Quan điểm và phương pháp luận nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm lâm học của loài Thông đỏ (Taxus wallichiana Zucc. ) trong các trạng thái thảm thực vật rừng ẩm á nhiệt đới tại Vườn quốc gia BiDoup – Núi Bà, tỉnh Lâm Đồng (Trang 29 - 32)

Chương 2. MỤC TIÊU, GIỚI HẠN, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP 20 NGHIÊN CỨU

2.3. Quan điểm và phương pháp luận nghiên cứu

2.3.1. Quan điểm

Cách tiếp cận phù hợp cho những mục tiêu kinh doanh và phát triển rừng bền vững ở các nước vùng nhiệt đới một cách sáng tạo đó là một nền lâm học gần với tự nhiên. Tiến tới một nền lâm học gần với tự nhiên là một cách tiếp cận khôn ngoan trong quá trình xử lý kinh doanh rừng nói chung và kinh doanh rừng nhiệt đới nói riêng. Theo cách tiếp cận này, kỹ thuật xúc tiến

tái sinh tự nhiên dựa trên những qui luật diễn thế rừng, đặc điểm sinh thái của những loài cây khác nhau phục vụ cho mục tiêu phát triển bền vững. Có nghĩa là tìm hiểu quy luật tái sinh để từ đó đề xuất những kỹ thuật lâm sinh phù hợp gần với qui luật tự nhiên - xét trên góc độ sinh thái học. Lợi dụng môi trường có sẵn, tác động vào môi trường đó, xúc tiến thúc đẩy việc nảy mầm của hạt giống tự nhiên, cải tạo tiểu hoàn cảnh rừng nhằm nâng cao hiệu quả tái sinh tự nhiên. Tất cả những hoạt động này đều là những hoạt động được xây dựng trên một nguyên lý cơ bản là gần với tự nhiên. Hiện nay, vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học trong hệ thống rừng đặc dụng ở Việt Nam có thể nói gói gọn trong ba chữ là: “cấm toàn bộ”. Trong thực tế, những cây quá già cổi, không còn khả năng gieo giống, chiếm một không gian sinh trưởng rất lớn trong rừng nguyên sinh, những cây này ngã đổ thường tạo ra sự hủy diệt cho các cây bên cạnh, sau khi những cây này ngã đổ có một khoảng trống được tạo ra và cây tái sinh ở đây phát triển rất mạnh. Vì vậy, nghiên cứu của chúng tôi sẽ hướng tới biện pháp bảo tồn tối ưu là: khai thác những cây quá già cỗi theo một quy trình chuẩn mà không ảnh hưởng tới những cây xung quanh, tạo điều kiện cho những cây nhỏ hơn, trẻ hơn có điều kiện sinh trưởng tốt.

2.3.2. Phương pháp luận

Rừng là tài nguyên có khả năng tái tạo, sử dụng tài nguyên rừng theo cách duy trì và nâng cao khả năng tái sinh của nó sẽ bảo đảm phát triển rừng lâu dài. Để đạt được yêu cầu này cần chú ý cả số lượng, chất lượng và các biện pháp cần thiết nhằm thực hiện có hiệu quả mục tiêu tái sinh được xác định. Số lượng cây tái sinh được xem xét thông qua các chỉ tiêu như mật độ tái sinh tổng số và mật độ tái sinh có triển vọng, nếu mật độ tái sinh tổng số phản ánh tính bền vững về mặt sinh thái thì mật độ tái sinh có triển vọng thể hiện cả tính bền vững của hệ sinh thái rừng. Chất lượng lớp cây tái sinh bao gồm các yếu tố về thành phần loài cây, nguồn gốc và sự phân bố theo các cấp

kích thước cũng như trên diện tích. Chất lượng cây tái sinh được đánh giá theo hai mặt: khả năng đáp ứng nhu cầu sinh thái và mức độ phù hợp với điều kiện lập địa của lâm phần (khả năng phát huy sức sản xuất của lập địa).

Nguồn gốc của cây tái sinh cũng cần được xem xét, tuỳ theo đặc điểm vật hậu học của từng loài mà có các biện pháp xúc tiến tái sinh khác nhau. Trong hoàn cảnh rừng nguyên sinh khi mà lớp thảm mục quá dày, chế độ ánh sáng đặc trưng, thì khả năng phát triển thành cây tái sinh ưu thế là rất khó khăn.

Cây tái sinh rất dễ nảy mầm trong điều kiện độ ẩm, ánh sáng và nhiệt độ của bề mặt đất rừng (forest floor), nhưng để trở thành cây tái sinh ưu thế là rất khó khăn, những cây này thường gặp phải vấn đề về “bẫy sinh thái” mặc dù bản thân là cây gỗ lớn có rễ cọc, song trong điều kiện thảm mục quá dày hệ rễ thường phát triển sang hai bên, khi cây đủ lớn thì đối mặt với gió và rất dễ bị đỗ ngã. Tỷ lệ, hay mật độ cây tái sinh có triển vọng thường được quan tâm hàng đầu khi đánh giá khả năng phục hồi của rừng, tuy nhiên các chỉ tiêu cụ thể để xác định thế nào là cây có triển vọng cũng tuỳ thuộc rất nhiều vào các yếu tố tự nhiên, đặc điểm từng loài cây…

Tái sinh rừng là một quá trình sinh học mang tính đặc thù của hệ sinh thái rừng, biểu hiện của nó là sự xuất hiện của một thế hệ cây con của những loài cây gỗ ở những nơi còn hoàn cảnh rừng: dưới tán rừng, chỗ trống trong rừng, đất rừn g sau khai thác, đất rừng sau nương rẫy. Vai trò lịch sử của lớp cây con này là thay thế thế hệ cây già cỗi. Vì vậy tái sinh rừng hiểu theo nghĩa hẹp là quá trình phục hồi thành phần cơ bản của rừng, chủ yếu là tầng cây gỗ.

Nghiên cứu tái sinh tự nhiên nhằm cung cấp cơ sở khoa học cho việc đề xuất các biện pháp lâm sinh tác động vào rừng đáp ứng mục tiêu bảo tồn của đơn vị.

Các biện pháp bảo đảm tái sinh tự nhiên là vấn đề sống còn trong bảo tồn Thông đỏ, nội dung bắt buộc trong việc giữ gìn cho muôn đời sau một đặc trưng của cao nguyên Lâm viên. Trong đó việc lựa chọn thời điểm tác động

và kỹ thuật tác động có vai trò quyết định, tuỳ đặc điểm của từng loài và điều kiện tự nhiên vốn có, để tác động các biện pháp kỹ thuật cụ thể.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm lâm học của loài Thông đỏ (Taxus wallichiana Zucc. ) trong các trạng thái thảm thực vật rừng ẩm á nhiệt đới tại Vườn quốc gia BiDoup – Núi Bà, tỉnh Lâm Đồng (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)