Các giải pháp bảo vệ, sử dụng, phát triển rừng, phòng cháy chữa cháy rừng

Một phần của tài liệu Phân tích thực trạng, đánh giá diễn biến tài nguyên rừng tại xã hướng hiệp, huyện đakrông,tỉnh quảng trị giai đoạn 2014 2019 (Trang 59 - 62)

Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.4. Đề xuất các giải pháp nhằm quản lý bền vững tài nguyên rừng trên địa bàn xã Hướng Hiệp

4.4.3. Các giải pháp bảo vệ, sử dụng, phát triển rừng, phòng cháy chữa cháy rừng

Sử dụng các biện pháp khoanh nuôi xúc tiến tái sinh để phục hồi rừng đối với những diện tích rừng tự nhiên bị phá trái phép.

Tiến hành trồng lại rừng đối với những diện tích đã khai thác rừng trồng.

Nhằm hạn chế tình trạng phá rừng làm nương, lấn chiếm đất rừng, một trong những vấn đề đặt ra cần được quan tâm đó là công tác quy hoạch phát triển lâm nghiệp trên địa bàn xã, việc quy hoạch phải phù hợp, đồng bộ, trong đó đặc biệt lưu ý quy vùng sản xuất nương rẫy, chăn thả gia súc cho cộng đồng dân cư. Rà soát chuyển đổi trả lại đất sản xuất của các chủ rừng không cần thiết hoặc sử dụng không hiệu quả để trả lại cho dân có đất phục vụ sản xuất.

Cần có phương án sử dụng các diện tích đất trống đang bỏ hoang trên địa bàn, gây lãng phí không xử lý được tình trạng thiếu đất ở, đất sản xuất.

Rà soát lại hiện trạng rừng giữa thực tế và bản đồ để điều chỉnh đúng hiện trạng đảm bảo thuận lợi trong công tác quản lý, bảo vệ rừng và hoạch định các chính sách lâm nghiệp.

Tăng cường các biện pháp hữu hiệu nhằm chủ động phát hiện, ngăn chặn, xử lý vi phạm về quản lý bảo vệ rừng, khai thác chế biến lâm sản; bảo vệ động vật hoang dã, kéo giảm số vụ vi phạm, giữ vững ổn định tình hình lâm phận, không để xảy ra các điểm nóng phức tạp.

Thực hiện tốt việc xây dựng phương án và tổ chức các biện pháp phòng chống cháy rừng, lấy phòng cháy là trọng tâm theo phương châm 04 tại chỗ.

- Đối với rừng tự nhiên: Tập trung bảo vệ diện tích rừng tự nhiên hiện có, khai thác hợp lý lâm sản ngoài gỗ, tạo điều kiện cho các cộng đồng dân cư địa phương tham gia bảo vệ rừng. Nâng cao chất lượng, trữ lượng rừng tự nhiên thông qua các biện pháp nuôi dưỡng rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh, làm giàu rừng và cải tạo rừng nghèo kiệt; khai thác hợp lý các nguồn lâm sản ngoài gỗ từ rừng tự nhiên.

Cần khẩn trương hoàn thiện công tác giao đất, giao rừng cho cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng địa phương… đồng thời động viên chủ rừng sau khi nhận cần đầu tư chăm sóc, bảo vệ rừng.

- Đối với rừng trồng: Rà soát, đánh giá diện tích đất trống, đất rừng trồng sản xuất hiện có để có biện pháp thích hợp nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế của rừng; tổ chức thực hiện chủ trương kinh doanh gỗ lớn bằng biện pháp tỉa thưa hợp lý kết hợp kéo dài chu kỳ khai thác rừng trồng nguyên liệu; ưu tiên lựa chọn các loài cây đa mục đích mang lại hiệu quả nhiều mặt kết hợp với các loài cây lâm nghiệp bản địa truyền thống phù hợp với mục tiêu quy hoạch và quy chế quản lý các loại rừng. Từng bước thực hiện việc tổ chức liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị trong lâm nghiệp, gắn trồng rừng, khai thác, chế biến, tiêu thụ sản phẩm rừng trồng theo chuỗi giá trị; thực hiện tốt công tác trồng cây phân tán.

+ Đối với những diện tích rừng trồng thuộc rừng rừng phòng hộ cần tiếp tục đầu tư trồng cây bản địa dưới tán rừng nhằm làm giàu rừng tăng đa dạng loài, thực hiện bảo vệ rừng, đảm bảo chức năng phòng hộ.

+ Đối với rừng trồng sản xuất, nghiên cứu thử nghiệm các loại cây trồng rừng mới nhằm đáp ứng nhu cầu gỗ xây dựng của người dân địa phương, đồng thời thử nghiệm các mô hình kết hợp cây lấy gỗ và cây ăn quả.

Song song với việc phát triển rừng trồng sản xuất cần chú trọng đầu tư phát triển các nhà máy chế biến và thị trường tiêu thụ gỗ. Quy hoạch cụ thể để phát triển, tăng giá trị kinh tế như: quy hoạch vùng nguyên liệu tập trung, lựa chọn những loài đa mục đích, cây phù hợp, cải thiện giống, cải tiến phương thức thâm canh.

- Đối với diện tích đất trống thuộc rừng sản xuất, biện pháp hàng đầu là trồng rừng sản xuất đối với những diện tích đủ lớn, tập trung, thuận tiện đường giao thông, đối với các khu vực dốc, xa dân cư có thể áp dụng biện pháp khoanh nuôi. Loài cây trồng rừng có thể là cây gỗ, cây ăn quả, cây công nghiệp hoặc kết hợp giữa cây lấy gỗ và cây ăn quả.

- Công tác phòng cháy, chữa cháy rừng

+ Tổ chức quản lý: Thành lập ban chỉ đạo và các tổ đội phòng cháy chữa cháy rừng.

+ Nâng cao năng lực phòng cháy chữa cháy rừng cho lực lượng bảo vệ rừng của các chủ rừng, tổ đội quần chúng bảo vệ rừng.

+ Bố trí và sử dụng có hiệu quả các công trình và trang thiết bị phục vụ cho phòng cháy chữa cháy rừng.

Một phần của tài liệu Phân tích thực trạng, đánh giá diễn biến tài nguyên rừng tại xã hướng hiệp, huyện đakrông,tỉnh quảng trị giai đoạn 2014 2019 (Trang 59 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)