Thực trạng rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu Tăng Cường Quản Lý Rủi Ro Tín Dụng Tại Ngân Hàng (Trang 50 - 53)

Chương 3: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM

3.2. Thực trạng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Thăng Long

3.2.3. Thực trạng rủi ro tín dụng

Nhìn vào bảng số liệu cơ cấu cho vay ở trên có thể thấy những rủi ro tiềm ẩn trong hoạt động tín dụng của VCB Thăng Long:

- Tín dụng trung và dài hạn có xu hướng tăng dần qua các năm, trong khi đó cơ cấu vốn huy động tại ngân hàng lại chủ yếu là nguồn vốn ngắn hạn.

- Tín dụng tập trung vào một số các khách hàng lớn là doanh nghiệp nhà nước và tập trung vào các lĩnh vực chính là bất động sản,vật liệu xây dựng và các công ty cầu đường

- Tuy dƣ nợ tín dụng có đảm bảo bằng TSĐB chiếm tỉ trọng lớn nhƣng TSBĐ chủ yếu là đất đai và tài sản gắn liền trên đất. Những tài sản này có giá cả luôn biến động, cùng những khó khăn trong quá trình xử lý, thu hồi nợ nên nguy cơ rủi ro vẫn rất là cao.

Nhìn chung, cơ cấu cho vay hiện nay rõ ràng còn có những điểm chƣa hợp lý. Thực tế cho thấy cơ cấu tín dụng này làm cho ngân hàng phụ thuộc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

vào một số khách hàng có dƣ nợ tín dụng lớn. Rủi ro tín dụng của ngân hàng tập trung quá nhiều vào nhóm nhỏ khách hàng, khi nhóm khách hàng này xảy ra rủi ro tín dụng thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả hoạt động chung của ngân hàng. Vì vậy trong thời gian tới cần tiếp tục tập trung mở rộng tỷ lệ cho vay, cung ứng dịch vụ với đối tƣợng khách hàng vừa và nhỏ, khách hàng thể nhân để san sẻ rủi ro, ổn định chất lƣợng tín dụng.

3.2.3.2. Nợ quá hạn

Dù đã đạt đƣợc những kết quả đáng khích lệ trong hoạt động tín dụng, nhƣng trên thực tế, vấn đề nợ quá hạn cũng là một vấn đề mà VCB Thăng Long cần phải quan tâm vì đây là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

Bảng 3.5: Tình hình nợ quá hạn

ĐVT: tỷ đồng

Năm 2012 2013 2014

Dƣ nợ quá hạn 176,28 280,49 262,88

Tổng dƣ nợ 4.520 5.968 7.511

Tỷ lệ nợ quá hạn 3,9% 4,7% 3,5%

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh VCB Thăng Long các năm 2012, 2013, 2014)

Trong 3 năm qua, tỷ lệ nợ quá hạn của VCB Thăng Long liên tục ở mức khá cao. Tuy nhiên phần lớn khách hàng có nợ quá hạn đƣợc xếp hạng tín dụng ở mức BB, B là rủi ro trung bình chứ chƣa phải là nợ xấu nhƣng đây là dấu hiệu tiềm ẩn nhiều rủi ro. Năm 2013 tỷ lệ nợ quá hạn là 4.7% tăng 0.8% so với năm 2012, nguyên nhân do những khoản nợ của một số doanh nghiệp lớn trong linh vực bất động sản và vật liệu xây dựng. Năm 2013 tỷ lệ này đã giảm xuống 1.2% chỉ còn 3.5%, vẫn ở mức khá cao nhƣng đây là dấu hiệu cho thấy VCB Thăng Long đã có bước đầu xử lý những khoản nợ quá hạn này.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

3.2.3.3. Tình hình nợ xấu

Bảng 3.6: Phân loại nợ

ĐVT: tỷ đồng

Năm 2012 2013 2014

Nhóm 1 4.012,5 4.830,8 6.484

Nhóm 2 403,5 1.017,79 913,58

Nhóm 3 76 81 62

Nhóm 4 25 34 49

Nhóm 5 2,96 4,4 2,4

Tổng dƣ nợ 4.520 5.968 7.511

Tỷ lệ nợ nhóm 1/Tổng dƣ nợ 88,8% 80,95% 86,33%

Tỷ lệ nợ nhóm 2/Tổng dƣ nợ 8,93% 17,05% 12,2%

Tỷ lệ nợ xấu/Tổng dƣ nợ 2,3% 2,0% 1,51%

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh VCB Thăng Long các năm 2012, 2013, 2014)

Tỷ lệ nợ xấu qua 3 năm của VCB Thăng Long tuy có giảm nhƣng vẫn ở mức gần với giới hạn quy định của NHNN là 3,5%.

Nhìn vào bảng số liệu trên có thể thấy thời điểm đến cuối năm 2014 các khoản nợ rủi ro thấp chiểm tỷ lệ khá cao 86,33%, các khoản nợ rủi ro trung bình là 12,2% (giảm 4,85% so với năm 2013) và các khoản nợ xấu có tỷ lệ là 12,2% trên tổng dƣ nợ.

Năm 2014, nợ xấu tại chi nhánh tập trung vào 08 khách hàng, trong đó: doanh nghiệp nhà nước (chủ yếu là khối xây dựng giao thông, bất động sản và sản xuất vật liệu xây dựng) có 03 khách hàng với tổng dƣ nợ lên đến 103,2 tỷ đồng, chiếm khoảng 91%/tổng dƣ nợ xấu; doanh nghiệp tƣ nhân 05 khách hàng với tổng dƣ nợ 10,2 tỷ đồng, chiếm khoảng 9%/tổng dƣ nợ xấu.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

3.2.3.4. Tình hình trích lập dự phòng rủi ro

Bảng 3.7: Tình hình trích lập dự phòng rủi ro

ĐVT: tỷ đồng

Năm 2012 2013 2014

Tổng dƣ nợ 4.520 5.968 7.511

Trích lập dự phòng rủi ro 50,835 88,5 85

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh VCB Thăng Long các năm 2012, 2013, 2014)

Trong 3 năm tỷ lệ dự phòng nhìn chung là tăng, đến năm 2014 tỷ lệ này có giảm nhẹ so với năm 2013. Điều này cho thấy chi phí rủi ro tín dụng của VCB Thăng Long có giảm và năng lực để bù đắp các khoản nợ xấu có dấu hiệu tốt hơn. Tuy nhiên các chỉ số này chỉ giảm ở mức rất nhẹ không đáng kể và không tốt hơn một số ngân hàng trên cùng địa bàn.

Bên cạnh đó việc cập nhật giá trị của Tài sản bảo đảm đƣa vào tính trích lập dự phòng chưa được thực hiện thường xuyên và kịp thời nên không đảm bảo tính chính xác của số tiền trích lập dự phòng cụ thể, ảnh hưởng đến khả năng phòng ngừa rủi ro của ngân hàng

Một phần của tài liệu Tăng Cường Quản Lý Rủi Ro Tín Dụng Tại Ngân Hàng (Trang 50 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)