- Những yếu tố nào tác động đến hoạt động tín dụng và công tác quản lý rủi ro tín dụng của VCB Thăng Long ?
- Những ƣu điểm, khó khăn còn tồn tại và nguyên nhân trong công tác quản lý rủi ro tín dụng của VCB Thăng Long là gì?
- Các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường công tác quản lý rủi ro tín dụng, giảm tình trạng nợ quá hạn, nợ xấu tại VCB Thăng Long ?
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu
Để đạt mục tiêu nghiên cứu, đề tài tiến hành chọn điểm nghiên cứu là Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Thăng Long. Đây là một trong những Chi nhánh cấp 1 của Vietcombank trên địa bàn Hà Nội, là địa bàn tập trung đông đảo các Ngân hàng trong và ngoài nước nên tính cạnh tranh lớn. VCB Thăng Long đã có hơn 10 năm hoạt động và phát triển nên hoạt động tín dụng của chi nhánh cũng có nhiều biến động do ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường những năm gần đây.
2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu
Thu thập các số liệu thứ cấp: Báo cáo tài chính từ các năm 2012 -2014, báo cáo tổng kết thực hiện nhiệm vụ, kế hoạch và mục tiêu, biện pháp chỉ đạo thực hiện kế hoạch hàng năm, các báo cáo phân loại nợ từ năm 2012 – 2014, một số báo cáo thẩm định và đề xuất giới hạn tín dụng, cơ cấu tổ chức nhân sự, các chính sách, quy định, quy trình của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam…
2.2.3. Phương pháp tổng hợp
Trong hoạt động tín dụng và quản lý tín dụng, phân chia thành nhiều bộ phận, nhiều mảng nghiệp vụ khác nhau, đó là những yếu tố cấu thành giản
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
đơn hơn để nghiên cứu. Từ đó có cái nhìn rõ ràng, mạch lạc hơn về bản chất, chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận, và cái chung phức tạp từ những yếu tố bộ phận ấy.
Từ các thông tin, số liệu của từng bộ phận đã thu thập và phân tích ở trên phải tổng hợp lại, liên kết với nhau tạo thành một hệ thống lý thuyết tổng thể, đầy đủ và sâu sắc về hoạt động tín dụng và công tác quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – CN Thăng Long
2.3. Các chỉ tiêu đo lường rủi ro tín dụng
Tuy rủi ro tín dụng là khách quan song ngân hàng phải quản lí rủi ro tín dụng nhằm hạn chế đến mức thấp nhất các tổn thất có thể xảy ra. Từ những nguyên nhân nảy sinh rủi ro tín dụng, ngân hàng cụ thể hóa thành những dấu hiệu chính phát sinh trong hoạt động tín dụng, phản ánh rủi ro tín dụng:
* Nợ quá hạn:
- Nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dƣ nợ: Nợ quá hạn là khoản nợ mà khách hàng không trả đƣợc khi đã đến hạn thỏa thuận ghi trên hợp đồng tín dụng.
- Nợ khó đòi và tỷ lệ nợ khó đòi trên tổng dƣ nợ: Nợ khó đòi là khoản nợ quá hạn đã qua một thời kì gia hạn nợ.
* Các chỉ tiêu khác: Bên cạnh nợ quá hạn, nhà quản lí ngân hàng còn sử dụng các hình thức đo rủi ro tín dụng khác, gắn liền với chiến lƣợc đa dạng hóa tài sản, lập hồ sơ khách hàng, trích lập quỹ dự phòng, đặt giá đối với các khoản cho vay…
- Các khoản cho vay có vấn đề: Mặc dù chƣa đến hạn và chƣa đƣợc coi là nợ quá hạn song trong quá trình theo dõi, nhân viên ngân hàng nhận thấy nhiều khoản tài trợ đang có dấu hiệu kém lành mạnh, có nguy cơ trở thành nợ quá hạn. Khoản cho vay có vẫn đề đƣợc xây dựng dựa trên quy định của ngân hàng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
- Điểm của khách hàng: Thông qua phân tích tình hình tài chính, năng lực sản xuất kinh doanh, hiệu quả dự án, mối quan hệ và tính sòng phẳng…
ngân hàng lập hồ sơ về khách hàng, xếp loại và cho điểm. Khách hàng loại A hoặc điểm cao, rủi ro tín dụng thấp; khách hàng loại C hoặc điểm thấp, rủi ro cao. Chỉ tiêu này đƣợc xây dựng dựa trên các dấu hiệu rủi ro mà ngân hàng xây dựng. Điểm của ngân hàng cho thấy rủi ro tiềm ẩn.
- Tính kém đa dạng của tín dụng: Đa dạng hóa là biện pháp hạn chế rủi ro. Những thay đổi trong chu kì của người vay là khó tránh khỏi. Nếu ngân hàng tập trung tài trợ cho một nhóm khách hàng, của một ngành, hoặc một vùng hẹp thì rủi ro sẽ cao hơn so với đa dạng hóa.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn