thí nghiệm và thu thập số liệu.

- Giới thiệu các bước thí nghiệm - Cho các nhóm tiến hành thí nghiệm

IV. CỦNG CỐ VÀ HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ (5’) 1. Củng cố:

- Nhắc lại các kiến thức về bài tóan - Hướng dẫn là báo cáo thí nghiệm

- Rút kinh nghiệm qua trình làm thí nghiệm 2. Hướng dẫn về nhà

- Học các nội dung chính của bài - làm mẫu báo cáo thí nghiệ

- Ôn tập lại các bài toán và phương pháp động lực học V. RÚT KINH NGHIỆM:

………

………

………

……….

Ngày soạn: 22/11/2009

Tiết 35: BÀI TẬP I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Hệ thống lại các kiến thức liên quan tới phương pháp động lực học 2. Kỹ năng:

-Vận dụng các bài toán để giải các bài toán động lực học II. CHUẨN BỊ

1.Giáo viên

- Đọc SGK, soạn giáo án

- D ki n trình b y b ng: ự ế à ả

BÀI TẬP Bài 1:

Bài 2:

M= 50 tấn m1 = m2 = 20 tấn a = 0,2m/s2

a. Tính lực phát động của tầu b. Lực căng dây

2.Học sinh:

- Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ , sách vở.

- Ôn tập lại các kiến thức về phương pháp động lực học và các lực cơ học III.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Ổn định tổ chức: (2’)

2.Kiểm tra bài cũ : (5’)(Đối với học sinh:TB) + Câu hỏi:

C1: Nêu các bước giải các bài toán thuận và bài toán nghich 3. Đặt vấn đề (3’):

- Vận dụng các kiến thức đã học và động lực học để giải các bài toán sau 4. Nội dung bài mới

Hoạt động 1(20 phút): Bài toán thuận

Hoạt động của học sinh Hỗ trợ của giáo viên - Chép đề

- - Nghe

- Tính gia tốc:

- Nghe

- Đọc đề: “ Người ta vắt qua ròng rọc nhẹ một đoạn dây, ở 2 đầu có treo hai vật A và B có khối lượng là mA = 260g và mB = 240g. Thả nhẹ cho hệ bắt đầu chuyển động.

a. Tính vận tốc của hệ ở cuối dây thứ nhất.

b. Tính quãng đường mà từng vật đã đi được trong dây thứ nhất.

Bỏ qua ma sát ở ròng rọc và coi dây không dãn”

- Hướng dẫn: Đây là bài toán thuận về hệ vật, muốn xác định các thông số của bài toán chúng ta sẽ phải đi xác định gia tốc của hệ vật này.

- Yêu cầu học sinh lên tính gia tốc

m1

M

F K

FMS

T

1

FMS

m2

T

2

FMS

- Yêu cầu học sinh lên trình bày các câu hỏi còn lại của bài:

Hoạt động2(15 phút): Giải các bài toán nghịch

Hoạt động của học sinh Hỗ trợ của giáo viên - Chép đề

- Vẽ hình biểu diễn các lực tác dụng lên vật, xác định rõ đâu là nội lực đâu là ngoại lực

- Nghe

- Trình bày lời giải

- Đọc đề: “ Một đầu tầu có khối lượng 50 tấn được nối với hai toa tàu, mỗi toa có khối lượng 20 tấn.

Đòan tàu bắt đầu chuyển động với gia tốc s = 0,2 m/s2. Hãy tính:

a. Lực phát động tác dụng lên đoàn tau b. Lực căng ở những chỗ nối toa

- yêu cầu học sinh vẽ hình biểu diễn tất cả các lực tác dụng tronghệ vật chỉ rõ đâu là ngoại lực đâu là nội lực

- Yêu cầu học sinh trình bày lời giải - Nhận xét phần trình bày của học sinh

IV. CỦNG CỐ VÀ HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ (5’) 1. Củng cố:

- Nhắc lại các kiến thức về bài tóan

- Yêu cầu học sinh tổng hợp lực trong bài 5, 6 SGK 2. Hướng dẫn về nhà

- Học các nội dung chính của bài - Làm các bài tập SGK

- Hướng dẫn làm bài tập 7 SGK: Khi treo dây áo thì tổng hợp lực của hai lực kéo phải có cùng phương, ngược chiều, cùng độ lớn với trọng lực của mắc áo

V. RÚT KINH NGHIỆM:

………

………

………

……….

