Chương 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.3. Nghiên cứu đặc điểm tái sinh tự nhiên
4.3.1. Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc tổ thành cây tái sinh
Từ số liệu thu thập trên 15 ô dạng bản có diện tích:04 m2 phân bố đều ở 03 ô tiêu chuẩn điển hình của các tiểu khu khác nhau của khu vực nghiên cứu.
Đề tài xác định công thức tổ thành cây tái sinh tại các tiểu khu như sau:
Bảng 4.10: Cấu trúc tổ thành cây tái sinh tại ÔTC 1
STT Tên loài N N% K
1 Hồng bì dại 6 11,11 1,11
2 Thông đỏ 6 11,11 1,11
3 Dẻ Poilanei 5 9,26 0,93
4 Lấu Poilanei 5 9,26 0,93
5 Cơm nguội 3 5,56 0,56
6 Đa hương 3 5,56 0,56
7 Sồi Langbiang 3 5,56 0,56
8 Thích núi cao 3 5,56 0,56
9 16 Loài khác 20 37,04 3,70
Tổng cộng 54 100 10
Công thức tổ thành cây tái sinh tại ÔTC 1 viết theo chỉ số K được xác định như sau:
1,11 Hbd + 1,11 Td + 0,93 Dpl + 0,93 Lpl + 0,56 Cn + 0,56 Dhg + 0,56 Slb + 0,56 Tnc + 3,70 Lk
Qua kết quả cho thấy: tại OTC 1 có 08 loài tham gia vào tổ thành cây tái sinh bao gồm: Hồng bì dại (Clausena excavata Burm. F ); Thông đỏ (Taxus wallichiana Zucc); Dẻ Poilanei (Castanopsis poilanei Hickel & A.
Camus); Lấu Poilanei (Psychotria poilanei Pitard); Cơm nguội (Ardisia sp);
Đa hương (Polyosma dolichocarpa Merr.); Sồi Langbiang (Quercus langbianensis Hickel & A. Camus ); Thích núi cao (Acer cambelii Hook. f. &
Thoms ex Hiern )chiếm tỷ lệ 62,96% tổng số cây, trong đó Hồng bì dại và Thông đỏ là 02 loài có tỷ lệ cao nhất và bằng nhau: 11,11 %. Như vậy tại ÔTC này tồn tại nhóm cây tái sinh vượt trội, số loài tham gia công thức tổ thành cây tái sinh khá nhiều.
Như vậy: về mặt số lượng Thông đỏ tái sinh ở ÔTC 1 có thể coi là loài có triển vọng về số lượng cây tái sinh.
Bảng 4.11: Cấu trúc tổ thành cây tái sinh tại ÔTC 2
STT Tên loài N N% K
1 Trâm trắng 6 9,84 0,98
2 Cơm nguội 5 8,20 0,82
3 Kha thụ nhím 5 8,20 0,82
4 Nhót trung bộ 5 8,20 0,82
5 Sơn trà 5 8,20 0,82
6 Mật sa 5 8,20 0,82
7 Bọt ếch lông 4 6,56 0,66
8 17 Loài khác 26 42,62 4,26
Tổng cộng 61 100 10
Công thức tổ thành cây tái sinh tại ÔTC 2 viết theo chỉ số K được xác định như sau:
0,98 Trt + 0,82 Cn + 0,82 Ktn + 0,82 Ntb + 0,82 Str + 0,82 Ms + 0,66 Bel + 4,26 Lk
Tại ÔTC 2 xuất hiện cũng khá nhiều loài tham gia vào tổ thành cây tái sinh ( ít hơn 01 loài so với ÔTC 1) và đạt tỷ lệ 57,37% trong tổng số 27 loài cây tái sinh được ghi nhận. Tại ÔTC này tồn tại nhóm loài cây tái sinh ưu thế đó là các loài: Trâm trắng; Cơm nguội; Kha thụ nhím; Nhót trung bộ; Sơn trà;
Mật sa Bọt ếch lông. Tuy nhiên, loài Thông đỏ vẫn không tham gia vào công thức tổ thành cây tái sinh, chỉ xuất hiện 01 cây con tái sinh và chỉ chiếm tỷ lệ 1,64%. Điều này một lần nữa khẳng định mặc dù tỷ lệ về số lượng cây tái sinh không phải là quá ít song Thông đỏ tái sinh vẫn chưa đảm bảo về mặt số lượng để tham gia vào công thức tổ thành cây tái sinh, dù cho về mặt tổ thành tầng cây gỗ tại ÔTC này: Thông đỏ là loài ưu thế sinh thái.
Bảng 4.12: Cấu trúc tổ thành cây tái sinh tại ÔTC 3
STT Tên loài N N% K
1 Côm cuống dài 5 9,43 0,94
2 Xương gà 5 9,43 0,94
3 Kha thụ nhím 4 7,55 0,75 4 Bọt ếch lông 3 5,66 0,57
5 Cơm nguội 3 5,66 0,57
6 Gội núi 3 5,66 0,57
7 25 Loài khác 30 56,6 5,66
Tổng cộng 53 100 10
Công thức tổ thành cây tái sinh tại ÔTC 3 viết theo chỉ số K được xác định như sau:
0,94 Ccd+ 0,94 Xg+ 0,75 Ktn + 0,57 Bel +0,57 Cn + 0,57 Gn + 5,66 Lk
Tại ÔTC 3 có 6 loài tham gia vào công thức tổ thành cây tái sinh chiếm 43,40% trong tổng số 31 loài được ghi nhận tại các ô dạng bản. Như vậy tại ÔTC này không xuất hiện nhóm loài cây tái sinh ưu thế, loài Thông đỏ tiếp tục không tham gia vào công thức tổ thành cây tái sinh, chỉ xuất hiện 01 cây con tái sinh với tỷ lệ: 1,89%. Điều này một lần nữa khẳng định Thông đỏ tái sinh vẫn không đảm bảo về mặt số lượng để tham gia vào công thức tổ thành cây tái sinh.
Bảng 4.13: Cấu trúc tổ thành cây tái sinh toàn bộ khu vực nghiên cứu
STT Tên loài N N% K
1 Cơm nguội 11 6,55 0,65
2 Kha thụ nhím 11 6,55 0,65 3 52 Loài khác 146 86,90 8,69 Tổng cộng 168 100 10
Công thức tổ thành cây tái sinh toàn bộ khu vực nghiên cứu theo chỉ số K được xác định như sau:
0,65 Cn + 0,65 Ktn + 8,69 Lk
Nhận xét: Toàn bộ khu vực nghiên cứu có 02 loài có ưu thế về số lượng cây tái sinh là: Cơm nguội và Kha thụ nhím. Loài Thông đỏ chiếm tỷ lệ:
4,76% trong tổ thành cây tái sinh. So sánh tỷ lệ giữa cây Thông đỏ lớn và Thông đỏ tái sinh ta thấy: Tỷ lệ cây tái sinh chưa tương xứng với tỷ lệ cây lớn. Trong khi Thông đỏ lớn tham gia vào công thức tổ thành tầng cây gỗ thì Thông đỏ tái sinh không tham gia vào công thức tổ thành cây tái sinh. Điều đó đặt ra một mối lo ngại về khả năng thay thế chức năng của Thông đỏ trưởng thành trong quần xã sinh vật rừng trong tương lai là rất kém.