Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.3. Tổng hợp nguyên nhân biến động tài nguyên rừng giai đoạn 2016 -
4.3.2. Nguyên nhân làm mất rừng, suy thoái rừng
+ Chuyển mục đích và xâm lấn rừng tự nhiên để sản xuất nương rẫy và trồng rừng
Giai đoạn 2016 - 2019 diện tích rừng tự nhiên trên địa bàn xã giảm 201,36 ha trong khi đó diện tích trồng rừng tăng 677,34 ha. Nguyên nhân dẫn đến giảm diện tích rừng tự nhiên là do người dân trên địa bàn lấn chiếm rừng tự nhiên để sản xuất nông nghiệp và trồng rừng, do giá cả của các mặt hàng như sắn, gỗ rừng trồng tăng nhanh, các nhà máy thu mua, chế biến gỗ rừng trồng trên địa bàn tỉnh nhiều, đặc biệt có một nhà máy xây dựng trên địa bàn xã tạo thuận lợi cho người dân trong việc tiêu thụ sản phẩm, giảm bớt các chi phí nên thu nhập từ rừng trồng tăng.
+ Điều chỉnh số liệu hiện trạng rừng để phù hợp với bản đồ và thực tế:
Năm 2016, thời điểm tiến hành công tác kiểm kê rừng đã thống kê không đúng hiện trạng thực tế. Do việc dùng ảnh viễn thám củ trước năm 2016 để
giải đoán hiện trạng nên không đúng thực tế. Việc Kiểm kê rừng thuê đơn vị tư vấn để thực hiện, Tổ kiểm kê rừng cấp xã chỉ thực hiện được việc họp dân để đối chiếu phiếu kiểm kê với hồ sơ và mô tả của chủ rừng (hơn 2.000 phiếu), không có thời gian để đối chiếu hiện trường và hồ sơ kiểm kê nên dẫn đến sai khác.
Vì vậy năm 2017, 2018 Kiểm lâm địa bàn đã phối hợp với Ủy ban nhân dân xã Hướng Hiệp tiến hành rà soát, điều chỉnh đúng hiện trạng; các diện tích thực tế là khu vực sản xuất nương rẫy của người dân trong vùng từ lâu, hoặc đất trống, hoặc rừng trồng nhưng trong bản đồ hiện trạng rừng năm 2016 vẫn thể hiện là rừng tự nhiên phục hồi vì vậy diện tích rừng tự nhiên phục hồi giảm 307,56 ha.
+ Mất rừng, suy thoái rừng do khai thác, phá rừng trái phép
Nguyên nhân chính dẩn đến suy thoái rừng là tình trạng khai thác gỗ trái phép vẫn còn diển ra. Theo thống kê từ năm 2016 đến năm 2019 số vụ vi phạm trên địa bàn 27 vụ, khối lượng lâm sản bắt giữ 58,884 m3 và 27,6 ster củi.
Kết quả điều tra, đánh giá cho thấy do diện tích rừng tự nhiên trên địa bàn xã chủ yếu do Ủy ban nhân dân xã quản lý mặc dù có một số diện tích đã giao nhưng vẫn còn hơn 4.000 ha rừng tự nhiên chưa giao cho một tổ chức, cá nhân nào bảo vệ nên khó khăn trong công tác quản lý, bảo vệ rừng
Các dự án lâm nghiệp trên địa bàn được đầu tư nhiều như dự án BCC, 30a… nhưng chưa mang lại hiệu quả và nguồn thu nhập cho nhân dân
Các diện tích rừng được giao cho nhân dân để bảo vệ nhưng không có các chính sách trợ cấp cho người dân hưởng lợi dẩn đến rừng vẫn bị xâm hại, tình trạng người dân xâm lấn rừng lấy đất sản xuất.
Người dân trong vùng có đất để sản xuất nhưng do trình chuyên môn thấp, thiếu phương tiện, công cụ, kinh phí để đầu tư nâng cao năng xuất cây trồng nên phải xâm lấn thêm rừng để mở rộng đất sản xuất đáp ứng nhu cầu cuộc sống.
Ủy ban nhân dân xã thiếu kinh phí trong việc huy động lực lượng để thường xuyên tuần tra, kiểm tra rừng, tuyên truyền bảo vệ rừng.
Các tổ đội quần chúng bảo vệ rừng, cộng đồng, cá nhân được giao rừng không được tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý rừng, bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng cũng như trang bị các trang thiết bị, kinh phí để hoạt động bảo vệ rừng.
Do lợi nhuận trước mắt, và nguồn thu lợi bất chính từ việc khai thác, mua, bán vận chuyển lâm sản cao nên người dân đã khai thác, vận chuyển tiếp tay cho những hành vi vi phạm. Nhu cầu sử dụng gỗ làm nhà, làm chất đốt của người dân là rất lớn, hầu hết đều được khai thác từ rừng tự nhiên; diện tích ruộng lúa nước ít, thiếu đất canh tác nên tình trạng đốt phá rừng làm nương thường xảy ra.
- Nguyên nhân gián tiếp:
+ Thông qua công tác tuyên truyền nên nhận thức của người dân trên địa bàn ngày một nâng cao góp phần giảm tình hình vi phạm luật Bảo vệ rừng trên địa bàn tuy nhiên vẩn có một số đối tượng cố tình vi phạm để mang lợi ích về cho cá nhân làm giảm lợi ích tự rừng mang lại cho nhân dân, xã hội. Người dân có trình độ văn hóa thấp, nhận thức, hiểu biết pháp luật vòn hạn chế.
Các đối tượng vi phạm có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, thuộc hộ nghèo của xã, thiếu công ăn việc làm và còn bị xúi giục của các đối tượng bên ngoài để vi phạm.
+ Xã Hướng Hiệp có tỷ lệ tăng dân số đứng đầu huyện; dân số tăng nhanh dẫn đến các nhu cầu tăng theo như: đất ở, đất canh tác; các hộ gia đình đông người nên đời sống gặp nhiều khó khăn, không có sinh kế, học tập của các em nhỏ không đên nơi đến chốn dẩn đến tình trạng bỏ học tạo gánh nặng cho xã hội.
Việc tăng dân số dẫn đến việc nhu cầu về đất để sản xuất tăng cao, không có điều kiện học hành dẩn đến thất nghiệp nên vào rừng để xâm hại rừng.
+ Người dân trong vùng có đất để sản xuất nhưng do trình chuyên môn thấp, thiếu phương tiện, công cụ, kinh phí để đầu tư nâng cao năng xuất cây trồng nên phải xâm lấn thêm rừng để mở rộng đất sản xuất đáp ứng nhu cầu cuộc sống.
+ Trách nhiệm quản lý bảo vệ rừng của các chủ rừng là cộng đồng dân cư, hộ gia đình chưa cao. Mặc dù đã xây dựng quy ước bảo vệ rừng thôn nhưng việc tổ chức thực hiện quy ước sau khi được phê duyệt còn nhiều hạn chế. ý thức trách nhiệm về vai trò làm chủ trên diện tích rừng, đất lâm nghiệp được giao là chưa cao dẫn đến người nhận đất, nhận rừng chưa thực sự làm chủ trên mảnh đất của mình và chưa yên tâm đầu tư để trồng rừng, khoanh nuôi bảo vệ rừng dẫn đến lợi ích kinh tế mang lại từ rừng thấp
+ Diện tích đất quy hoạch cho lâm nghiệp nhưng chưa có rừng trên địa bàn lớn, chưa được sử dụng, chưa có phương án giao lại cho người dân sản xuất gây lãng phí dẩn đến người dân đi phá rừng.
+ Giá cả một số mặt hàng như sắn, gỗ rừng trồng tăng cao, dẫn đến nhu cầu về đất canh tác cho các mặt hàng này tăng theo nên người dân phá rừng, lấn chiếm rừng để trồng sắn, trồng rừng nên diện tích rừng tự nhiên ở các khu rừng non, phục hồi giáp với diện tích sản xuất của bà con bị phá, lấn chiếm. Ngoài ra một số dự án hổ trợ trồng rừng bao gồm hỗ trợ cây giống, phân bón, công trồng, công chăm sóc ở huyện nên người dân phá rừng tự nhiên để trồng rừng.
+ Công tác thực thi pháp luật, xử lý các đối tượng vi phạm chưa nghiêm, chưa răn đe, làm gương cho người dân dẩn đến tình trạng vi phạm trên địa bàn vẫn còn xảy ra. Và nếu không xử lý kịp thời, nghiêm minh thì với tình hình nhu cầu xã hội, kinh tế như hiện nay thì việc phá rừng, khai thác rừng trên địa bàn sẽ vẫn xảy ra.
+ Quy hoạch chưa đồng bộ với quy hoạch sử dụng đất, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, chưa sát với thực tế dẫn đến tình trạng phá rừng, lấn chiếm, chuyển đổi mục đích sử dụng rừng và đất lâm nghiệp trái pháp luật
còn diễn ra phức tạp làm suy giảm tài nguyên rừng, nhất là rừng tự nhiên.
Nguyên nhân chủ yếu do chưa có quy định về việc phối hợp cũng như trách nhiệm của ngành Nông nghiệp và phát triển nông thôn, ngành Tài nguyên và môi trường trong việc lập quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng gắn với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất lâm nghiệp.
+ Tập quán canh tác du canh du cư được cộng đồng đồng bào dân tộc Bru - vân kiều, pa cô... áp dụng. Theo tập quá này, nương rẫy được canh tác trong một số năm, sau đó được bỏ hoá một thời gian để trạng thái thực bì và đất được phục hồi tự nhiên (khoảng 7 - 15 năm) và lại tiếp tục phát, dọn thực bì để sử dụng đất cho chu kỳ canh tác tiếp theo.