Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.2. Vốn đầu tư xây dựng cơ bản
Theo Nghị định 385-HĐBT ngày 7 tháng 11 năm 1994 của Hội đồng bộ trưởng về việc bổ sung, thay thế điều lệ quản lý XDCB đã ban hành kèm theo Nghị định 232-CP ngày 6/6/1981 thì "VĐT XDCB là toàn bộ chi phí đã bỏ ra để đạt được mục đích đầu tư bao gồm: chi phí cho việc khảo sát quy hoạch xây dựng, chi phí chuẩn bị đầu tư, chi phí thiết kế và xây dựng chi phí mua sắm, lắp đặt máy móc, thiết bị và các chi phí khác được ghi trong tổng dự toán”. Các văn bản pháp luật sau Nghị định này không đưa ra định nghĩa về VĐT XDCB nữa. Tuy nhiên, thuật ngữ “VĐT XDCB” vẫn được sử dụng rộng rãi trong nhiều văn bản pháp luật hiện nay.
VĐT XDCB là giá trị tài sản xã hội đã được sử dụng nhằm thực hiện các dự án đầu tư XDCB mang lại hiệu quả trong tương lai. Hay nói cách khác, đầu tư phát triển là đầu tư mang lại kết quả làm tăng giá trị sản lượng hàng hoá, dịch vụ nâng cao mức thu nhập bình quân của mỗi quốc gia, nhưng ý nghĩa quan trọng nhất của đầu tư phát triển là làm thay đổi cơ cấu KT - XH của mỗi quốc gia.
1.1.2.2. Các nguồn VĐT XDCB
VĐT phát triển kinh tế của một nước được hình thành từ hai nguồn vốn:
Nguồn vốn trong nước và nguồn vốn nước ngoài. Đối với nước ta và các nước đang phát triển khác, đứng trước thực trạng của nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng chậm, thu nhập bình quân đầu người thấp, nguồn vốn tiết kiệm so với GDP còn rất hạn hẹp, cần kết hợp huy động vốn nước ngoài với vốn trong nước để đầu tư phát triển kinh tế, trong đó nguồn vốn trong nước có ý nghĩa chiến lược đối với sự tăng trưởng của mỗi quốc gia. Phù hợp với phạm vi của đề tài là nghiên cứu về nguồn VĐT trong nước. Nguồn VĐT trong nước được hình thành chủ yếu từ: tiết kiệm của Chính phủ; tiết kiệm của dân cư; tiết kiệm của
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
doanh nghiệp và vốn huy động thông qua sử dụng các tài sản quốc gia, ngoài ra nguồn VĐT trong nước có thể hình thành từ tài trợ nước ngoài, dưới hình thức vay hoặc nhận viện trợ của Chính phủ. Mỗi nguồn vốn có những đặc điểm khác nhau:
Nguồn vốn hình thành từ tiết kiệm Chính phủ: Là số chênh lệch giữa tổng các khoản thu và tổng các khoản chi dùng thường xuyên của Chính phủ.
Mặc dù, tiết kiệm của các doanh nghiệp Nhà nước cũng đóng góp vào tiết kiệm của Chính phủ, nhưng sẽ được trình bày ở phần tiết kiệm của doanh nghiệp (phần sau đây).
Khi nghiên cứu tiết kiệm của Nhà nước, cần lưu ý là tiết kiệm của khu vực này vẫn có thể là một số dương, ngay cả khi NSNN bội chi, bởi vì chi của ngân sách bao gồm cả chi về đầu tư, tức là sử dụng tiết kiệm của khu vực Nhà nước.
Nguồn vốn hình thành từ tiết kiệm trong dân cư: Được hình thành từ phần còn lại trong thu nhập của dân cư, sau khi đóng góp nghĩa vụ đối với Nhà nước (nếu có) và đảm bảo tiêu dùng cho nhu thiết yếu của bản thân và gia đình họ. Phạm vi hình thành thu nhập của dân cư bao gồm: thu nhập từ kết quả lao động, từ sản xuất và kinh doanh dịch vụ của bản thân dân cư và gia đình họ;
thu nhập do thân nhân của họ từ nước ngoài gửi về (người định cư, hợp tác lao động, học tập và công tác…); thu nhập do quyền thừa kế gồm vàng, tiền, nhà cửa và đất đai; thu nhập hình thành từ những cơ hội may mắn bất ngờ (trúng số độc đắc, giá của tài sản thay đổi…). Tiết kiệm trong dân cư là một bộ phận của tổng tiết kiệm trong nước, đóng vai trò chủ yếu trong việc hình thành VĐT của mỗi quốc gia. Nó đã được thừa nhận là một bộ phận lớn, chiếm tỷ trọng ngày càng tăng trong tổng số các khoản tiết kiệm. Vấn đề đặt ra là khai thác nguồn tiết kiệm này như thế nào để khuyến khích quá trình tự đầu tư vào lĩnh vực XDCB, để bù đắp thiếu hụt ngân sách, để thúc đẩy các doanh nghiệp tự
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
đầu tư.
Nguồn VĐT hình thành từ các doanh nghiệp. Trong nền kinh tế thị trường, doanh nghiệp là những tổ chức kinh doanh nhằm mục tiêu lợi nhuận.
Nếu xét trên góc độ cung và cầu vốn cho nền kinh tế thì các doanh nghiệp được phân chia làm hai loại: doanh nghiệp tài chính và doanh nghiệp phi tài chính.
Doanh nghiệp tài chính là các tổ chức tài chính trung gian như các Ngân hàng thương mại, công ty tài chính, công ty chứng khoán, công ty bảo hiểm, có khả năng ứng vốn cho nền kinh tế, thông qua hoạt động kinh doanh hàng hoá, không giống như hàng hoá thông thường mà là các hàng hoá đặc biệt như: tiền tệ, vốn, chứng khoán. Các doanh nghiệp này có vai trò quan trọng như những “cầu nối”
giữa người bán ra và người mua vào quyền sử dụng vốn. Giúp cho các doanh nghiệp lựa chọn lĩnh vực bỏ vốn, giảm chi phí tìm kiếm, giao dịch và rủi ro.
Thông qua vai trò trung gian, các doanh nghiệp tài chính thực hiện được lợi nhuận của mình và làm nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước, các doanh nghiệp đã đóng góp vào việc mở rộng tiết kiệm và đầu tư của nền kinh tế, thông qua việc làm tăng nguồn tiết kiệm của khu vực Chính phủ, tăng hoạt động đầu tư của chính nó.
Nguồn vốn hình thành từ việc sử dụng các tài sản Quốc gia: Tài sản quốc gia không chỉ biểu hiện bằng vốn tiền tệ thực tế, đang vận động theo các luồng giá trị của quá trình chu chuyển vốn trong nền kinh tế, mà còn được biểu hiện dưới dạng tiềm năng là những tài sản hữu hình và vô hình, nếu biết khai thác và tác động của ngoại lực thì nó có thể trở thành vốn tiền tệ, làm tăng nguồn VĐT phát triển cho nền kinh tế. Các tài sản quốc gia như đất đai, tài nguyên và lao động được thừa nhận có đóng góp đáng kể vào quá trình phát triển đối với các nước đang phát triển, nhưng chúng chỉ biến từ nguồn tài chính tiềm năng thành nguồn tài chính thực tế cho đầu tư phát triển khi đã dùng đến ngoại lực tác động, để có VĐT phải đầu tư vốn, đó là một nguyên lý.
Như vậy, việc xác định các nguồn tiết kiệm của Chính phủ, tiết kiệm của
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
dân cư, tiết kiệm của doanh nghiệp và các nguồn vốn tiềm năng khác, có vai trò quan trọng trong việc hình thành VĐT XDCB trong nước để đầu tư phát triển kinh tế của các quốc gia.
1.1.2.3. Vốn NSNN trong đầu tư XDCB
NSNN với tư cách là một quỹ tiền tệ tập trung lớn nhất của Nhà nước tham gia huy động và phân phối VĐT thông qua hoạt động thu, chi ngân sách.
Căn cứ vào phạm vi, tính chất và hình thức thu cụ thể, VĐT XDCB từ NSNN được hình thành từ các nguồn sau:
+ Nguồn vốn thu trong nước (thuế, phí, lệ phí, các khoản thu từ bán, cho thuê tài sản, tài nguyên của đất nước…và các khoản thu khác).
+ Nguồn vốn từ nước ngoài (vốn hỗ trợ phát triển chính thức ODA, nguồn viện trợ NGO).
Phân cấp quản lý ngân sách chia VĐT XDCB từ NSNN gồm:
+ VĐT XDCB của ngân sách trung ương được hình thành từ các khoản thu của ngân sách trung ương đầu tư vào các dự án phục vụ cho lợi ích quốc gia. Nguồn vốn này được giao cho các bộ, ngành quản lý sử dụng.
+ VĐT XDCB của ngân sách địa phương được hình thành từ các khoản thu ngân sách địa phương đầu tư vào các dự án phục vụ cho lợi ích của từng địa phương. Nguồn vốn này thường được giao cho các cấp chính quyền địa phương (tỉnh, huyện, xã) quản lý thực hiện.
Mức độ kế hoạch hoá, VĐT từ NSNN được phân thành:
+ VĐT xây dựng tập trung: nguồn vốn này được hình thành theo kế hoạch với tổng mức vốn và cơ cấu vốn do Thủ tướng Chính phủ quyết định giao cho từng bộ, ngành và từng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
+ VĐT XDCB từ nguồn thu được để lại theo Nghị quyết của Quốc hội:
thu từ thuế nông nghiệp, thu bán, cho thuê nhà của Nhà nước, thu cấp quyền sử dụng đất, chuyển quyền sử dụng đất…
+ VĐT XDCB theo chương trình quốc gia.
+ VĐT XDCB thuộc NSNN nhưng được để lại tại đơn vị để đầu tư tăng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
cường cơ sở vật chất như: quảng cáo truyền hình, thu học phí,...
Vốn NSNN đầu tư cho XDCB thường có quy mô lớn và không có khả năng thu hồi trực tiếp, có tác dụng chung cho nền KT - XH nhưng các thành phần kinh tế khác không có khả năng hoặc không muốn tham gia đầu tư. Hơn nữa, nguồn vốn cấp phát trực tiếp từ ngân sách không hoàn lại nên đây là nguồn vốn dễ bị thất thoát, lãng phí nhất đòi hỏi phải quản lý chặt chẽ.