Chương 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.2. Đặc trưng lâm học của tầng cây cao nơi có loài Thông đỏ phân bố
4.2.1. Cấu trúc tổ thành
Trong điều tra lâm học, để biểu thị tổ thành rừng người ta thường sử dụng dưới dạng công thức tổ thành. Về bản chất công thức tổ thành có ý nghĩa sinh học sâu sắc, phản ánh mối quan hệ qua lại giữa các loài cây trong một quần xã thực vật và mối quan hệ qua lại giữa quần xã thực vật với điều kiện ngoại cảnh. Đề tài sử dụng chỉ số IV% (Important Value) để biểu thị công thức tổ thành tầng cây gỗ kiểu rừng lùn ở các tiểu khu khác nhau.
Cấu trúc tổ thành được hiểu là sự tổ hợp và mức độ tham gia của các thành phần thực vật trong quần xã, đối tượng là loài cây gỗ ở tầng cây cao. Tổ thành là một trong những chỉ tiêu cấu trúc quan trọng, nó cho biết số loài cây và tỷ lệ của mỗi loài hay một nhóm loài cây nào đó trong lâm phần. Tổ thành còn là chỉ tiêu dùng để đánh giá mức độ đa dạng sinh học, tính ổn định, tính bền vững của hệ sinh thái rừng. Cấu trúc tổ thành của một lâm phần rừng nói lên toàn bộ giá trị của lâm phần.
4.2.1.1. Tổ thành thực vật tại ÔTC 1
Từ số liệu điều tra, tổ thành loài thực vật tại ÔTC 1 được tổng hợp vào bảng sau:
Bảng 4.1: Tổ thành cây gỗ tại ÔTC 1
Tên loài N G N% G% IV%
Thông đỏ 8 2,39 3,29 17,36 13,09 Thông 3 lá 5 2,24 2,06 16,27 12,20 Vối thuốc răng
cưa 19 1,40 7,82 10,19 9,83 Chắp tay tra 2 1,30 0,82 9,43 7,28 Kha thụ nhím 21 0,78 8,64 5,67 6,30 74 loài khác 188 5,65 77,37 41,07 51,30
Trong đó:
Ktn: Kha thụ nhím Vrc: Vối thuốc răng cưa Td: Thông đỏ T3l: Thông ba lá Ctt: Chắp tay tra: Lk: Loài khác Công thức tổ thành theo chỉ số IV% như sau:
13,09 Td + 12,20 T3l + 9,83 Vrc + 0,82 Ctt + 6,30 Ktn + 51,30 Lk Công thức tổ thành cây gỗ ở ÔTC1 có tổng cộng 79 loài xuất hiện, trong đó có 05 loài quan trọng đó là: Thông đỏ (Taxus wallichiana Zucc), Thông 3 lá (Pinus kesiya Royle ex Gordon); Vối thuốc răng cưa (Schima superba Gard. & Champ. in Hook), Chắp tay tra (Exbucklandia populnea (R.
Br. ex Griff.) R. W. Br) và Kha thụ nhím (Castanopsis echinocarpa A. DC.) lớn hơn 5% và tham gia vào công thức tổ thành loài (Chi tiết xem Phụ lục 01).
Tuy nhiên, tổng IV% của 05 loài này không vượt quá 50% cho nên chưa tạo thành ưu thế thực vật tại khu vực ÔTC1. Thông đỏ là loài tham gia trong công thức tổ thành với IV%= 13,09% cho thấy loài này có tầm ảnh hưởng lớn đến cấu trúc tổ thành của quần xã thực vật tại ÔTC 1.
4.2.1.2. Tổ thành thực vật tại ÔTC 2
Từ số liệu điều tra, tổ thành loài thực vật tại ÔTC 2 được tổng hợp vào bảng sau:
Bảng 4.2: Tổ thành cây gỗ tại ÔTC 2
Tên loài N G N% G% IV%
Sồi braian 8 2,39 4,62 22,03 15,78
Dẻ rừng 9 1,36 5,20 12,57 10,42
Thông đỏ 4 1,44 2,31 13,28 10,31 Vối thuốc răng cưa 7 0,57 4,05 5,26 5,11
59 Loài khác 145 5,08 83,82 46,87 58,39
Từ bảng kết quả trên cho thấy: tổ thành tầng cây gỗ tại ÔTC 2 (Chi tiết xem Phụ lục 01), số lượng loài xuất hiện không có sự thay đổi đáng kể so với ÔTC1 (từ 79loài xuống còn 63 loài).
Trong đó:
Dr: Dẻ rừng Sbr: Sồi braian Vrc: Vối thuốc răng cưa Td: Thông đỏ Lk: Loài khác
Công thức tổ thành theo mức độ quan trọng:
15,78 Sbr + 10,42 Dr + 10,31 Td + 5,11 Vrc + 58,39 Lk
Nhìn vào công thức tổ thành viết theo IV% chúng ta có thể thấy được có tổng cộng 04 loài tham gia vào công thức tổ thành với tổng IV% bằng 41,61%, 04 loài này chưa tạo nên ưu thế sinh thái tại ÔTC2 hay tại ÔTC2 chưa hình thành được nhóm loài ưu thế sinh thái. Loài Thông đỏ (Taxus wallichiana Zucc ) có chỉ số IV% = 10,31% cao thứ 3, như vậy đối tượng nghiên cứu một lần nữa đóng vai trò quan trọng trong công thức tổ thành cây gỗ viết theo IV% tại ÔTC 2.
