Chương 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.5. Đề xuất gải pháp bảo tồn và xúc tiến tái sinh loài Thông đỏ
Với những đặc điểm, đặc th lâm học nơi có loài Thông đỏ sinh sống, từ các kết quả nghiên cứu trên có thể đề xuất một một số biện pháp nhằm bảo tồn và xúc tiến tái sinh sau:
-Tiến hành đo đếm và đánh giá khả năng sinh trưởng của loài Thông đỏ theo định kỳ 06 tháng hoặc 01 năm 01 lần. Sau đó so sánh các kết quả thu được nhằm tìm ra công thức điều chỉnh ánh sáng phù hợp nhất cho Thông đỏ tái sinh.
-Tại những khu vực trống trải nhiều cây cỏ bụi có thể phát quang để cho cây con có môi trường thuận lợi để tái sinh.
- Cần tăng cường tuần tra, kiểm tra và kiểm kê rừng thường xuyên nhằm phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các đối tượng khai thác Thông đỏ tái sinh làm cây cảnh.
KẾT LUẬN – TỒN TẠI – KIẾN NGHỊ 1. Kết luận
Tại khu vực nghiên cứu, ta thấy được Thông đỏ đều có mặt trong cấu trúc tổ thành tầng cây gỗ cao, như vậy chứng tỏ Thông đỏ cổ thụ là loài chiếm ưu thế sinh thái.
Mật độ tầng cây gỗ tại khu vực nghiên cứu khá cao đạt 876 cây/ha. Tuy nhiên, số lượng Thông đỏ cổ thụ cũng chiếm số lượng ít so với các loài cây bản địa trong khu vực nghiên cứu: ÔTC1 có 08 cây, ÔTC 2 có 04 cây vả ÔTC 3 có 04 cây. Điều này gây ảnh hưởng đến quá trình tái sinh cây con trong những thế hệ kế cận.
Phần lớn số cây đều tập trung ở cỡ đường kính 6-14 cm. Phân bố N/D có thể nhận thấy, hàm Weibull là hàm mô phỏng tốt phân bố N/D cho những quần xã có sự biến động về đường kính không lớn và có cấu trúc tương đối thuần nhất.
Phân bố số cây theo chiều cao không tuân theo các quy luật phân bố đã được lựa chọn. Điều này có thể được giải thích là do sự chênh lệch giữa các cấp chiều cao là không đáng kể. Điều này có nghĩa là sự phân hóa số cây theo chiều cao không thể hiện trong qui luật kết cấu lâm phần một cách rõ ràng.
Phần lớn các cây gỗ đều có chiều cao tương đối ổn định và hình thành nên một tầng rừng chính.
Tại những khu vực bảo vệ nghiêm ngặt, vùng lõi Vườn quốc gia cần tăng cường công tác tuần tra bảo vệ rừng, không để xảy ra các vụ xâm hại đến Thông đỏ. Khu vực vùng đệm có thể tác động bằng công tác lâm sinh như phát quang cây bụi, mở tán để cung cấp ánh sang, tại điều kiện thuận lợi cho lớp cây con thông đỏ tái sinh phát triển tốt, tích cực tuyên truyền cho người dân trong công tác bảo vệ rừng nói chung và công tác bảo vệ, bảo tần loài Thông đỏ nói riêng.
Số lượng loài cây tái sinh ưu thế tham gia vào cấu trúc tổ thành tại các ÔTC chênh lệch không lớn về số loài, tại ÔTC 1 có 09 loài, ÔTC 2 có 08 loài
và ÔTC 3 có 07 loài. Tuy nhiên loài Thông đỏ có số lượng tái sinh thấp và chỉ tham gia vào cấu trúc tổ thành cây tái sinh tại ÔTC 1 với số lượng 06 cây.
Mật độ tái sinh tại khu vực nghiên cứu khá cao, đạt 28.000 cây/ha. Tuy nhiên, mật độ tái sinh của Thông đỏ trung bình tại khu vực nghiên cứu là 1.333 cây/ha như vậy Thông đỏ là loài có khả năng tái sinh yếu, những cây tái sinh được ghi nhận đều có chiều cao dưới 1m.
Cây con tái sinh tại khu vực nghiên cứu có sự thay đổi theo cấp chiều cao từ thấp lên cao theo các giai đoạn phát triển. Tuy nhiên, sự xuất hiện của cây con Thông đỏ tái sinh là rất ít, gây đe dọa đến tầng lớp cây con kế cận trong tương lai.
Độ tàn che, địa hình và con người có ảnh hưởng lớn đến thế hệ cây tái sinh trong tương lai, độ tàn che cảng nhỏ, địa hình đón nắng, lượng mưa cao tạo điều kiện cho cây con tái sinh thuận lợi, đặc biệt là loài Thông đỏ.
2. Tồn tại
Mặc dù đã đạt được một số kết quả như trên, đề tài còn có những tồn tại sau:
- Đề tài chưa có điều kiện đi sâu nghiên cứu các đặc điểm lý, hoá tính của đất ở các khu vực khác nhau nhằm tìm ra loại đất phù hợp cho đối tượng nghiên cứu.
- Chưa nghiên cứu được ảnh hưởng tổng hợp của các nhân tố sinh thái đến khả năng tái sinh của Thông đỏ.
.3. Kiến nghị
Để có cơ sở bảo tồn và phát triển bền vững, cần có thêm những nghiên cứu về tái sinh cho Thông đỏ như:
- Cần tiếp tục nghiên cứu sâu hơn về các đặc điểm lý hóa của đất nơi Thông đỏ phân bố để tìm ra đặc tính phù hợp nhất cho Thông đỏ phát triển và đực biệt là thế hệ tái sinh phát triển tốt nhất.
- Tuyên truyền cho người dân về giá trị cũng như tầm quan trọng trong công tác bảo tồn và phát triền loài Thông đỏ.