Ngày soạn: 28/11/2009

Tiết 36: KIỂM TRA HỌC KÌ I I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Kiểm tra và đánh giá khả năng nắm kiến thức, phân tích sự giống và khác nhau của các kiến thức.

2. Kỹ năng:

- Kiểm tra đánh giá khả năng vận dụng kiến thức của học sinh . II. CHUẨN BỊ

1.Giáo viên

- Đọc SGK, soạn giáo án - Dự kiến trình bày bảng 2.Học sinh:

- Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ , sách vở.

- Ôn tập lại kiến thức

III.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Đề bài:

Câu 1:

Người ta treo 1 vật có trọng lượng là 4N vào một lò xo chiều dài tự nhiên là 20cm, độ cứng k = 200N/m, khi đó chiều dài của lò xo là:

A. 22cm B. 18cm C. 2cm D. 20,2cm Câu 2:

Một máy bay bổ nhào xuống mục tiêu rồi bay vọt lên theo một cung tròn bán kính R = 500m với vận tốc 720km/h. Tính gia tốc hướng tâm của máy bay. Chọn câu đúng:

A. 1036,8m/s2 B. 80m/s2 C. 0,4m/s2 D. 1,44m/s2 Câu 3:

Hai vật có khối lượng m1 và m2, bắt đầu chuyển động thẳng dưới tác dụng của 2 lực giống hệt nhau.

Hỏi tỉ số giữa quãng đường đi được trong cùng một khỏang thời gian S1/S2 thỏa mãn điều kiện nào sau đây:

A.

2 1 2 1

m

= m S

S B.

1 2 2 1

m

= m S

S C.

2 1 2

1

m

= m S

S D. 2

2 1 2

1 )

m (m S = S Câu 4:

Một chất điểm đứng yên dưới tác dụng của 3 lực 6N, 8N, 10N. Hỏi góc giữa hai lực 6N và 8N bằng bao nhiêu? Chọn phương án đúng:

A. 300 B. 450 C. 600 D. 900 Câu 5:

Hợp lực của 2 lực F1 và F2 hợp với nhau một góc 1200 và có độ lớn F1= F2 = F là:

A. Fhl = 2F B. Fhl = F. 2 C. Fhl = F D. Fhl = F. 3

Câu 6:

Một vật được thả rơi từ độ cao 4,9m xuống đất. Bỏ qua lực cản của không khí. Lấy gia tốc g = 9,8m/s2. Vận tốc v của vật khi chạm đất bằng bao nhiêu?

A. v = 9,8m/s B. v  9,9 m/s C. v = 1,0 m/s D. v  9,6 m/s Câu 7:

Một vật chuyển động thẳng biến đổi đều có phương trình là x = 20 – 5t + 2t2 (x đo bằng m, t đo bằng s). Điều nào sau đây là đúng khi nói về chuyển động nói trên

A.Vật chuyển động thẳng nhanh dần đều với gia tốc có độ lớn 4m/s2 B.Vật chuyển động thẳng chậm dần đều với gia tốc có độ lớn 4m/s2 C.Vật chuyển động thẳng nhanh dần đều với gia tốc có độ lớn 2m/s2 D.Vật chuyển động thẳng chậm dần đều với gia tốc có độ lớn 2m/s2 Câu 8:

Hãy chọn câu đúng: Nếu vật đang chuyển động mà tất cả các lực tác dụng vào nó bỗng nhiên ngừng tác dụng:

A. vật lập tức dừng lại

B. vật chuyển động chậm dần rồi dừng lại

C. vật chuyển động chậm dần trong một thời gian, sau đó sẽ chuyển động thẳng đều D. vật chuyển sang trạng thái chuyển động thẳng đều.

