Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG
1.2. Nguyên nhân rủi ro tín dụng và biện pháp phòng ngừa, hạn chế
1.2.2. Biện pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng
1.2.2.1. Xây dựng các nguyên tắc và điều kiện đảm bảo tín dụng
Đây là biện pháp phòng ngừa đầu tiên của ngân hàng khi xét cấp tín dụng cho khách hàng.
a. Nguyên tắc tín dụng Có 3 nguyên tắc cơ bản sau:
+ Vốn vay phải đƣợc sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả kinh tế.
+ Tiền vay phải đƣợc hoàn trả cả gốc và lãi đầy đủ và đúng hạn quy định.
+ Tiền vay phải luôn có giá trị vật tƣ, hàng hoá làm đảm bảo.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
b. Điều kiện tín dụng
- Điều kiện pháp lý: Khách hàng là doanh nghiệp thì phải có tƣ cách pháp nhân, nếu là cá nhân thì phải có đủ năng lực hành vi pháp luật.
- Các điều kiện khác: Doanh nghiệp sản xuất có lãi không có nợ quá hạn trên 3 tháng, người vay phải có tài sản đảm bảo hoặc người thứ ba bảo lãnh và người bảo lãnh phải có tài sản thế chấp thay người vay...
Những nguyên tắc trên đòi hỏi ngân hàng phải thiết lập cho mình các qui tắc nhất định khách hàng phải tuân thủ khi muốn vay vốn. Các qui tắc này phải dựa trên qui định của luật pháp, của ngành và phù hợp với đặc điểm môi trường ngân hàng đang kinh doanh. Những qui tắc nghiệp vụ như vậy không những mang lại lợi ích cho cả ngân hàng và khách hàng về mặt thời gian và chi phí mà còn cho phép loại trừ các hành vi và giao dịch lừa đảo, gian lận...
1.2.2.2. Xây dựng chính sách tín dụng hợp lý
Chính sách tín dụng của ngân hàng là một hệ thống các biện pháp nhằm mở rộng hay thu hẹp hoạt động cho vay của một ngân hàng, nhằm các mục tiêu chủ yếu là lợi nhuận cao, sự an toàn và lành mạnh. Đây là cơ sở quản lý cho vay, đảm bảo hiệu quả vốn tín dụng, chính sách cho vay cần quy định cụ thể trong việc xem xét các loại khách hàng có thể cho vay, tiêu chuẩn ngân hàng có thể cho vay. Chính sách tín dụng là kim chỉ nam bảo đảm cho hoạt động tín dụng đi đúng quỹ đạo. "Cơ cấu và chất lượng tín dụng của một ngân hàng phản ánh chính sách tín dụng của ngân hàng đó".
Nếu một ngân hàng quá quan tâm đến chính sách tăng trưởng tín dụng thì rủi ro tín dụng sẽ cao vì khi đó mục tiêu an toàn tín dụng không đƣợc đặt lên hàng đầu, vì mục tiêu tăng trưởng tín dụng sẽ nới lỏng điều kiện vay vốn, việc lựa chọn khách hàng không chặt chẽ. Ngƣợc lại với chính sách tín dụng thắt chặt thì việc lựa chọn khách hàng sẽ khắt khe và chỉ cho vay các khoản tín dụng an toàn, đảm bảo chắc chắn.
Thông qua chính sách tín dụng, các ngân hàng cũng định hướng cho mình lĩnh vực khuyến khích cho vay và lĩnh vực hạn chế cho vay đồng thời xây dựng cơ cấu dƣ nợ một cách hợp lý để phát triển bền vững.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
1.2.2.3. Thực hiện đúng quy trình quản lý tín dụng
Thực hiện đúng các quy trình tín dụng, đủ các bước trong quy trình sẽ giảm đƣợc các rủi ro về đạo đức, hạn chế tổn thất khi rủi ro xảy ra. Việc thực hiện đúng quy trình cho vay các bộ tín dụng sẽ đánh giá đƣợc khả năng xảy ra rủi ro của khách hàng và khoản vay đó và có biện pháp để lường trước khi rủi ro xảy ra.
1.2.2.4. Phân tích tín dụng và đánh giá khả năng xảy ra rủi ro của mỗi khoản vay trước khi ra quyết định cho vay
Do tín dụng và rủi ro luôn đồng hành, ta không thể tách rời chúng ra đƣợc. Vì vậy để giảm khả năng rủi ro ta cần phân tích các khả năng rủi ro có thể xảy ra đối với mỗi khoản vay nâng cao chất lƣợng thẩm định và từ đó đề ra các biện pháp phòng ngừa để giảm tổn thất nếu rủi ro xảy ra.
1.2.2.5. Thường xuyên đánh giá phân loại tín dụng, xếp loại khách hàng
Phân loại tín dụng là quá trình xác định cấp độ rủi ro tín dụng theo một tiêu thức nhất định.
