Chương 3: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM
3.3. Tình hình thực hiện công tác quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng
3.3.1. Chính sách tín dụng và quy trình tín dụng của Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam – Chi nhánh Thăng Long
3.3.1.1. Chính sách tín dụng
VCB Thăng Long thực hiện chính sách quản lý rủi ro tín dụng thống nhất trong toàn hệ thống NHNT, bao gồm:
- Giới hạn kiểm soát rủi ro tín dụng: Nhằm đảm bảo tính an toàn trong hoạt động, tuân thủ nghiêm ngặt giới hạn kiểm soát rủi ro tín dụng, trong đó:
+ Tổng dƣ nợ cho vay tối đa hoặc tổng mức bảo lãnh tối đa đối với một khách hàng không vƣợt quá 15% vốn tự có của ngân hàng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
+ Tổng mức bảo lãnh và cho vay 01 khách hàng không vƣợt quá 25%
vốn tự có của ngân hàng.
+ Tổng dƣ nợ cho vay tối đa hoặc tổng mức bảo lãnh tối đa đối với một nhóm khách hàng liên quan không quá 50% vốn tự có của ngân hàng; Tổng mức bảo lãnh và cho vay 01 nhóm khách hàng liên quan không quá 60% vốn tự có của ngân hàng.
+ Tỷ lệ dƣ nợ cho vay 10 khách hàng lớn nhất không quá 30% tổng dƣ nợ tín dụng.
+ Tỷ lệ dƣ nợ cho vay 01 ngành/lĩnh vực không vƣợt quá 10% tổng dƣ nợ. Trường hợp đặc biệt, do diễn biến thực tế của thị trường dư nợ cho vay 01 mặt hàng/lĩnh vực đầu tƣ có thể lên đến 15% so với tổng dƣ nợ song phải đƣợc Hội đồng quản trị phê duyệt.
+ Tỷ lệ nợ xấu tối đa không vƣợt quá 3% tổng dƣ nợ.
+ Tỷ lệ dƣ nợ có tài sản đảm bảo đạt tối thiểu 60% so với tổng dƣ nợ.
- Giới hạn tín dụng đối với một khách hàng là doanh nghiệp của VCB Thăng Long tối đa là 50 tỷ đồng.
- Giới hạn tín dụng đối với 1 dự án đầu tƣ của VCB Thăng Long tối đa là 5 tỷ đồng; Thời hạn cấp tín dụng tối đa là 10 năm.
- Trường hợp khoản tín dụng được cầm cố 100% bằng sổ tiết kiệm của NHNT, trái phiếu Chính phủ, tín phiếu kho bạc, thẩm quyền phê duyệt tín dụng tối đa cho vay thể nhân tại Chi nhánh do Chi nhánh quyết định nhƣng không quá 05 tỷ qui VNĐ/ khách hàng.
- Xác định thẩm quyền phê duyệt tín dụng: thực hiện theo quyết định số 245/QĐ-NHNT.CSTD về ban hành quy định Thẩm quyền phê duyệt tín dụng đối với mỗi chi nhánh đƣợc quy định cụ thể tùy thuộc địa bàn hoạt động và năng lực quản lý đƣợc Tổng Giám đốc NHNT ban hành trong từng thời kỳ (đƣợc nêu chi tiết ở phụ lục)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
+ Hội đồng tín dụng: gồm Ban Giám đốc, Trưởng phòng Khách hàng, Trưởng phòng Quản lý nợ và Trưởng phòng Kế toán , có nhiệm vụ tái thẩm định và ra quyết định đối với những khoản vay từ 25 tỷ đồng đến 50 tỷ đồng, xét duyệt hạn mức tín dụng mỗi khách hàng định kỳ hàng năm;
+ Giám đốc chi nhánh: Phê duyệt tín dụng từ 10 tỷ đến dưới 25 tỷ 3.3.1.2. Cơ cấu tổ chức hoạt động tín dụng tại Vietcombank Thăng Long
Tham gia vào qui trình tín dụng gồm có 2 phòng chức năng: Phòng QHKH và phòng Kế toán – Bộ phận Quản lý nợ cùng Giám đốc và Hội đồng tín dụng.
