Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Hiện trạng rừng và đất rừng xã Hướng Hiệp
4.1.3. Hiện trạng tài nguyên rừng xã Hướng Hiệp năm 2019
Kết quả điều tra diễn biến tài nguyên rừng năm 2019 trên thực địa cho thấy các nguyên nhân chính như sau: Khai thác rừng trồng và phá rừng tự nhiên trái phép; Chuyển mục đích sử dụng đất từ quy hoạch lâm nghiệp sang mục đích khác; trồng rừng và tăng cấp chất lượng rừng tự nhiên, kết quả được trình bày trong bảng 4.3.
Bảng 4.3: Các nguyên nhân biến động rừng và đất rừng chủ yếu trong năm 2019
Hiện trạng năm 2018 Thực trạng năm 2019 Mô tả
Rừng lá rộng núi đất phục hồi (TXP) Đất trống (DT1) Diện tích rừng tự nhiên bị người dân sử dụng máy cưa xăng cưa hạ cây rừng, rồi đốt.
Rừng lá rộng núi đất phục hồi (TXP) Đất trống (DT1) Diện tích rừng tự nhiên bị người dân sử dụng máy cưa xăng cưa hạ cây rừng, rồi đốt.
Rừng lá rộng núi đất phục hồi (TXP) Đất trống (DT1) Diện tích rừng tự nhiên bị người dân sử dụng máy cưa xăng cưa hạ cây rừng, rồi đốt.
Rừng núi đất lá rộng thường xanh nghèo
(TXN) Đất trống (DT1) Diện tích rừng tự nhiên bị người dân sử dụng máy cưa
xăng cưa hạ cây rừng, rồi đốt.
Rừng trồng gỗ núi đất (RTG) Diện tích rừng trồng của người dân đã khai thác
Hiện trạng năm 2018 Thực trạng năm 2019 Mô tả
Rừng trồng gỗ núi đất (RTG) Diện tích rừng trồng đã khai thác chuyển qua trồng cây
nông nghiệp
Đất trống không có cây gỗ tái sinh (DT1) Đất trống không có cây gỗ tái sinh được trồng cây keo
Rừng lá rộng thường xanh trung bình (TXB) trữ lượng 157 m3/ha
Điều tra trữ lượng rừng tự nhiên để xem xét rừng tăng hay giảm phẩm cấp
Diễn biến tài nguyên rừng và đất rừng đã được điều tra và cập nhật vào cơ sở dữ liệu của Chi cục Kiểm lâm tỉnh Quảng trị.
Từ đó, thống kê được hiện trạng diễn biến rừng và đất rừng năm 2019 như trong bảng 4.4:
Bảng 4.4: Thống kê các lô rừng có diễn biến năm 2019 T
T Tọa độ Tiểu khu Khoảnh Lô Diện tích thay đổi (ha)
Loại đất loại rừng
đầu kỳ
Loại đất loại rừng
cuối kỳ
Lý do Thời gian thay đổi
1 558080-1853920 660 6 6 7,36 RTG DT1 Khai thác rừng Tháng 7/2019
2 557833-1853806 660 6 7 0,79
RTG DT1 Khai thác rừng Tháng 7/2019
3 558062-1852859 669 5 13 1,06 RTG NN Khai thác rừng Tháng 8/2019
4 558156-1852711 669 5
17 1,08 RTG NN Khai thác rừng Tháng 8/2019
5 560409-1854120 661 7 12 1,7 RTG DT1 Khai thác rừng Tháng 7/2019
6 560114-1860010 648 1 4a 0,95 TXP DT1 Phá rừng Tháng 6/2019
7 559698-1859808 648 2 7a 0,83 TXN DT1 Phá rừng Tháng 6/2019
8 559345-1857712 648 3 12a 0,71 TXP DT1 Phá rừng Tháng 6/2019
9 558569-1857969 649 1 2a 0,77 TXP DT1 Phá rừng Tháng 6/2019
10 563147-1856007 648 10 22 21,65 RTG DT1 Khai thác rừng Tháng 5/2019
11 562526-1856549 648 9 4 65,33 RTG DT1 Khai thác rừng Tháng 5/2019
12 563320-1856043 648 10 2 1,11 RTG DT1 Khai thác rừng Tháng 5/2019
T
T Tọa độ Tiểu khu Khoảnh Lô Diện tích thay đổi (ha)
Loại đất loại rừng
đầu kỳ
Loại đất loại rừng
cuối kỳ
Lý do Thời gian thay đổi
13 560261-1854468 661 5 40 2 RTG DT1 Khai thác rừng Tháng 5/2019
14 562309-1853749 664 4 28 38,47 DT1 DTR Trồng rừng Tháng 9/2019
15 562690-1853877 664 3 59 14,37 DT1 DTR Trồng rừng Tháng 9/2019
16 563212-1854150 664 3 58 12,44 DT1 DTR Trồng rừng Tháng 9/2019
17 562100-1853970 664 4 8 6,68 DT1 DTR Trồng rừng Tháng 9/2019
18 553799-1856999 659A 3 4a 30,25 TXB TXG Phẩm cấp 8/2019
19 560446-1851514 664 7 112a 1,49 DT1 DHK Chuyển MĐSD 6/2019
Trong đó: RTG - Rừng trồng; TXP - Rừng thường xanh phục hồi; TXN - Rừng thường xanh nghèo; TXB - Rừng thường xanh trung bình; DT1- Đất trống không có cây gỗ tái sinh; NN - Đất nông nghiệp; DTR - Đất trồng rừng những chưa thành rừng ; DHK - Đất khác trong lâm nghiệp; MĐSD - mục đích sử dụng.