Câu 9:

Một giọt nước rơi từ độ cao 45m xuống.Bỏ qua sức cản của không khí. Nếu lấy g = 10m/s2 thì sau bao lâu giọt nước rơi tới mặt đất?

A. 2,1 s B. 4,5 s C. 3 s D. 9 s Câu 10:

Trong các chuyển động sau chuyển động nào được coi là chuyển động rơi tự do?

A. Chuyển động của người phi công nhảy dù B. Chuyển động rơi của hòn đá C. Chuyển động rơi của chiếc lá D. Chuyển động của chiếc máy bay đang hạ cánh Câu 11: Câu nào sau đây là đúng:

A.Độ lớn của vận tốc trung bình bằng tốc độ trung bình B.Độ lớn của vận tốc tức thời bằng tốc độ tức thời

C.Khi chất điểm chuyển động thẳng chỉ theo một chiều thì vận tốc trung bình luôn bằng tốc độ trung bình

D.Vận tốc tức thời cho ta biết chiều chuyển động, do đó bao giờ cũng có giá trị dương.

Câu 12:

Điều nào sau đây là phù hợp với đặc điểm của vật chuyển động thẳng biến đổi đều?

A. Vận tốc tỉ lệ thuận với gia tốc B. Gia tốc thay đổi theo thời gian

C. Vận tốc biến thiên được những lượng bằng nhau trong những khỏang thời gian bằng nhau bất kì D. Gia tốc là hàm số bậc nhất theo thời gian.

Câu 13:

Biểu thức nào sau đây cho phép tính lực hấp dẫn giữa 2 chất điểm có khối lượng m1, m2 ở cách nhau một khoảng r:

A.

r m .m G

=

Fhd 1 2 B. hd 1 22 r 2

m .m G

=

F C. hd 12 2 r

m .m G

=

F D. hd 1 2 2

r m + .m G

= F Câu 14:

Một vật có khối lượng m = 1kg đang trượt trên mặt phẳng nghiêng, hợp với phương nằm ngang một góc  = 300. Biết hệ số ma sát trượt giữa vật và mặt phẳng nghiêng là 0,5. Lấy g = 10m/s2. Lực ma sát giữa vật và mặt phẳng nghiêng là:

A. Fms = 5N B. Fms = 2,5N C. Fms  4,33 N D. Fms = 10N Câu 15:

Khối lượng của một vật không ảnh hướng đến:

A. Gia tốc của vật khi vật chịu tác dụng của một lực B. Vận tốc của vật khi vật chịu tác dụng của một lực

C. Độ lớn của lực (không phải là lực hấp dẫn) tác dụng lên vật D. Mức quán tính của vật

Câu 16:

Một xe lửa bắt đầu rời ga và chuyển động thẳng nhanh dần đều với gia tốc 0,1m/s2. Khỏang thời gian t để xe lửa đạt được vận tốc 36km/h là:

A. t = 360s B. t = 200s C. t = 300s D. t = 100s Câu 17:

Tính chất nào sau đây chỉ đúng cho chuyển động thẳng nhanh dần đều?

A. Gia tốc tức thời không đổi B. Vận tốc tức thời không đổi

C. Giá trị tuyệt đối của vận tốc tăng đều theo thời gian D. Vận tốc là hàm bậc nhất của thời gian Câu 18:

Một đĩa tròn bán kính 10cm, quay đều mỗi vòng hết 0,2s. Vận tốc dài của một điểm nằm trên vành đĩa nhận giá trị nào sau đây:

A. v  314m/s B. v  31,4m/s C . v  3,14m/s D. v  0,314m/s Câu 19:

Nếu lấy vật làm mốc là chiếc xe ôtô đang chạy thì vật nào sau đây được coi là chuyển động

A. Người lái xe B. Cột đèn bên đường C. Chiếc ô tô D. Cả người lái xe lẫn chiếc ôtô

Câu 20: Lực hấp dẫn giữa 2 chất điểm thay đổi như thế nào khi tăng gấp đôi khỏang cách giữa 2 chất điểm?

A. Tăng lên 2 lần B. Giảm đi 2 lần C. Tăng lên 4 lần D. Giảm đi 4 lần Câu 21:

Buộc dây vào quai của một chiếc xô nhỏ đựng nước, rồi cầm đầu dây còn lại quay tròn xô trong mặt phẳng thẳng đứng. Vì sao khi quay nhanh thì ở vị trí lộn ngược, nước không bị rớt khỏi xô?

Chọn câu trả lời đúng:

A. Vì lực hướng tâm cân bằng với lực li tâm

B. Vì 3 lực: trọng lực, lực hướng tâm và lực li tâm là hệ 3 lực cân bằng

C. Vì trọng lực của nước cân bằng với lực hướng tâm D. Vì trọng lực của nước cân bằng với lực li tâm Câu 22:

Một ô tô khởi hành lúc 9giờ (theo đồng hồ treo tường). Nếu chọn mốc thời gian là lúc 9 giờ thì thời điểm ban đầu đúng với thời điểm nào trong các thời điểm sau

A. t0 = 9giờ B. t0 = 18 giờ C. t = 0 giờ D. t = 1giờ Câu 23:

Công thức nào sau đây là đúng với công thức tính đường đi của chuyển động thẳng đều? (Trong đó S là quãng đường, v là vận tốc, t là thời gian)

A.

t

= v

S B. S = v.t C. S= v.t2 D. S=v2.t

Câu 24:

Điều nào sau đây là đúng khi nói về lực ma sát nghỉ?

A. Lực ma sát nghỉ xuất hiện khi một vật chịu tác dụng của ngoại lực có xu hướng làm cho vật chuyển động nhưng thực tế vật vẫn đứng yên.

B. Lực ma sát nghỉ luôn luôn nhỏ hơn ngoại lực tác dụng vào vật.

C. Lực ma sát nghỉ luôn có hướng vuông góc với mặt tiếp xúc D. Lực ma sát nghỉ xuất hiện khi vật đứng yên.

Câu 25:

Điều nào sau đây là đúng khi nói về lực tác dụng lên một vật chuyển động tròn đều?

A. Ngoài các lực cơ học ra, vật còn chịu thêm tác dụng của lực hướng tâm B. Hợp lực của tất cả các lực tác dụng lên vật đóng vai trò là lực hướng tâm C. Vật không chịu tác dụng của lực nào ngoài lực hướng tâm

D. Hợp lực của tất cả các lực tác dụng lên vật nằm theo phương tiếp tuyến với quỹ đạo tại điểm khảo sát

Câu 26:

Hệ quy chiếu phi quán tính là hệ quy chiếu gắn trên vật:

A. Đứng yên. B. Chuyển động thẳng đều.

C. Chuyển động có gia tốc. D. Chuyển động theo một quy luật xác định Câu 27:

Một chiếc xe đang chuyển động với vận tốc 36 km/h thì đột ngột hãm phanh chuyển động chậm dần đều với gia tốc 2m/s2. Quãng đường xe đi được cho tới khi dừng lại là:

A. S = - 25m B. S = 25m C. S = 648 m D. S = -648m Câu 28:

Điều nào sau đây là đúng với vật chuyển động tịnh tiến A. Quỹ đạo của vật luôn là đường thẳng

B. Mọi điểm trên vật vạch ra những đường có dạng giống nhau C. Vận tốc của vật không thay đổi

D. Mọi điểm của nó có quỹ đạo giống hệt nhau và có thể chồng khít lên nhau được Câu 29:

Một người đi bơi dọc theo chiều dài 60m của bể bơi hết 15s rồi quay trở lại vị trí xuất phát trong 10s . Tốc độ trung bình và vận tốc trung bình trong cả quá trình bơi là

A. 4m/s và 6m/s B. 4,8 m/s và 4m/s C. 0m/s và 4,8 m/s D. 4,8m/s và 0 m/s Câu 30:

Điều nào sau đây là sai khi nói về lực tác dụng và phản lực A.Lực và phản lực luôn xuất hiện, mất đi đồng thời

B.Lực và phản lực bao giờ cũng cùng loại C.Lực và phản lực luôn không thể cân bằng nhau D.Lực và phản lực luôn cùng hướng với nhau.

