Chương 3: THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN THÁI NGUYÊN
3.2. Khái quát về hoạt động của Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Thái Nguyên
3.2.1. Môi trường hoạt động của Chi nhánh NHPT Thái Nguyên
3.2.1.1. Một số đặc điểm kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Nguyên - Vị trí địa lý
Dọc theo quốc lộ số 3, đi khoảng 80 km từ Hà Nội sẽ đến Thái Nguyên, một trong những trung tâm chính trị kinh tế quan trọng thuộc vùng trung du, miền núi phía Bắc. Nằm giáp Bắc Kạn ở phía Bắc, Vĩnh Phúc, Tuyên Quang ở phía Tây, Lạng Sơn, Bắc Giang ở phía Đông và Thủ đô Hà Nội ở phía Nam, Thái Nguyên là cửa ngõ giao lưu kinh tế - xã hội giữa trung du, miền núi phía Bắc với Đồng bằng Bắc Bộ. Sự giao lưu đó được thực hiện qua một hệ thống
BAN GIÁM ĐỐC
PHÒNG TỔNG
HỢP PHÒNG
HÀNH CHÍNH- QLNS
PHÒNG TÍN DỤNG- BL-XK- HTSĐT
PHÒNG TÀI CHÍNH KẾ TOÁN
PHÒNG KIỂM TRA NỘI
BỘ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
đường giao thông thuận tiện (gồm các quốc lộ 3, 1B, 37, 279, tuyến đường sắt Hà Nội - Quán Triều và các tuyến đường sông) hình rẻ quạt mà thành phố Thái Nguyên là đầu nút.
- Đặc điểm địa hình
Thái Nguyên có nhiều dãy núi cao chạy theo hướng Bắc - Nam, thấp dần về phía Nam. Cấu trúc vùng núi phía Bắc chủ yếu là đá phong hoá mạnh, tạo thành nhiều hang động và thung lũng nhỏ. Phía Nam có dãy Tam Đảo với đỉnh cao nhất 1.590 m, các vách núi dựng đứng kéo dài theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Ngoài ra còn có vòng cung Ngân Sơn, Bắc Sơn là những dãy núi cao chắn gió mùa Đông Bắc cho tỉnh.
Mặc dù là tỉnh trung du, miền núi, nhƣng địa hình Thái Nguyên không phức tạp lắm so với các tỉnh trung du, miền núi khác. Đây là một điều kiện thuận lợi cho tỉnh trong canh tác nông - lâm nghiệp và phát triển kinh tế - xã hội nói chung.
- Khí hậu
Với địa hình thấp dần từ núi cao xuống núi thấp, rồi xuống trung du, đồng bằng theo hướng Bắc - Nam làm cho khí hậu Thái Nguyên chia thành 3 vùng rõ rệt trong mùa đông: vùng lạnh, vùng lạnh vừa, vùng ấm và 2 mùa rõ rệt: mùa mƣa và mùa khô. Tổng số giờ nắng trong năm dao động từ 1.500 đến 1.750 giờ và phân bố tương đối đều cho các tháng trong năm. Lượng mưa trung bình hàng năm ở Thái Nguyên khá lớn, khoảng 2.000 mm - 2.500 mm nên tổng lượng nước mưa tự nhiên dự tính lên tới 6,4 tỷ m3/năm.
- Tài nguyên đất
Tổng diện tích đất tự nhiên của Thái Nguyên là 3.541 km2. Do ảnh hưởng của địa hình, đất đai ở Thái Nguyên được chia làm 3 loại chính, trong đó, đất núi chiếm diện tích lớn nhất (48,4%), độ cao trên 200 m, tạo điều kiện cho phát triển lâm nghiệp, trồng rừng, cây đặc sản…, đất đồi chiếm 31,4%, độ cao từ 150 - 200 m, phù hợp với cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm và đất
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
ruộng chiếm 12,4%. Thái Nguyên còn có một diện tích lớn đất chƣa sử dụng, phần lớn là đất trống đồi trọc (do diện tích rừng tự nhiên đã bị khai thác trước kia) nên đây có thể đƣợc coi nhƣ một tiềm năng phát triển lâm nghiệp, tăng độ che phủ rừng ở Thái Nguyên.