Sơ đồ 3.3. Mô hình tổ chức tín dụng
(Nguồn: Phòng Quản lý nhân sự - VCB Thăng Long)
Căn cứ vào quyết định số 245/QĐ-NHNT.CSTD ngày 22/07/2008 về ban hành Quy định thẩm quyền phê duyệt tín dụng của Ngân hàng Ngoại thương, VCB Thăng Long có 2 phòng chức năng tham gia vào qui trình tín dụng là Phòng QHKH và Phòng Quản lý nợ cùng Giám đốc và Hội đồng tín dụng.
3.3.1.3. Quy trình tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam Chi nhánh Thăng Long
Hiện nay Ngân hàng VCB Thăng Long đang áp dụng 03 quy trình tín dụng:
- Quy trình tín dụng số 90/QĐ-NHNT.QLTD ngày 26/05/2012 đối với nhóm khách hàng doanh nghiệp
Giám Đốc HĐTD
Phòng QHKH Phòng QLN
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
- Quy trình tín dụng số 36/QĐ-NHNT.QLTD ngày 28/01/2008 đối với nhóm khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs)
- Quy trình tín dụng số 60/QĐ-NHNT.QLTD ngày 26/05/2012 đối với nhóm khách hàng cá nhân
VCB đã có phân định rõ ràng đối với từng đối tƣợng khách hàng, tuy nhiên có thể tóm tắt quy trình quản lý rủi ro tín dụng với các bước như sau:
I - Xác định giới hạn tín dụng I.1. Đề xuất giới hạn tín dụng
TT Các bước công việc Thực hiện
1
- Thu thập thông tin và hồ sơ tài liệu trực tiếp từ khách hàng hoặc từ nguồn khác (nếu có) để làm cơ sở phục vụ công tác phân tích rủi ro.
- Kiểm tra tính đầy đủ, cập nhật của hồ sơ và thông tin liên quan đến khách hàng.
P. QHKH
2 Thẩm định, đánh giá rủi ro tín dụng của khách hàng. P. QHKH 3 Cho điểm và xếp hạng tín nhiệm khách hàng. P. QHKH
4
Trên cơ sở kết quả thẩm định, đánh giá rủi ro tín dụng và kết quả chấm điểm, xếp hạng tín nhiệm khách hàng, nếu nhận thấy có thể thiết lập mới, hoặc tiếp tục quan hệ tín dụng với khách hàng, CB QHKH lập đề xuất GHTD, trong đó phải có ý kiến của cả CB QHKH và TP QHKH
P. QHKH
5
Báo cáo thẩm định và đề xuất GHTD phải:
a) Cung cấp đầy đủ, trung thực và rõ ràng những thông tin P.QHKH tổng hợp đƣợc, tối thiểu gồm những thông tin theo mẫu.
b) Mạch lạc, rõ ràng, không tẩy xóa, phân tích rủi ro trong việc cấp tín dụng đến khách hàng.
c) Cán bộ và TP QHKH phải ký kiểm soát lên tất cả các trang Báo cáo.
d) Kết luận rõ:
• Định hướng quan hệ với khách hàng (thiết lập mới, tăng cường, giảm, duy trì như hiện tại…);
• Trị giá GHTD đề xuất, cơ cấu GHTD theo sản phẩm tín dụng, mức GHTD cam kết với khách hàng;
• Điều kiện sử dụng GHTD (mục đích khi sử dụng, thời hạn hiệu lực của GHTD, điều kiện sử dụng tín dụng, cách thức rút vốn vay, biện pháp bảo đảm …).
P. QHKH
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
6
Hồ sơ liên quan đƣợc tập hợp thành Hồ sơ Báo cáo đề xuất GHTD để trình GĐ xem xét phê duyệt theo thẩm quyền, gồm:
a) 01 bản gốc Báo cáo thẩm định và đề xuất GHTD có đầy đủ chữ ký của CB & TP QHKH;
b) Hồ sơ pháp lý;
c) Báo cáo tài chính;
d) Báo cáo tình hình kinh doanh; Kế hoạch kinh doanh, kế hoạch tài chính (nếu có);
e) Văn bản của khách hàng đề nghị quan hệ tín dụng với NHNT (nếu có);
f) Hồ sơ tài liệu liên quan đến TSBĐ;
g) Các tài liệu phù hợp có liên quan khác;
h) Bảng liệt kê hồ sơ…
P. QHKH
I.2. Phê duyệt giới hạn tín dụng
TT Các bước công việc Thực hiện
1
Căn cứ những nội dung thẩm định và đề xuất GHTD, cấp thẩm quyền xem xét phê duyệt vào Báo cáo thẩm định và đề xuất tín dụng.
