Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm lâm học của loài Thông đỏ (Taxus wallichiana Zucc. ) trong các trạng thái thảm thực vật rừng ẩm á nhiệt đới tại Vườn quốc gia BiDoup – Núi Bà, tỉnh Lâm Đồng (Trang 39 - 43)

Chương 3. ĐIỀU KIỆN CƠ BẢN KHU VỰC NGHIÊN CỨU

3.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1. Khái quát điều kiện tự nhiên

Vườn quốc gia Bidoup-Núi Bà nằm trong hệ thống các VQG Việt Nam được Thủ tướng chính phủ thành lập theo quyết định số 1240/QĐ-Ttg ngày 18 tháng 11 năm 2004. Với vị trí địa lý đặc thù và nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, VQG Bidoup-Núi Bà có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc bảo tồn đa dạng sinh học, phòng hộ đầu nguồn, cung cấp dịch vụ môi trường, phát triển du lịch, bảo vệ an ninh quốc phòng và phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

VQG Bidoup-Núi Bà nằm trên địa giới hành chính 2 huyện Lạc Dương và Đam Rông. Tổng diện tích tự nhiên 70.038,75ha bao gồm: Phần diện tích đất lâm nghiệp: 69.181,28ha (đất có rừng: 61.999,04 ha, đất chưa có rừng:

7.182,24 ha); phần diện tích đất nông nghiệp và đất khác: 857,47 ha.

Diện tích các phân khu chức năng: Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt:

33.582 ha; Phân khu phục hồi sinh thái: 22.854ha; Phân khu Hành chính - Dịch vụ: 8.707,47ha. Ngoài ra, VQG Bidoup – Núi Bà còn được giao quản lý thêm 3.991,275ha do Ban quản lý khu du lịch Đankia - Đà Lạt chuyển sang từ ngày 1/4/2011.

Diện tích vùng đệm của VQG: 39.387 ha.

3.1.2. Vị trí địa lý, địa hình 3.1.2.1. Vị trí địa lý

Vườn quốc gia Bidoup-Núi Bà nằm trong phạm vi 5 xã: xã Lát, xã Đasar, xã Đachais, xã Đưng Knớ và một phần nhỏ phía Tây xã Đạ Tông của huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng.

- Phía Bắc: tiếp giáp với dãy núi Chư Yang Sinh và sông Krông Nô, đây là ranh giới hành chính giữa tỉnh Lâm Đồng và tỉnh Đắc Nông.

- Phía Đông: là ranh giới hành chính giữa tỉnh Lâm Đồng với tỉnh Khánh Hoà và tỉnh Ninh Thuận:

- Phía Tây: tiếp giáp với rừng phòng hộ Sê rê pốk đường ranh là ranh giới tự nhiên vùng đồi núi của dãy Chư Yên Du (2053m), Yo Da Myut (1816m).

- Phía Nam: tiếp giáp với khu rừng phòng hộ đầu nguồn Đa Nhim.

3.1.2.2.Địa hình

Vườn quốc gia Bidoup-Núi Bà nằm trên cao nguyên Lâm Viên, là một trong hai cao nguyên của tỉnh Lâm Đồng, có độ cao trung bình từ 1.500m - 1.800m, thuộc dạng địa hình núi trung bình và núi cao, chia cắt mạnh.

Địa hình thấp dần theo hướng Nam Bắc gồm các đỉnh núi cao, thấp, nhấp nhô, bề mặt địa hình bị chia cắt mạnh. Vì vậy, khi đứng từ sơn nguyên Đà Lạt nhìn lên thấy những khối sừng sững với nhiều đỉnh riêng lẻ. Xét về mặt tổng thể có thể chia địa hình của Vườn quốc gia Bi Doup-Núi Bà thành các khu vực sau:

- Vùng trung tâm: độ cao trung bình từ 1.400 m đến 1.700 m, độ chênh cao tương đối trong khu vực dao động từ 50m đến 100m, với độ dốc 80 đến 150.

- Phía Đông và Nam là những dãy núi cao 1.900 m - 2.200 m chắn với các đỉnh Hòn Giao (2.060 m), Gia Rích (1.922 m), Bi Doup (2.287 m), Lang Biang (2.167 m), vượt qua dãy này là vùng dốc hiểm trở xuống Khánh Hoà, Ninh Thuận và thung lũng sông Đa Nhim, độ chênh cao tương đối giao động từ 300m đến 500m tạo nên các đỉnh cao trên 2.000m như Lang Biang, Bi Doup, Hòn Giao.

- Phía Tây là các đỉnh Chư Yên Du (2.051m), Cổng Trời (1.882 m) che chắn phía Bắc thành phố Đà Lạt, độ chênh cao tương đối dao động từ 150m đến 250m.