Thông qua việc phân loại tín dụng ngân hàng đánh giá đƣợc các khoản tín dụng đạt tiêu chuẩn, có khả năng trả nợ, các khoản tín dụng cần đƣợc theo dõi, là các khoản tín dụng chứa đựng tiềm ẩn rủi ro, cần đƣợc giám sát. Các khoản tín dụng không đạt tiêu chuẩn: là những khoản tín dụng chắc chắn chứa đựng rủi ro ảnh hưởng đến khả năng thu hồi vốn của ngân hàng. Các khoản tín dụng khó thu hồi, các khoản tín dụng thua lỗ, mất mát.
Xếp loại khách hàng: thông qua tiêu thức xếp loại khách hàng, ngân hàng có chính sách tín dụng thích hợp. Đối với những khách hàng xếp loại cao, có uy tín ngân hàng sẽ có chính sách tín dụng ƣu đãi (lãi suất, tài sản bảo đảm....), ngƣợc lại khách hàng xếp loại thấp ngân hàng cần thắt chặt các điều kiện tín dụng.
1.2.2.6. Chọn lọc người vay và giám sát quá trình sử dụng tiền vay
Để hạn chế rủi ro tín dụng ngân hàng cần có một bộ phận thu thập thông tin tốt, bộ phận này sẽ giúp cán bộ tín dụng có thể hiểu hơn về khách
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
hàng tránh rủi ro từ lựa chọn đối nghịch. Hệ thống thông tin cần phải đƣợc truyền đạt và lưu giữ một cách kịp thời. Kinh doanh trong nền kinh tế thị trường thì thông tin là một lĩnh vực không chỉ quan trọng trong ngành ngân hàng. Do vậy, ngân hàng cần phải luôn tạo cho mình ở thế chủ động khi bất kỳ khách hàng nào đến vay vốn. Đồng thời ngân hàng cần thiết lập cho mình một qui trình giám sát quá trình sử dụng tiền vay chặt chẽ. Vấn đề này lại chỉ có thể thực hiện tốt khi thông tin ngân hàng nắm đƣợc là chính xác và kịp thời.
Nhìn chung, khi áp dụng biện pháp này giúp ngân hàng không những loại trừ được người vay quá mạo hiểm mà còn có thể tìm được nhiều người vay an toàn hơn, cho phép mang lại lợi tức cao cho các ngân hàng nhờ hạ thấp chi phí.
1.2.2.7. Chuyên môn hoá việc cho vay và duy trì quan hệ khách hàng lâu dài Sự chuyên môn hoá trong hoạt động tín dụng giúp cán bộ tín dụng có thể phát huy hết năng lực của mình và cho phép khách hàng đến xin vay giảm thời gian một cách tối đa khi đến giao dịch với ngân hàng. Đặc biệt, các ngân hàng cần có mức độ ƣu tiên cho những khách hàng có mối quan hệ lâu dài, ổn định với mình.
1.2.2.8. Thực hiện bảo đảm tín dụng
Trong hoạt động kinh doanh khách hàng luôn phải đối đầu với những rủi ro, có thể mất khả năng trả nợ cho ngân hàng. Những biến cố đó có thể gây tổn thất lớn cho ngân hàng, vì vậy hầu hết khách hàng khi có quan hệ tín dụng đều yêu cầu phải có tài sản bảo đảm. Khi khách hàng cầm cố, thế chấp tài sản hoặc bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba để vay vốn thì họ có trách nhiệm hơn với khoản vay của mình. Đối với ngân hàng thì nó là nguồn trả nợ thứ hai của khách hàng, khi nguồn trả nợ thứ nhất là thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh không bảo đảm. Do vậy số tiền vay vốn thường nhỏ hơn giá trị tài sản bảo đảm.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
1.2.2.9. Phân tán rủi ro tín dụng
Một trong những biện pháp để hạn chế rủi ro tín dụng là"không nên bỏ trứng vào một giỏ". Tức là chúng ta đa dạng hoá các lĩnh vực cho vay, khách hàng cho vay, không nên tập trung vốn vào một lĩnh vực, một đồng tiền nào đó hay tập trung tín dụng vào một số ít khách hàng. Nếu các lĩnh vực ngân hàng đầu tư lớn hay khách hàng đó gặp rủi ro thì ảnh hưởng rất lớn đến rủi ro tín dụng cho ngân hàng và có thể gây phá sản ngân hàng.
Việc phân tán rủi ro các ngân hàng có thể thực hiện thông qua biện pháp đồng tài trợ đối với các khoản vay lớn. Nếu có xảy ra rủi ro thì gánh nặng sẽ không dồn vào một ngân hàng nào, bởi vậy các ngân hàng tham gia đồng tài trợ sẽ chia sẻ rủi ro, hậu quả của nó đƣợc giảm nhẹ. Lợi thế của hoạt động phân tán rủi ro là giúp ngân hàng tránh đƣợc những rủi ro đặc thù, và ngân hàng có thể cải thiện đƣợc thu nhập đối với toàn bộ danh mục cho vay.
1.2.2.10. Giám sát tín dụng
Tín dụng luôn đi kèm rủi ro, do vậy để hạn chế rủi ro thì hoạt động tín dụng thường xuyên được kiểm tra, giám sát. Thông qua kiểm tra phát hiện ra được những bước không hợp lý và kiểm soát được rủi ro đạo đức và việc thực hiện không đúng quy trình trong hoạt động tín dụng và cảnh báo đƣợc các rủi ro có thể ra.
1.2.2.11. Bảo hiểm tín dụng
Bảo hiểm tín dụng là biện pháp thực hiện nhằm chuyển một phần hoặc toàn bộ các rủi ro tín dụng cho các tổ chức bảo hiểm. Bảo hiểm tín dụng có thể được thực hiện dưới các loại như: Bảo hiểm hoạt động cho vay, bảo hiểm tài sản, bảo hiểm tiền vay....
1.2.2.12. Trích lập quỹ dự phòng rủi ro
Trích lập quỹ dự phòng rủi ro đƣợc coi là một trong những biện pháp quan trọng để hạn chế rủi ro, nhất là rủi ro tín dụng. Do rủi ro là điều tất yếu xảy ra trong kinh doanh của các ngân hàng, các ngân hàng không thể giảm nó
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
xuống bằng không, do vậy để giảm bớt tổn thất khi rủi ro xảy ra các ngân hàng cần trích lập một quỹ dự phòng rủi ro trong hoạt động ngân hàng. Việc sử dụng các quỹ đó nhƣ sau:
+ Quỹ dự phòng rủi ro đặc biệt: dùng để bù đắp các khoản rủi ro khi ngân hàng làm ăn thua lỗ do những nguyên nhân khách quan mang lại.
+ Quỹ dự phòng tổn thất tín dụng: Dùng để bù đắp các khoản tổn thất tín dụng do khách hàng gây nên.
1.2.2.13. Tăng cường công tác thẩm định khách hàng và dự án đầu tư
Các ngân hàng cần bố trí, đào tạo đội ngũ cán bộ làm công tác thẩm định có năng lực, trình độ, am hiểu về kiến thức kỹ thuật - kinh tế - xã hội, có khả năng tổng hợp, phân tích, đánh giá đƣợc thông tin để đƣa ra các quyết định tín dụng đúng đắn.
Bên cạnh việc thẩm định cán bộ làm công tác thẩm định cũng cần tham gia tìm hiểu và tư vấn cho khách hàng về dự án, phương án kinh doanh, lĩnh vực khách hàng đang hoạt động.
1.2.2.14. Chú trọng đến nghệ thuật cho vay
Kinh nghiệm ở một số nước cho thấy rằng việc phân tích những chỉ tiêu, thông số có tính khoa học kỹ thuật liên quan đến đánh giá tín dụng và đi đến quyết định cho vay của cán bộ tín dụng mới chỉ là hoàn thành một nửa nhiệm vụ của anh ta. Nếu cán bộ tín dụng còn dành một chút thời gian và sức lực để kiểm tra những khía cạnh vô hình, ít khách quan hơn của khách hàng vay vốn nhằm xác định một cách chủ quan khả năng thành công của công ty, anh ta mới hoàn thành phân nửa kia của nhiệm vụ. Những cuộc khảo sát này không hề dễ dàng và tự chúng không thể đƣa ra một câu trả lời rõ ràng rành mạch, song nó là kết quả trực tiếp thu đƣợc từ khả năng của cán bộ tín dụng và lại là một bước rất quan trọng của quá trình cho vay. Đây chính là "Nghệ thuật cho vay", điều mà hiện nay đang bị coi nhẹ và ít đƣợc thực hiện nhất trong thực tế cho vay hiện nay. Vì vậy, các ngân hàng phải hiểu rõ cho vay là
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
một nghệ thuật thay vì chỉ là một ngành khoa học đơn thuần. Do đó, cần phải đưa khía cạnh con người trong cách ứng xử và tâm lý vào công tác đào tạo về tín dụng, lựa chọn và sử dụng các cán bộ tín dụng vừa có kỹ năng xử thế của con người, vừa có năng lực kỹ thuật.
Trên đây là một số biện pháp hạn chế, phòng ngừa rủi ro có tính chất cơ bản. Tuy nhiên, trong từng điều kiện cụ thể mỗi ngân hàng, tổ chức tín dụng đều có những biện pháp hoặc sách lƣợc riêng, nhằm hạn chế, phòng ngừa rủi ro tín dụng hoặc đƣa ra các biện pháp cơ bản cho phù hợp.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn