Nguyên nhân tích cực làm tăng diện tích, chất lượng rừng

Một phần của tài liệu Phân tích thực trạng, đánh giá diễn biến tài nguyên rừng tại xã hướng hiệp, huyện đakrông,tỉnh quảng trị giai đoạn 2014 2019 (Trang 50 - 53)

Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.3. Tổng hợp nguyên nhân biến động tài nguyên rừng giai đoạn 2016 -

4.3.1. Nguyên nhân tích cực làm tăng diện tích, chất lượng rừng

- Hiệu quả từ công tác quản lý rừng, bảo vệ rừng, phát triển rừng, phòng cháy chữa cháy rừng

Xã Hướng Hiệp có trên 9.000 ha rừng, tập trung chủ yếu ở vùng sâu, vùng xa, rừng tự nhiên chủ yếu do UBND xã quản lý, còn lại một số diện tích đã giao cho cộng đồng, hộ gia đình trên địa bàn xã.

Công tác quản lý bảo vệ rừng, phát triển rừng trên địa bàn xã tiếp tục nhận sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của các cấp lãnh đạo, sự phối hợp kịp thời và có hiệu quả của các ban ngành. Nhận thức về bảo vệ rừng, bảo tồn thiên

nhiên và bảo vệ môi trường của chính quyền các cấp, chủ rừng và người dân ngày một tăng lên, đã góp phần tích cực trong công tác bảo vệ và phát triển rừng…

Tình hình vi phạm các quy định của Nhà nước trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản như tình trạng xâm lấn rừng, đốt nương làm rẫy, mua bán, vận chuyển trái phép lâm sản...trong những năm trở lại đây đã giảm nhưng vẫn còn xảy ra, đặc biệt là không để xảy ra vụ cháy rừng nào.

Có được kết quả đáng phấn khởi này, trước hết phải nói đến sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát của cấp ủy, chính quyền từ huyện đến xã; sự phối hợp tốt giữa các ngành của huyện và các đơn vị chủ rừng trong công tác QLBVR.

+ Công tác chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo UBND xã

Xã Hướng Hiệp có diện tích rừng tự nhiên do UBND xã quản lý cũng như dân số lớn nhất huyện; các khu vực rừng tự nhiên nằm ở vùng sâu, vùng xa; rừng chưa giao cho một cộng đồng, hộ gia đình nào nên công tác quản lý, bảo vệ rừng ở các khu vực rừng này nói riêng và trên địa bàn toàn xã nói chung gặp rất nhiều khó khăn,vì vậy công tác chỉ đạo, lãnh đạo của chính quyền cấp xã là rất quan trọng, để đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ, phát triển rừng

Trong từng năm, lãnh đạo UBND xã ban hành nhiều văn bản như:

Công văn, kế hoạch, phương án… để chỉ đạo các thôn, ban ngành của xã, các chủ rừng thực hiện tốt công tác bảo vệ rừng. Hàng năm đã thành lập, kiện toàn ban chỉ đạo bảo vệ rừng của xã; thành lập các tổ đội quần chúng bảo vệ rừng ở các thôn; thường xuyên huy động lực lượng dân quân tự vệ, công an xã phối hợp với Kiểm lâm địa bàn tham gia phòng chống cháy rừng, khai thác, phá rừng.

+ Nâng cao công tác tuyên truyền, giáo dục

Trong những năm gần đây, công tác tuyên truyền đã được quan tâm triển khai bằng nhiều hình thức thiết thực như tuyên truyền trường học, phát lịch tuyên truyền, tuyên truyền bằng loa phát thanh của thôn, bản; phối hợp các ban ngành họp thôn để tuyên truyền công tác quản lý, bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng đến tận người dân; tổ chức ký cam kết cho các hộ gia đình sống gần rừng và có nguy cơ vi phạm luật Lâm nghiệp.

Từ tình hình thực tế tại địa bàn vùng núi. Qua đó, đã từng bước nâng cao nhận thức của nhân dân trong công tác quản lý, bảo vệ rừng tại cấp cơ sở, người dân đã có ý thức hơn trong công tác bảo vệ rừng, mạng lưới cộng tác viên cơ sở cũng được cũng cố và đã cung cấp nhiều thông tin vi phạm Luật Lâm nghiệp trên địa bàn.

Bảng 4.9: Các hình thức tuyên truyền công tác quản lý, bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng trên địa bàn

TT Hình thức tuyên truyền Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018

Năm

2019 Tổng 1 Phát lịch tuyên truyền (tờ) 50 15 50 115 2 Họp thôn tuyên truyền

2.1 Số đợt 9 6 7 5 27

2.2 Số người dân tham gia 498 330 409 362 1599 3 Tuyên truyền trong

trường học (đợt) 01 01

4 Phát trên loa phát thanh

của thôn (lần) 35 27 62

5 Ký cam kết bảo vệ rừng

(Bản cam kết) 10 173 169 241 593

(Nguồn: Hạt Kiểm lâm Đakrông, tỉnh Quảng trị [10])

+ Công tác giao rừng, phát triển rừng được quan tâm

Thực hiện chủ trương xã hội hóa nghề rừng, phấn đấu toàn bộ diện tích rừng tự nhiên do UBND xã quản lý phải có chủ thực sự. Đến nay tổng diện tích rừng tự nhiên đã giao cho cộng đồng, hộ gia đình trên địa bàn xã lên: 2256,07 ha bằng nhiều nguồn như của dự án BCC, Chi cục Kiểm lâm...

Từ đó đã góp phần nâng cao nhận thức của người dân trong công tác bảo vệ và phát triển rừng, diện tích rừng ngày càng được bảo vệ tốt. Nhờ vậy diện tích rừng giàu đã tăng lên 30,25 ha và diện tích rừng trung bình tăng 132,12 ha.

Công tác phát triển rừng đặc biệt trồng rừng đã được quan tâm, thực hiện hàng năm của các dự án như BCC, 30a huyện tạo điều kiện cho người dân tham gia trồng rừng, vì vậy diện tích rừng trồng giai đoạn 2016 - 2019 tăng.

Một phần của tài liệu Phân tích thực trạng, đánh giá diễn biến tài nguyên rừng tại xã hướng hiệp, huyện đakrông,tỉnh quảng trị giai đoạn 2014 2019 (Trang 50 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)