3.1.3. Chế độ khí hậu - thủy văn

Khí hậu: Tuy nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa của vùng Đông Nam Bộ và Tây Nguyên, nhưng do các yếu tố vị trí địa lý và địa hình chi phối nên khu vực VQG Bidoup-Núi Bà có chế độ khí hậu mang tính chất á nhiệt đới. Do tác động của độ cao nên nền nhiệt độ thấp, dao động từ 16,50C - 20,50C, quanh năm mát, ẩm. Đây là khu vực có nền nhiệt rất thích hợp cho nghỉ mát, nghỉ dưỡng. Số giờ nắng lớn, tập trung theo mùa là cơ sở thuận lợi cho việc quan sát vẻ đẹp của phong cảnh tự nhiên trong khu vực nghiên cứu.

Thủy văn: VQG Bidoup - Núi Bà là thượng nguồn của một số hệ thống sông lớn, gồm: Sông Đa Dung (Đạ Đờng) thuộc xã Đạ Long (huyện Lạc Dương); Sông Đa Nhim thuộc xã Đạ Chais (Lạc Dương).

Với độ che phủ của rừng trên phạm vi Vườn quốc gia trên 91% diện tích tự nhiên, nhờ các vai trò, chức năng của thảm thực vật rừng là giữ nước, điều tiết dòng chảy, nên các sông suối chảy trong Vườn quốc gia có nước quanh năm và dòng chảy khá điều hoà trong mùa mưa lũ cũng như trong mùa khô. Tại một số điểm trên vành đai cao 2.000 - 2.200 m như Gia Rích, Bi Doup, Chư Yên Du, Cổng Trời có nước quanh năm.

3.1.4. Tài nguyên rừng

VQG Bidoup-Núi Bà có hệ sinh thái rừng rất đa dạng, bao gồm:

Rừng kín thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới núi thấp

Đây là kiểu rừng phổ biến của vùng núi Nam Trường Sơn; có diện tích 22.634 ha, chiếm 34,7% tổng diện tích VQG. Rừng phân bố từ độ cao 1000m trở lên. Trong kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới núi thấp có 02 kiểu phụ rừng đặc trưng:

Kiểu phụ rừng rêu

Từ độ cao 1.900m trở lên, đỉnh Bidoup, Chư Yên Du và giông núi Gia Rích hình thành một kiểu phụ đặc biệt “kiểu phụ rừng rêu”.

Kiểu phụ rừng lùn

Kiểu rừng lùn chiếm một diện tích hẹp ở trên các đỉnh núi Gia rích, Hòn Giao, Núi Bà, có độ cao từ 2.100 m trở lên, độ dốc lớn, đất bị bào mòn, có đá lộ đầu và có gió mạnh.

Kiểu rừng kín hỗn giao cây lá rộng lá kim ẩm á nhiệt đới

Trạng thái này này có diện tích 14.782 ha chiếm 22,7% tổng diện tích VQG, xuất hiện ở độ cao trên 1.000 m trên các sườn dốc và phía Đông núi Gia Rích, Bidoup, Chư Yên Du và Cổng Trời.

Rừng thưa cây lá kim hơi khô á nhiệt đới núi thấp.

Rừng thông ở vùng Bidoup–Núi Bà chủ yếu là Thông ba lá (Pinus kesiya), chúng chiếm ưu thế tuyệt đối, hình thành nên những cánh rừng độc đáo nhất và rộng lớn nhất trong cả nước. Kiểu rừng này trong VQG có diện tích là 20.580 ha, chiếm 31,6% diện tích tự nhiên.

Rừng tre nứa hỗn giao cây lá rộng và rừng tre nứa thuần loài và rừng trồng.

Theo tài liệu điều tra đa dạng sinh học VQG Bidoup – Núi Bà (2009), tài nguyên đa dạng sinh học của VQG Bidoup-Núi Bà bước đầu ghi nhận được: Hệ động, thực vật ở VQG Bidoup - Núi Bà rất đa dạng, phong phú. Kết quả điều tra cho thấy các loài thú gồm: 10 bộ, 24 họ, 75 loài, lớp chim gồm:

15 bộ, 43 họ và 220 loài; có 76 loài lưỡng cư và bò sát; 06 họ và 22 loài cá;

145 loài bướm thuộc 10 họ; Có 9 bộ, 43 họ, 71 giống côn trùng thủy sinh;

VQG Bidoup - Núi Bà có 1.933 loài thực vật có mạch, thuộc 5 ngành, 161 họ và 681 chi. Theo đánh giá của tổ chức Birdlife International VQG Bidoup Núi Bà là một trong 221 khu xem chim quan trọng nhất thế giới. trong đó có 03

vùng chim quan trọng (IBA) là: Cổng Trời, Lang Biang và Bidoup. VQG Bidoup-Núi Bà là khu địa lý cây hạt trần với các loài như: Đỉnh tùng (Cephalotaxus mannii Hook.f.); Bách xanh (Calocedrus macrolepis Kurz); Pơ mu (Fokienia hodginsii (Dumn) A. Henry & H.H. Thomas); Du sam núi đất (Keteleria eveliniana Mast); Thông đà lạt (Pinus dalatensis de Ferre)…

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm lâm học của loài Thông đỏ (Taxus wallichiana Zucc. ) trong các trạng thái thảm thực vật rừng ẩm á nhiệt đới tại Vườn quốc gia BiDoup – Núi Bà, tỉnh Lâm Đồng (Trang 39 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)