- Tài nguyên rừng
Hiện nay, Thái Nguyên có 206.999 ha đất lâm nghiệp, trong đó 146.639 ha đất có rừng, chiếm 41,4% diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh, diện tích đất rừng tự nhiên là 102.190 ha, rừng trồng 44,449 ha. Bên cạnh đó, diện tích đất chƣa sử dụng của tỉnh chiếm 17%, trong đó đất rừng phòng hộ 64.554 ha, rừng đặc dụng 32.216 ha, rừng sản xuất: 110.300 ha vừa có tiềm năng phát triển ngành lâm nghiệp, vừa là nhiệm vụ để Thái Nguyên nhanh chóng tiến hành các biện pháp để phủ xanh đất trống đồi trọc.
- Tài nguyên khoáng sản
Nằm trong vùng sinh khoáng Đông Bắc Việt Nam, thuộc vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương, Thái Nguyên còn có nguồn tài nguyên khoáng sản rất phong phú, hiện có khoảng 34 loại hình khoáng sản phân bố tập trung ở các vùng lớn nhƣ Đại Từ, thành phố Thái Nguyên, Trại Cau - Đồng Hỷ, Thần Sa -Võ Nhai…Khoáng sản ở Thái Nguyên có thể chia ra làm 4 nhóm: nhóm nguyên liệu chất đốt, bao gồm: than mỡ (trên 15 triệu tấn), than đá (trên 90 triệu tấn); nhóm khoáng sản kim loại, bao gồm kim loại đen (sắt có 47 mỏ và điểm quặng; Titan có một mỏ lớn là mỏ ti tan Cây Trâm và vài chục điểm mỏ.
kim loại màu (thiếc, vonfram, chì, kẽm, vàng, đồng,…) đặc biệt là vonfram có mỏ Núi Pháo tại huyện Đại từ theo đánh giá có trữ lƣợng đứng thứ 2 thế giới;
nhóm khoáng sản phi kim loại, bao gồm pyrits, barit, phốtphorit…tổng trữ lƣợng khoảng 60.000 tấn; nhóm khoáng sản để sản xuất vật liệu xây dựng bao gồm đá xây dựng, đất sét, đá sỏi… với trữ lƣợng lớn, khoảng 84,6 triệu tấn. Sự phong phú về tài nguyên khoáng sản trong đó gồm nhiều loại có ý nghĩa trong cả nước như sắt, vonfram, titan, đá vôi, than (đặc biệt là than mỡ) đã tạo cho
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
Thái Nguyên một lợi thế so sánh lớn trong việc phát triển ngành công nghiệp luyện kim, khai khoáng, xây dựng. Đây là thế mạnh đƣa Thái Nguyên trở thành trung tâm công nghiệp luyện kim lớn của cả nước.
- Những lĩnh vực kinh tế lợi thế
Nằm ở trung tâm Việt Bắc, Thái Nguyên có một vị trí đặc biệt quan trọng, là đầu mối giao thông nối liền các tỉnh Đông Bắc với Đồng Bằng sông Hồng và các tỉnh phía Nam. Xét về mặt kinh tế, Thái Nguyên có một vị trí quan trọng trong vùng cũng như cả nước
- Đối với các tỉnh trung du và miền núi nhƣ Tuyên Quang, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Hà Giang, Vĩnh Phúc, Phú Thọ thì Thái Nguyên là nơi cung cấp các sản phẩm thép, nhiên liệu than, một số mặt hàng tiêu dùng thông thường.
Trong tương lai Thái Nguyên vẫn sẽ là nơi cung cấp cho các tỉnh trung du miền núi Đông Bắc những sản phẩm công nghiệp nhƣ than, thép, gang, động cơ diezen, vật liệu xây dựng.
- Đối với các tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng, Thái Nguyên cũng đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp các sản phẩm nhƣ than (50%), thép cán (60%), chè (78%). Ngoài ra, nhiều sản phẩm nông nghiệp, công nghiệp nhẹ khác của Thái Nguyên cũng đƣợc tiêu thụ rộng rãi tại vùng này.
- Tiềm năng du lịch
Thái Nguyên có rất nhiều phong cảnh đẹp, các hồ nước, lớp phủ thực vật, động vật quý hiếm, cảnh quan thiên nhiên…(tiêu biểu là hồ Núi Cốc), cùng với hàng loạt di tích lịch sử, các công trình kiến trúc, nghệ thuật, lễ hội, truyền thống văn hoá đặc sắc của các dân tộc…là những lợi thế của Thái Nguyên trong việc phát triển các dịch vụ du lịch, cả du lịch sinh thái và du lịch nhân văn.
(Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư)
Với có vị trí hết sức quan trọng trong chiến lƣợc phát triển kinh tế. Do có nhiều thuận lợi kể trên, trong những năm qua tình hình kinh tế xã hội của
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
tỉnh đã chuyển biến rất tích cực với mức tăng trưởng GDP hàng năm ở mức gần 10% cơ cấu kinh tế xã hội của tỉnh đã chuyển dịch nhanh theo hướng công nghiệp hóa với tỷ trọng tại khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm sấp xỉ 42%, hiện đại hóa giáo dục, y tế và công tác xã hội đã có những tiến bộ xã hội đáng kể; điều kiện sống và mức sống của nhân dân trong tỉnh đƣợc nâng cao rõ rệt. Do đó Thái Nguyên là một thị trường rất thuận lợi cho các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài đến làm ăn.
Hiện nay, Thái Nguyên đang có những cơ chế, chính sách, tăng cường hoạt động quảng bá, xúc tiến đầu tƣ… nhằm khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho các nhà đầu tư trong cũng như ngoài nước khi tiến hành đầu tƣ phát triển sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh.
Để đạt đƣợc những mục đích kinh tế mà Thái Nguyên đã đề ra, để có thể xây dựng cơ sở hạ tầng làm đòn bẩy thúc đẩy kinh tế thì cần có rất nhiều nguồn vốn, dự án đầu tƣ và có hiệu quả. Đây là một điều kiện hết sức quan trọng, nhƣng cũng đồng thời là nhiệm vụ của hệ thống ngân hàng tại Thái Nguyên cũng nhƣ hệ thống Ngân hàng Phát triển nói riêng.
3.2.1.2. Thực trạng hoạt động tín dụng của các Tổ chức tín dụng trên địa bàn Thời gian qua, tình hình kinh tế có nhiều biến động đã ảnh hưởng sâu sắc đến hoạt động sản xuất kinh doanh, đầu tƣ dự án của các doanh nghiệp trên địa bàn, cũng nhƣ việc huy động vốn để cho vay của các Tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh.
Trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên hiện tại có các ngân hàng đang hoạt động là Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển, Các Chi nhánh của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương, Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn, Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở, Ngân hàng Chính Sách xã hội, trong những năm gần đõy cú thờm cỏc ngõn hàng đi vào hoạt động là Ngân hàng An Bình, Ngân hàng Quốc Tế, Ngân hàng Nam Việt, Ngân hàng Kỹ Thương, Ngân hàng ACB, Ngân hàng SeaBank, Ngân hàng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
Việt Nam Thịnh Vƣợng. Do đó sự cạnh tranh về huy động vốn rất quyết liệt, các ngân hàng liên tục tăng lãi suất để tăng cường huy động vốn.
Nhận thức đƣợc tình hình trên, các tổ chức tín dụng trên địa bàn đã bám sát thị trường và kế hoạch của ngân hàng cấp trên để đưa ra các biện pháp huy động vốn như: Tiết kiệm bốc thăm trúng thưởng, quay số dự thưởng, áp dụng mức lãi suất thích hợp, mở rộng mạng lưới huy động vốn tăng cường quảng bá trên các phương tiện thông tin đại chúng, tiếp xúc và tìm kiếm khách hàng có tiềm năng gửi tiền lớn....
Về thị phần tớn dụng, trờn địa bàn tập trung chủ yếu ở cỏc ngân hàng quốc doanh lớn như Chi nhánh Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương, Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi nhánh Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển.
Nhìn chung tỷ lệ nợ xấu của các TCTD trên địa bàn tỉnh là tương đối thấp. Tuy vậy các TCTD phải luôn quan tâm đến việc phòng ngừa rủi ro tín dụng, nâng cao chất lƣợng các khoản vay, hạn chế tối đa các khoản nợ xấu phát sinh và tích cực đẩy nhanh tiến độ xử lý nợ đọng.
3.2.1.3 Mảng thị trường ngân hàng hướng tới
Là một Chi nhánh của NHPT Việt Nam, Chi nhánh NHPT Thái Nguyên tiến hành hoạt động tín dụng với các mục tiêu và phương hướng cũng không thể nằm ngoài chiến lƣợc chung của hệ thống ngân hàng Phát triển.
Với đặc điểm địa bàn ngân hàng đang hoạt động, Chi nhánh NHPT Thái Nguyên định hướng cung cấp nguồn vốn tín dụng cho khách hàng chủ yếu là cỏc doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp, khai thác khoáng sản, chế biến vật liệu xõy dựng, chế biến chè xuất khẩu, bệnh viện, tr-ờng học, cỏc dự ỏn hạ tầng cấp thoỏt nước. Do đú một xu thế tất yếu đòi hỏi Chi nhánh phải có những biện pháp để phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng của tín dụng cụ thể.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn