Chương 3. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI CỦA KHU VỰC NGHIÊN CỨU
3.2. Tình hình kinh tế, xã hội
- Dân số và mật độ dân số:
Toàn xã có 10 thôn gồm: Pa Loang, Kreng, Khe Hiên, Hà Bạc, Khe Van, Ra Lu, Ruộng, Xa Vi, Xa Rúc, Phú An. Theo số liệu thống kê của Phòng
thống kê Huyện Đakrông đến ngày 31 tháng 12 năm 2018: 1205 hộ, dân số 5190 người. Mật độ dân số bình quân trên toàn xã là: 36,4 người/km2, trong đó hộ nghèo là 623 hộ, hộ cận nghèo là 105 hộ, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên:
2,29%, số lao động có việc làm: 960 lao động.
-Thành phần dân tộc:
Trên địa bàn xã Hướng Hiệp gồm có 03 dân tộc sinh sống, trong đó: Dân tộc Bru - Vân Kiều chiếm đã số, với 85% tổng dân số toàn xã; trình độ văn hóa thấp, kém phát triển. Dân tộc Kinh chiếm 15% sinh sống tập trung chủ yếu ở thôn Ra Lu và thôn Phú An nơi đóng quân của 2 đơn vị quân sự. Ngoài ra có 2 hộ là dân tộc Thái với 07 nhân khẩu.
-Tập quán canh tác:
Sản xuất nông nghiệp phần lớn còn theo phương thức quảng canh, trình độ canh tác lạc hậu, chủ yếu dựa và thiên nhiên nên hiện đang ở trong tình trạng có nhiều hộ còn thiếu lương thực, số hộ nghèo đói chiếm tỷ lệ lớn.
Trồng cây lâm nghiệp mang tính chất tự phát, chưa đồng bộ, chủ yếu trồng cây keo nên sản lượng gỗ còn thấp so với bình quân toàn tỉnh.
3.2.2. Tình hình kinh tế
Những năm qua, được sự quan tâm của Đảng và nhà nước, sự nổ lực phấn đấu của địa phương trong công cuộc đẩy mạnh sản xuất phát triển kinh tế nhiều thành phần
Hướng Hiệp là xã thuần nông, sản phẩm chủ yếu trên địa bàn là: Diện tích cây có hạt (Lúa, Ngô, Lạc...): 364,2 ha; Diện tích trồng sắn: 330 ha; Diện tích trồng rừng keo: 1900 ha.
- Chăn nuôi: Số đàn gia súc, gia cầm: Trâu 930 con, bò 970 con, lợn 980 con, dê 881 con, gia cầm các loại 11.000 con. Diện tích ao cá 2,7 ha.
3.3.3. Cơ sở hạ tầng
- Về thuỷ lợi: Công tác thuỷ lợi trong những năm gần đây được xã chú trọng đầu tư. Nhận thức được tầm quan trọng của thuỷ lợi trong việc phát triển nông
nghiệp và kinh tế nông thôn, huyện đã đầu tư xây dựng hệ thống thuỷ lợi về cho xã, thôn nhằm đảm bảo điều kiện tưới tiêu cho lúa và hoa màu. Xã có các công trình thủy lợi lớn như đập chinh hinh, đập tiên hinh, đập sa mưu…
- Hệ thống điện, nước và thông tin liên lạc:
Hầu hết các thôn trên địa bàn xã đều có điện lưới và phần lớn người dân đã được sử dụng điện lưới để sinh hoạt phục vụ sản xuất phát triển kinh tế. Phần lớn người dân vẫn sữ dụng nước khe, suối để phục vụ sản xuất và sinh hoạt. Xã có trung tâm Văn hóa xã; Mạng lưới sóng thông tin di động, hiện trên toàn xã đã phủ sóng di động và đang phát triển mạnh mẽ công nghệ 3G, 4G tạo điều kiện cho phấn lớn người dân được tiếp cận với những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới của nhân loại, đây là một động lực thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế - xã hội theo hướng nông nghiệp - công nghiệp tiên tiến và hiện đại.
- Cơ sở hạ tầng xã hội:
- Giáo dục: Trên địa bàn xã có 01 trường THCS, 02 trường tiểu học, 01 trường mầm non. Tổng số học sinh năm học 2018 - 2019 là 1.247 em. Trong đó: trường Mẫu giáo 415 cháu; trường TH số 1 là 321 em; trường TH số 2 là 188 em; THCS là 323 em.
3.4.3. Tài nguyên rừng
Tổng diện tích đất có rừng 9.506,79 ha, bao gồm: Rừng tự nhiên:
7.562,71 ha; Rừng trồng: 1.944,08 ha. Rừng tự nhiên tập trung phần lớn ở phía Tây của xã ở các thôn Khe Hiên, Kreng, Pa Loang; và có khoảng 2.000 ha rừng trồng phân bố trên toàn xã chủ yếu là trồng cây keo
- Hệ thực vật: Rừng tự nhiên trên địa bàn xã tập trung chủ yếu ở phía Tây, thảm thực vật khá đa dạng và phong phú về loài từ cây gỗ lớn gỗ lớn, nhở, nhỏ, cây bụi quí hiếm và thông thường (Gụ lau, Gụ mật, Sến, Huỷnh, Xoan đào, Lòng Mang, Trám, Bạng, Trâm, Dẻ,...), đến các loài cây đặc sản (Mây, lá Nón, đoác,...) và cây dược liệu (Hoàng đằng, Vằng đắng, Ngũ gia bì, Hà thủ ô,...), các loài lan...
- Hệ động vật: Rừng trên địa bàn xã có nhiều loài động vật quí hiếm và thông thường như: Khỉ, Vọoc chà vá chân nâu, Hươu, Nai, Hoẵng, Mang, Lợn rừng, Nhím....các loài chim: Gà rừng, Gà Lôi, chim Khướu, Sáo, ...Nhìn chung hệ động vật khá phong phú về loài nhưng số lượng đến nay không còn nhiều do phá rừng bừa bãi, nạn săn bắt quá mức các loài động vật hoang dã.
Trong những năm qua, do đời sống kinh tế của người dân sống gần rừng gặp nhiều khó khăn, sự vận động mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường, nhu cầu của xã hội cần các mặt hàng có nguồn gốc từ rừng đã làm tăng áp lực về khai thác các sản phẩm từ rừng nên chất lượng và chủng loại các loài trên ngày một giảm dần.