4.2.1.3. Tổ thành thực vật tại ÔTC 3 Kết quả tổ thành thực vật tại ÔTC 3:
Bảng 4.3: Tổ thành cây gỗ tại ÔTC 3
Tên loài N G N% G% IV%
Sồi Braian 3 1,300 1,22 10,90 8,12 Kha thụ nhím 11 0,852 4,47 7,14 6,34
Hà bá 7 0,847 2,85 7,10 6,10
Thông đỏ 4 0,862 1,63 7,22 5,55
Dẻ rừng 7 0,754 2,85 6,32 5,22
60 Loài khác 214 7,31 86,99 61,31 68,67
Trong đó:
Ktn: Kha thụ nhím Hb: Hà bá Dr: Dẻ rừng
Td: Thông đỏ Sbr: Sồi braian Lk: Loài khác Công thức tổ thành theo IV%:
8,12 Sbr + 6,34 Ktn + 6,10 Hb + 5,55 Td + 5,22 Dr + 68,67 Lk
Kết quả cho thấy: tại ÔTC 3 có 05 loài tham gia vào công thức tổ thành với tổng IV% =31,33%, nhóm loài này chưa tạo nên ưu hợp thực vật tại ÔTC3. Thông đỏ một lần nữa tham gia vào công thức tổ thành viết cho IV%, điều này một lần nữa khẳng định khích thước vượt trội của đối tượng nghiên cứu tại quần xã thực vật rừng.
4.2.1.4. Tổ thành thực vật tại 3 ÔTC theo loài
Bảng 4.4: Tổ thành cây gỗ tại 3 ÔTC theo loài
Tên loài N G N% G% IV%
Thông đỏ 16 4,690 2,44 13,07 9,95
Sồi Braian 8 3,147 1,22 8,77 6,62
Kha thụ nhím 36 1,997 5,48 5,56 5,37 Vối thuốc răng cưa 27 1,984 4,11 5,53 5,35 126 Loài khác 570 24,07 86,76 67,07 72,70 Công thức tổ thành theo IV%:
9,95 Td + 6,62 Sbr + 5,37 Ktn + 5,35 Vrc + 72,70 Lk
Tổng hợp tầng cây gỗ của 03 ÔTC có 04 loài tham gia vào công thức tổ thành với tổng mức độ quan trọng là 27,30 vì vậy chưa xuất hiện nhóm ưu hợp thực vật tại khu vực nghiên cứu. Thông đỏ một lần nữa khẳng định tầm quan trọng của đối tượng nghiên cứu trong quần xã thực vật rừng khi có chỉ số IV% cao nhất: 9,95%. Điều này một lần nữa khẳng định tầm quan trọng của loài này trong tổ thành tầng cây cao tại khu vực nghiên cứu.
4.2.1.5. Tổ thành thực vật tại 3 ÔTC theo họ
Tổng hợp kết quả nghiên cứu tại 3 ÔTC theo họ:
Bảng 4.5: Tổ thành thực vật tại 3 ÔTC theo họ
Tên họ N G N% G% IV%
Dẻ 142 11,118 21,61 30,98 27,90 Thông đỏ 16 4,690 2,44 13,07 9,95
Thông 5 2,238 0,76 6,24 4,82 Chè 34 2,174 5,18 6,06 6,02 41 Họ khác 460 15,67 70,02 43,66 51,31
Trạng thái rừng kín thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới tại khu vực nghiên cứu có mức độ đa dạng khá cao về số họ thực vật.
Công thức tổ thành các họ thực vật theo IV%:
27,9 họ Dẻ + 9,95 họ Thông đỏ + 6,62 họ Thông + 5,37 họ Chè + 51,31 họ khác
Nhìn vào công thức tổ thành họ thực vật viết theo IV% ta thấy: có 04 họ tham gia vào công thức tổ thành viết cho họ thực vật với tổng IV% là 48,69%. Tại quần xã thực vật rừng khu vực nghiên cứu chưa xuất hiện nhóm họ ưu hợp. Họ Dẻ vượt trội về chỉ số IV% khi đóng góp đến 142/460 các cá thể đo đếm trên toàn bộ 03 ÔTC, điều này cũng dễ dàng nhận ra sự vượt trọi của họ này ở các trạng thái rừng có độ tàn che chưa đạt mức tối ưu và các loài họ Dẻ là những loài khá ưu sáng. Họ Thông đỏ dù chỉ có một loài nhưng cũng đóng góp đáng kể trong quần xã thực vật rừng khi có tổng IV% tính theo họ thực vật đạt 9,95 %.