Chương 3: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM
3.2. Thực trạng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Thăng Long
3.2.2. Hoạt động tín dụng
3.2.2.1. Cơ cấu dư nợ cho vay theo thời hạn cho vay
Bảng 3.2: Cơ cấu dƣ nợ cho vay theo thời hạn cho vay
ĐVT: tỷ đồng
Năm 2012 2013 2014
Ngắn hạn 2.712 2.874 3.005
Trung dài hạn 1.808 3.094 4.506
Tổng dƣ nợ 4.520 5.968 7.511
Tỷ lệ CV NH/Tổng dƣ nợ 60% 48% 40%
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh VCB Thăng Long các năm 2012, 2013, 2014)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
Tỷ lệ cho vay ngắn hạn của VCB Thăng Long có xu hướng giảm: năm 2012 cho vay ngắn hạn chiếm 60% tổng dƣ nợ thì đến năm 2014 tỷ lệ này là 40%. Nhìn chung, việc cho vay ngắn hạn, đặc biệt cho vay hạn mức, giúp cho ngân hàng có thể kiểm soát đƣợc luồng tiền của doanh nghiệp, và thuận lợi hơn trong việc phát hiện các rủi ro và rút vốn khỏi doanh nghiệp. Tuy nhiên nếu tỷ lệ cho vay ngắn hạn quá cao làm cho dƣ nợ tín dụng của ngân hàng không ổn định do phụ thuộc vào nhu cầu vốn vay của doanh nghiệp theo mùa vụ, đặc biệt là vào các thời điểm cuối năm, cuối quý. Điều đó sẽ ảnh hưởng đến kế hoạch sử dụng vốn, kế hoạch tín dụng của ngân hàng, gây áp lực lên chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng, tìm kiếm khách hàng.
3.2.2.2. Cơ cấu dư nợ cho vay theo loại tiền
Bảng 3.3: Cơ cấu dƣ nợ cho vay theo loại tiền
ĐVT: tỷ đồng
Năm 2012 2013 2014
VND 3.833 5.073 6.235
USD (quy VND) 687 895 1.276
Tổng dƣ nợ 4.520 5.968 7.511
Tỷ lệ CV USD/Tổng dƣ nợ 15% 14% 17%
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh VCB Thăng Long các năm 2012, 2013, 2014)
Hiện nay trong cơ cấu dƣ nợ cho vay của VCB Thăng Long, tỷ lệ dƣ nợ của các doanh nghiệp có nguồn doanh thu xuất khẩu bằng USD khá thấp.
Điều đó có thể thấy nguồn ngoại tệ hiện nay từ các doanh nghiệp có dƣ nợ tín dụng bán cho ngân hàng là không cao. Trong thời gian tới, để tăng thu hút
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
nguồn ngoại tệ cho ngân hàng, cần phải tăng tỷ lệ cho vay đối với các doanh nghiệp có nguồn thu xuất khẩu bằng USD.
Trong thẩm định và quyết định cho vay cần hạn chế và xác định tỷ lệ nhất định cho vay USD đối với doanh nghiệp không tự cân đối đƣợc ngoại tệ.
Thực tế cho thấy ngân hàng không thể đáp ứng đƣợc hết nhu cầu ngoại tệ của khách hàng, vì vậy cho vay quá nhiều USD với doanh nghiệp không có doanh thu bằng USD có thể dẫn đến nợ quá hạn do không đủ nguồn USD bán cho doanh nghiệp để trả nợ.
3.2.2.3. Cơ cấu dư nợ cho vay theo đối tượng
Bảng 3.4: Cơ cấu dƣ nợ cho vay theo đối tƣợng
ĐVT: tỷ đồng
Năm 2012 2013 2014
KHDN bán buôn 2.892 3.170 3.584
SMEs 994 1.724 2.726
Thể nhân 634 1.074 1.201
Tổng dƣ nợ 4.520 5.968 7.511
Tỷ lệ CV bán lẻ/Tổng dƣ nợ 36% 47% 53%
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh VCB Thăng Long các năm 2012, 2013, 2014)
Trước đây, NHNT với đặc trưng là một ngân hàng chuyên bán buôn nên đối tƣợng phục vụ chính của VCB Thăng Long là khách hàng doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp lớn, tập trung vào các lĩnh vực nhƣ xây dựng cầu đường, vật liệu xây dựng, bất động sản. Do thị trường các nghành này những năm trở lại đây gặp nhiều khó khăn khiến các doanh nghiệp này không thể trả nợ ngân hàng, các khoản vay trở thành nợ xấu. Những năm gần đây, chính sách của VCB Thăng Long đã có một sự thay đổi nhằm mở rộng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
khai thác thị trường bán lẻ đầy tiềm năng phát triển, tăng cường mở rộng cung ứng dịch vụ, tín dụng cho khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ, khách hàng cá nhân. Trên cơ sở bám sát chủ trương định hướng lại chính sách tín dụng của NHNT theo hướng tập trung mở rộng đầu tư cho khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, các doanh nghiệp vừa và nhỏ, giảm dần tỷ trọng đầu tư cho các doanh nghiệp nhà nước, cùng với tình hình thực tế tại địa bàn và tại chi nhánh; VCB Thăng Long đã chủ trương dịch chuyển đầu tư sang nhóm các doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các khu công nghiệp, khu chế xuất…, hạn chế cho vay các doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả.
Tại chi nhánh, việc mở rộng cung ứng dịch vụ, tín dụng cho thị trường bán lẻ đã có những chuyển biến rõ rệt, tỷ lệ dƣ nợ theo đối tƣợng khách hàng này nhìn chung tăng lên, chiếm 53% tổng dƣ nợ, tăng 17% so với năm 2012.