Một số kiến nghị nhằm tăng cường công tác quản lý rủi ro tín dung

Một phần của tài liệu Tăng Cường Quản Lý Rủi Ro Tín Dụng Tại Ngân Hàng (Trang 103 - 107)

Chương 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ RỦI

4.3. Một số kiến nghị nhằm tăng cường công tác quản lý rủi ro tín dung

Ngân hàng Nhà nước là một định chế tài chính hỗn hợp vừa mang tính chất là cơ quan quản lí nhà nước, vừa mang tính chất doanh nghiệp nên sự quản lý của ngân hàng Nhà nước với hoạt động của ngân hàng thương mại là hết sức quan trọng.Sự quản lý đó đƣợc thực hiện nhƣ sau:

- Ngân hàng nhà nước cần thực hiện việc thanh tra thường xuyên hoạt động của ngân hàng thương mại thông qua việc thực hiện các cuộc kiểm tra, phúc tra trong việc chấp hành luật lệ về tiền tệ và hoạt động ngân hàng, việc thực hiện các quy định trong giấy phép hoạt động ngân hàng đối với các tổ chức cá nhân là đối tượng của thanh tra ngân hàng. Tăng cường hiệu quả

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

thanh tra kiểm soát hoạt động tín dụng tại các NHTM nhằm hạn chế, phòng ngừa rủi ro tín dụng. Hoàn thiện mô hình tổ chức bộ máy thanh tra ngân hàng theo ngành dọc từ trung ương xuống cơ sở và có sự độc lập tương đối về điều hành và hoạt động nghiệp vụ trong tổ chức bộ máy của NHNN; ứng dụng những nguyên tắc cơ bản về giám sát hiệu quả họat động Ngân hàng của ủy ban Basel, tuân thủ những quy tắc thận trọng trong công tác thanh tra.

- Phối hợp với các đơn vị liên quan thường xuyên tổ chức các khoá đào tạo và bồi dưỡng kiến thức cập nhật để nâng cao năng lực đánh giá, đo lường, phân tích, kiểm soát rủi ro tín dụng cho các cán bộ tín dụng.

- Tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý và đẩy mạnh việc sử dụng các giấy tờ có giá như thương phiếu, chứng chỉ tiền gửi và các loại hối phiếu, kỳ phiếu của các NHTM.

- Xây dựng hệ thống và các biện pháp kiểm soát luồng vốn quốc tế và nợ nước ngoài, trong đó tập trung vào cơ chế giám sát cho vay và vay bằng ngoại tệ của các NHTM để tránh rủi ro về tỷ giá, ngoại hối kỳ hạn, qua đó có những cảnh báo sớm cho các NHTM.

4.3.2. Kiến nghị đối với Chính Phủ

Chính phủ có vai trò quyết định trong việc đảm bảo cho các định hướng về hoạt động phòng ngừa rủi ro đƣợc thực hiện trong hoạt động của ngân hàng thương mại. Các giải pháp từ đó vừa đóng vai trò là các giải pháp tổng thể tạo dựng khuôn khổ vững chắc và lâu dài cho thực thi phòng ngừa hạn chế rủi ro vừa chỉ ra những giải pháp trong những giai đoạn hoạt động của ngân hàng gặp phải rủi ro. Một số kiến nghị cụ thể đối với Chính Phủ để đảm bảo công tác quản lý rủi ro tín dụng trong ngân hàng là:

- Tiếp tục đƣa ra các giải pháp nhằm tập trung thúc đẩy hoạt động đầu tư, củng cố và phát triển hệ thống tài chính, thị trường chứng khoán và hệ thống ngân hàng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

- Hoàn thiện khung pháp lý buộc các doanh nghiệp phải có các báo cáo tài chính trung thực và chính xác, giúp các ngân hàng dễ dàng hơn trong việc đánh giá và thẩm định khách hàng từ đó giảm thiểu khả năng gặp phải rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngân hàng.

- Nâng cao đủ mạnh tính độc lập cũng như tăng cường quyền hạn quản lý nhà nước về hoạt động tiền tệ cho Ngân hàng Nhà nước.

- Cải thiện môi trường thu hút đầu tư, bao gồm cả đầu tư nước ngoài vào nền kinh tế nói chung và khu vực ngân hàng nói riêng sao cho phát triển phù hợp với cơ sở hạ tầng tài chính trong nước.

4.3.3. Kiến nghị với Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam

Để tạo điều kiện cho Chi nhánh thực hiện tốt công tác nhằm hạn chế rủi ro tín dụng thì:

- Từng bước tiêu chuẩn hóa cán bộ Ngân hàng trước hết là cán bộ tín dụng và cán bộ lãnh đạo điều hành trực tiếp các chi nhánh.

- Cán bộ tín dụng và các cán bộ lãnh đạo cũng có tƣ duy mới, nâng cao năng lực của mình để điều hành Ngân hàng đƣợc tốt hơn.

- Thực hiện hoàn thiện qui chế quản lý rủi ro: Chú trọng việc phân tích nợ vay, nợ quá hạn, tài chính của khách hàng.

- Nâng cao chất lƣợng của hệ thống thông tin phòng ngừa rủi ro gồm:

Thu nhập đầy đủ thông tin pháp lý, dƣ nợ của toàn khách hàng, khai thác các nguồn tin về kinh tế, thương mại khác phục vụ cho công tác thẩm định dự án.

- Xây dựng hệ thống đo lường rủi ro tín dụng của trung tâm phòng ngừa và xử lý rủi ro.

- Phải có kế hoạch giao chỉ tiêu và phân công cụ thể đến từng đơn vị cá nhân, kiên quyết thu hồi nợ sau khi xử lý rủi ro, vấn đề này phải đƣợc đƣa vào kế hoạch hàng năm.

- Đối với những khoản nợ thuộc nguồn vốn dự án đã chuyển sang nợ vay bằng nguồn vốn kinh doanh thông thường thì quỹ rủi ro đã trích của dự án

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

đƣợc bù trừ sau khi tính toán số rủi ro phải trích theo quy định đối với khoản vay thông thường.

- Ngân hàng cần qui định chính sách cụ thể đối với người vay trong trường hợp có biến động lãi suất để hạn chế rủi ro.

Lãi suất biến động sẽ kéo theo sự biến động về nhu cầu vay vốn. Nếu lãi suất cho vay tăng thì nhu cầu vay vốn giảm và ngƣợc lại. Do vậy Ngân hàng cần thiết phải có qui định chính sách cụ thể đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của người đi vay khi lãi suất có biến động

Đồng thời, Ngân hàng cần chủ động lập chương trình kế hoạch và đầu tư thích đáng để tăng cường đào tạo một cách toàn diện cho đội ngũ cán bộ trong hệ thống. Ngoài ra, cần có chính sách đãi ngộ hợp lý đối với đội ngũ cán bộ làm công tác tín dụng như trang bị phương tiện làm việc, qui định phụ cấp trách nhiệm trong lương, chế độ công tác phí...

- Xem xét việc cơ cấu lại bộ phận kiểm tra giám sát tuân thủ tại chi nhánh sẽ tập trung quản lý trên Hội sở chính nhằm đảm bảo tính độc lập của bộ phần này.

Thực hiện tốt những biện pháp trên, Ngân hàng Vietcombank sẽ xây dựng đƣợc đội ngũ cán bộ vững vàng về nghiệp vụ, tâm huyết với nghề nghiệp, tạo điều kiện nâng cao chất lƣợng hoạt động kinh doanh, tín dụng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

Một phần của tài liệu Tăng Cường Quản Lý Rủi Ro Tín Dụng Tại Ngân Hàng (Trang 103 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)