Câu 31:

Một vật bắt đầu xuất phát chuyển động thẳng nhanh dần đều với gia tốc a = 2m/s2. Quãng đường vật đi được trong giây thứ 2 là:

A. 1m B. 4m C. 3m D. 2m Câu 32:

Một lò xo có chiều dài tự nhiên là 20cm. Khi bị kéo, lò xo dài 24cm và lực đàn hồi của nó bằng 5N.

Hỏi khi bị nén và lực đàn hồi của nó bằng 10N thì chiều dài của nó bằng bao nhiêu?

A. 12 cm B. 22cm C. 28cm D. 40cm Câu 33:

Hãy chọn câu đúng: Khi so sánh số chỉ của lực kế trong thang máy với trọng lượng P = mg của vật treo vào lực kế ta có thể biết được

A.Thang máy chuyển động chậm dần hay nhanh dần B.Thang máy chuyển động lên hay xuống

C.Chiều của vectơ gia tốc thang máy

D.Thang máy đang chuyển động với vận tốc bằng bao nhiêu.

Câu 34:

Phương trình chuyển động của một chất điểm dọc theo trục 0x có dạng :x = 4t – 10 (x đo bằng km và t đo bằng h).Quãng đường đi được của chất điểm sau 2 h chuyển động là bao nhiêu?

A. -2km B. 2km C. 8km D. - 8km Câu 35:

Tác dụng lực F lên một vật có khối lượng 250g, làm vật chuyển động với gia tốc 2m/s2. Lực F có độ lớn là: A. 500N B. 50N C. 5N D. 0,5N

Câu 36:

Một khối gỗ hình chữ nhật có khối lượng m = 5kg đang đứng yên trên một mặt sàn nằm ngang, người ta kéo khối gỗ đó với một lực F = 10N theo phương ngang. Biết hệ số ma sát trượt giữa khối gỗ và sàn là 0,3. Lấy g = 10m/s2. Lực ma sát giữa khối gỗ và sàn là:

A. Fms = 15N B. Fms = 5N C. Fms = 10N D. Fms = 2N Câu 37:

Trên hình vẽ bên biểu diễn đồ thị vận tốc theo thời gian của một chuyển động thẳng.Đoạn nào biểu diễn chuyển động thẳng chậm dần đều

A. Chỉ đoạn AB B. Chỉ đoạn CD C. Chỉ đoạn DE D. Đoạn AB và DE Câu 38:

Lực ma sát trượt và lực ma sát lăn có chung đặc điểm nào sau đây?

A. Độ lớn của lực cân bằng với ngoại lực B. Lực xuất hiện khi 2 vật trượt trên nhau

C. Hai lực có hệ số ma sát xấp xỉ bằng nhau D. Lực có tác dụng cản trở lại chuyển động của vật Câu 39:

Một vật rơi tự do từ độ cao h=20m xuống đất. Lấy g=10m/s2 .Thời gian để vật rơi được 5m cuối cùng là:

A. t  0,27s B. t = 1s C. t  1,73s D. t = 2 s Câu 40:

Một chiếc xe tải có khối lượng m = 1 tấn xuất phát chuyển động thẳng nhanh dần đều với lực kéo của động cơ là 2700N. Biết hệ số ma sát giữa xe và mặt đường là 0,02. Hãy xác định quãng đường mà xe đi được cho tới khi đạt được vận tốc v = 54km/h. Lấy g = 10m/s2.Chọn phương án đúng:

A. S = 45m B. S = 90m C. S  42m D. S  39 m ……….Hết ………

Đề bài gồm 40 câu trong 03 trang

áp án:

Đ

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20

ĐA A B C D C C D B A D C D D A A B C D D C

C

Câu 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40

ĐA C D D A A A B B D B C A D C D B A C A B

V. RÚT KINH NGHIỆM:

………

………

v (m/s)

0 A

B

C D

E t Hình câu 37

………

……….

Ngày soạn: 30/12/2008

CHƯƠNG III: TĨNH HỌC VẬT RẮN

Một phần của tài liệu Giao an NC 10 toan tap (Trang 79 - 87)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(184 trang)
w