Qua bảng 4.4 cho thấy, trong tổng số 19 lô rừng với tổng cộng 209.04 ha có biến động thì nguyên nhân chủ yếu là do khai thác rừng trồng (9/19) với 102.08 ha và phá rừng tự nhiên trái phép (4/19) với 3.26 ha, Trồng rừng trên diện tich đất trống (4/19) với 71.96 ha, còn lại là chuyển mục đích sử dụng đất (1/19) với 1.49 ha và chuyển phẩm cấp rừng (1/19) với 30.25 ha.
Như vậy nguyên nhân làm giảm diện tích rừng là do khai thác rừng trồng và phá rừng tự nhiên trái phép với 105.34 ha; ngoài ra, nguyên nhân làm tăng diện tích rừng bao gồm: tăng phẩm cấp rừng tự nhiên từ rừng trung bình lên rừng giàu, chuyển mục đích sử dụng đất từ quy hoạch lâm nghiệp sang mục đích khác, tiến hành trồng rừng trên diện tich đất trống với tổng cộng 103.7 ha.
Bản đồ hiện trạng rừng năm 2019 được cập nhật từ các biến động bằng cách đo đếm trực tiếp tại hiện trường, sau đó được chỉnh lý, biên tập trên phần mềm mapinfo và thu được bản đồ hiện trạng rừng xã Hướng Hiệp năm 2019 như hình 4.3.
Hình 4.3: Bản đồ hiện trạng rừng xã Hướng Hiệp năm 2019
Qua bảng 4.5 ta thấy, đất có rừng có diện tích 9.251,27 ha (chiếm 68,88%) chiếm tỷ lệ lớn nhất và đất chưa có rừng có diện tích 4.180,08 ha (chiếm 31,12%). Rừng tự nhiên chiếm 56,28%, trong đó chủ yếu là rừng có trữ lượng trung bình với 2.761,77 ha (chiếm 20,56%), tiếp đến là rừng phục hồi với 3521,42 ha (chiếm 26,22%), rừng trồng là 1591,82 ha (11,85%), rừng nghèo và rừng giàu chiếm tỷ lệ nhỏ với 6,72% (902,14 ha) và 2,79% (374,12 ha). Với đất chưa có rừng, đất trống không có cây gỗ tái sinh chiếm 2.134,02 ha (15,89%), đất trống có cây gỗ tái sinh là 913,85 ha (6,80%), đất có cây nông nghiệp là 705,41 ha (5,25%), đất có rừng trồng là 322,14 ha (2,40%) và đất khác trong Lâm nghiệp là 104,66 ha (0.78%).
Bảng 4.5: Thống kê hiện trạng rừng và đất rừng xã Hướng Hiệp năm 2019
TT Phân loại rừng Tổng diện tích (ha) Tỷ lệ (%)
Tổng 13.431,35 100
A Đất có rừng 9.251,27 68,88
I Rừng tự nhiên 7.559,45 56,28
1 Rừng giàu 374,12 2,79
2 Rừng trung bình 2761,77 20,56
3 Rừng nghèo 902,14 6,72
4 Rừng phục hồi 3521,42 26,22
II Rừng trồng 1591,82 11,85
B Đất chƣa có rừng 4.180,08 31,12
1 Đất có rừng trồng chưa thành rừng 322,14 2,40
2 Đất trống có cây gỗ tái sinh 913,85 6,80
3 Đất trống không có cây gỗ tái sinh 2.134,02 15,89
4 Đất có cây nông nghiệp 705,41 5,25
5 Đất khác trong lâm nghiệp 104,66 0,78
Kết quả trên cho thấy diện tích rừng tự nhiên năm 2019 vẫn chiếm tỷ trọng lớn so với rừng trồng của xã. Tuy nhiên, cần có chính sách khoanh nuôi và bảo vệ phù hợp với diện tích rừng đang phục hồi, rừng nghèo và đất trống có cây gỗ tái sinh hiện có để có thể bảo tồn và phát triển ba loại rừng này
đồng thời nhằm bảo tồn đa dạng sinh học. Ngoài ra, với diện tích đất trống không có cây gỗ tái sinh cần có giải pháp ví dụ trồng rừng và các mục đích khác để phủ xanh đất trống và hạn chế sói mòn đất.