GĐ/Cấp thẩm quyền
2
Ý kiến phê duyệt GHTD của cấp phê duyệt phải thể hiện rõ ràng trên Báo cáo thẩm định và đề xuất GHTD, trong đó kết luận rõ đồng ý hoàn toàn / không đồng ý hoặc
đồng ý nhƣng có bổ sung ý kiến.
GĐ/Cấp thẩm quyền
3
Căn cứ ý kiến đồng ý phê duyệt GHTD tại Báo cáo thẩm định và đề xuất GHTD, P.QHKH lập Thông báo phê duyệt GHTD và gửi P.QLN kèm theo tối thiểu các tài liệu sau để lưu giữ và cập nhật thông tin:
• 03 bản gốc Thông báo phê duyệt GHTD (01 bản để P.QLN ký xác nhận và trả lại P.QHKH theo dõi; 01 bản để chuyển sang phòng/bộ phận TTTM nếu GHTD đã xác định đã bao gồm cả giới hạn TTTM );
• Bản gốc Báo cáo thẩm định và đề xuất GHTD của P.
QHKH có ý kiến phê duyệt của GĐ;
• Hồ sơ đề xuất GHTD;
• Danh mục liệt kê hồ sơ tài liệu gửi P.QLN.
P. QHKH
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
I.3. Cập nhật dữ liệu và lưu trữ hồ sơ
TT Các bước công việc Thực hiện
1
Kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ của Báo cáo thẩm định và đề xuất GHTD và bộ hồ sơ phê duyệt GHTD kèm theo do P.
QHKH gửi. Nếu khớp đúng, ký xác nhận 01 bản Thông báo phê duyệt GHTD để trả lại P.QHKH.
P. QLN
2
Căn cứ thông tin nhận đƣợc, P. QLN nhập dữ liệu về GHTD vào hệ thống công nghệ, đảm bảo thông tin nhập vào hệ thống khớp đúng với nội dung tín dụng đã phê duyệt.
P. QLN
3
Ký xác nhận và chuyển 01 bản Thông báo phê duyệt GHTD sang bộ phận TTTM nếu trong GHTD đã xác định có giới hạn TTTM.
4 Lưu giữ và quản lý hồ sơ xác định GHTD do P.QHKH gửi để đảm bảo không bị thất lạc, mất mát hoặc sửa chữa.
P. QLN + P.Ngân quỹ
(nếu có TSĐB) I.4. Rà soát và xác định lại giới hạn tín dụng
Định kỳ hàng năm, Chi nhánh rà soát để xác định lại GHTD cho khách hàng. Các bước rà soát định kỳ và xác định lại GHTD thực hiện như khi xác định GHTD lần đầu.
I.5. Điều chỉnh giới hạn tín dụng
a) P.QHKH có trách nhiệm thường xuyên cập nhật tình hình hoạt động của khách hàng để điều chỉnh kịp thời GHTD nếu cần thiết, đặc biệt trong trường hợp có rủi ro phát sinh ngoài dự kiến.
Trường hợp này, việc phê duyệt nội dung điều chỉnh GHTD được thực hiện nhƣ khi phê duyệt GHTD và trên nguyên tắc: cấp nào phê duyệt lần đầu, cấp đó phê duyệt nội dung sửa đổi.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
b) P.QHKH lập Báo cáo đề xuất điều chỉnh GHTD, trong đó tập trung vào nội dung đề xuất thay đổi và lý do thay đổi.
c) Sau khi đƣợc duyệt, P.QHKH lập Thông báo phê duyệt GHTD để gửi P.QLN.
II - Cấp tín dụng
II.1. Cho vay vốn lưu động và đầu tư dự án
II.1.1. Tiếp nhận yêu cầu vay vốn và đánh giá ban đầu
TT Các bước công việc Thực hiện
1
Khi tiếp nhận yêu cầu vay vốn, CB QHKH xem xét tối thiểu những nội dung sau:
a) Tính đầy đủ và hợp lệ về hình thức bề ngoài của hồ sơ;
b) Thông tin cập nhật về những thay đổi quan trọng của khách hàng so với thời điểm đƣợc xác định GHTD (nếu có);
c) Thông tin liên quan đến nhu cầu tín dụng cụ thể đang đề cập; phương án kinh doanh, nguồn trả nợ, khả năng thực hiện nghĩa vụ cam kết và biện pháp bảo đảm tiền vay;
d) Sự phù hợp của nhu cầu tín dụng đối với chính sách tín dụng, GHTD và các điều kiện đã đƣợc duyệt.
P. QHKH
II.1.2. Thẩm định đề xuất tín dụng
TT Các bước công việc Thực hiện
1
Căn cứ các thông tin thu thập đƣợc để thẩm định rủi ro đối với đề xuất cấp tín dụng của khách hàng. Các nội dung tối thiểu cần thẩm định bao gồm:
a) Sự phù hợp của việc cấp tín dụng với:
• GHTD đã đƣợc duyệt (nếu có);
• Các quy định có liên quan của pháp luật và chính sách quản lý rủi ro hiện hành của NHNT;
b) Tính khả thi, hiệu quả và mức độ rủi ro (nếu có) liên quan đến phương án kinh doanh của khách hàng;
c) Khả năng trả nợ của khách hàng;
d) Biện pháp đảm bảo tín dụng;
P. QHKH
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
2
Lập Báo cáo thẩm định và đề xuất cấp tín dụng với nguyên tắc:
a) Báo cáo thẩm định và đề xuất cấp tín dụng phải có ý kiến của cả CB và TP QHKH;
b) Phản ánh đầy đủ, rõ ràng, trung thực đề nghị cấp tín dụng của khách hàng;
c) Thẩm định rủi ro của khoản tín dụng;
d) Thể hiện mạch lạc, rõ ràng, không tẩy xoá;
e) Kết luận rõ:
• Trị giá cấp tín dụng;
• Phương thức cấp tín dụng;
• Các điều kiện cấp tín dụng khác;
• Biện pháp bảo đảm tín dụng.
P. QHKH
3 Trình cấp đủ thẩm quyền phê duyệt Hồ sơ đề xuất tín
dụng. P. QHKH
II.1.3. Phê duyệt tín dụng
TT Các bước công việc Thực hiện
1
Căn cứ những nội dung thẩm định và đề xuất cho vay, cấp thẩm quyền xem xét phê duyệt vào Báo cáo thẩm định và đề xuất cấp tín dụng, ý kiến phê duyệt tín dụng phải thể hiện rõ ràng trên Báo cáo thẩm định và đề xuất tín dụng, trong đó kết luận rõ đồng ý/không đồng ý/đồng ý nhƣng bổ sung điều kiện đối với ý kiến của P.QHKH.
GĐ/Cấp thẩm quyền
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
II.1.4. Ký Hợp đồng tín dụng, Hợp đồng thế chấp, cầm cố và Hợp đồng liên quan
TT Các bước công việc Thực hiện
1
Căn cứ nội dung tín dụng đã đƣợc duyệt, P.QHKH chọn mẫu Hợp đồng phù hợp để dự thảo Hợp đồng sẽ ký với khách hàng và gửi khách hàng xem xét ký.
P.QHKH chịu trách nhiệm đảm bảo thông tin trên hợp đồng khớp đúng với những thông tin của khoản cấp tín dụng đã đƣợc duyệt.
P. QHKH
2
Tổ chức ký các Hợp đồng với khách hàng theo những nguyên tắc nhƣ sau:
a) Đảm bảo các chữ ký trên các Hợp đồng phải là người đại diện hợp pháp của khách hàng theo quy định của pháp luật;
b) Nội dung Hợp đồng tuân thủ các điều kiện tín dụng đã đƣợc duyệt;
c) Đại diện NHNT ký kết trên các loại Hợp đồng theo quy định phân cấp ủy quyền;
P. QHKH GĐ
3
Đối với các Hợp đồng thế chấp, cầm cố, sau khi đƣợc ký kết và nhận các hồ sơ gốc từ khách hàng, P.QHKH thực hiện đăng ký giao dịch bảo đảm hoặc công chứng/chứng thực theo quy định của pháp luật.
P. QHKH
4
Căn cứ ý kiến phê duyệt tín dụng và Hợp đồng đã ký, P.QHKH lập Thông báo mở Hợp đồng tín dụng . Việc lập Thông báo có thể thực hiện ngay sau khi tín dụng được duyệt hoặc trước khi Khách hàng rút vốn lần đầu.
P. QHKH
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
5
Hồ sơ liên quan sau đó đƣợc gửi đến P.QLN để cập nhật thông tin, quản lý, lưu giữ hồ sơ và giải ngân theo quy định. Hồ sơ tối thiểu bao gồm:
a) 02 bản gốc Thông báo mở Hợp đồng tín dụng, có đủ chữ ký của CB và TP QHKH, trong đó 01 bản để P.QLN ký xác nhận và trả lại P.QHKH theo dõi.
b) Bản gốc Báo cáo thẩm định và đề xuất tín dụng của P.QHKH có ý kiến phê duyệt của GĐ;
c) Bản gốc văn bản đề nghị vay vốn của khách hàng;
d) 02 bản gốc Hợp đồng tín dụng đã có đầy đủ chữ ký, dấu của các bên;
e) Hồ sơ tài sản thế chấp, cầm cố:
• 01 bản gốc Hợp đồng thế chấp, cầm cố;
• Các loại giấy tờ chứng minh quyền sở hữu của khách hàng đối với TSBĐ có liên quan theo quy định hiện hành của NHNT;
• 01 bản gốc Biên bản giao nhận hồ sơ TSBĐ giữa khách hàng và đại diện ngân hàng; giấy tờ có giá nhận cầm cố; các giấy tờ liên quan khác đến TSBĐ;
f) Danh mục liệt kê hồ sơ gửi kèm
CB QHKH
II.1.5. Nhập dữ liệu trên hệ thống công nghệ thông tin và lưu trữ hồ sơ
TT Các bước công việc Thực hiện
1
Kiểm tra hồ sơ do P.QHKH chuyển sang:
a) Kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ;
b) Kiểm tra tính khớp đúng của thông tin trong Thông báo mở hợp đồng tín dụng với nội dung tín dụng đƣợc phê duyệt. Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, thông tin khớp đúng, CB QLN ký xác nhận 01 bản gốc Thông báo mở hợp đồng tín dụng gửi lại P.QHKH.
CB QLN
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
2
CB QLN mở Hợp đồng tín dụng trên hệ thống công nghệ để TP QLN kiểm soát, đảm bảo nội dung thông tin nhập vào hệ thống khớp đúng với nội dung tín dụng đã phê duyệt.
P. QLN
3
Gửi bản gốc các giấy tờ cần thiết đến bộ phận Kế toán hạch toán hoặc Kho quỹ để lưu, đảm bảo tuân thủ các yêu cầu về quy chế lưu giữ chứng từ theo quy định hiện hành (kèm theo bản Liệt kê hồ sơ).
P. QLN
4
Gửi bộ phận quản lý tài khoản của khách hàng (Kế toán giao dịch) 01 bản gốc Hợp đồng tín dụng;
5
Gửi bộ phận kho quỹ để lưu giữ an toàn giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp / cầm cố nhƣ bản gốc Hợp đồng thế chấp, cầm cố; các loại giấy tờ chứng minh quyền sở hữu của khách hàng đối với TSBĐ có liên quan và bản gốc Biên bản giao nhận hồ sơ TSBĐ giữa khách hàng và NHNT;
P.QLN + P.KQ
6 Các hồ sơ còn lại P.QLN quản lý.
II.1.6. Rút vốn vay
TT Các bước công việc Thực hiện
1
Tiếp nhận hồ sơ rút vốn vay. Hồ sơ tối thiểu gồm:
a) 03 bản gốc Giấy nhận nợ
b) Giấy tờ chứng minh mục đích sử dụng vốn vay liên quan đến lần giải ngân nhƣ Hợp đồng kinh tế, Hoá đơn chứng từ;
c) Uỷ nhiệm chi hoặc giấy rút tiền mặt.
P. QLN P. QHKH P. Giao dịch