Chương 3: THỰC TRẠNG SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CỦA TP. THÁI NGUYÊN NĂM 2011-2015
3.5. Hiệu quả kinh tế xã hội của hoạt động đầu tư XDCB từ nguồn
+ Các công trình nông nghiệp và thuỷ lợi (trạm bơm, chuồng trại, đê điều...) Các công trình này có ý nghĩa quan trọng vì trong thời gian gần đây, tình hình mưa lũ vào mùa mưa khá phức tạp, những công trình này sẽ góp phần
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
vào việc phòng chống lũ lụt trên địa bàn, giảm thiểu hậu quả của thiên tai, lũ lụt tới sản xuất và đời sống người dân.. Các vùng trọng điểm lúa của thành phố đã đảm bảo các công trình tưới tiêu phục vụ sản xuất, góp phần làm tăng năng suất nông nghiệp… Đã kiên cố hoá kênh mương, hoàn thiện hạ tầng hệ thống thuỷ lợi, tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp đạt được hiệu quả cao.
+ Các công trình giao thông
Hiện nay 100% các tuyến đường đến trung tâm thành phố và vùng trọng điểm đã được trải nhựa, hầu hết đường nông thôn, khu dân cư của thành phố, các phường, xã đã được bê tông hoá. Tạo điều kiện tốt cho việc đi lại sinh hoạt và giao lưu trên địa bàn. Kết quả đầu tư các dự án giao thông Quốc lộ và Tỉnh lộ đã tạo ra vị thế vô cùng thuận lợi và hấp dẫn cho đầu tư tại Thái Nguyên, cải thiện hoàn thành việc vận tải, lưu thông hàng hoá và rút ngắn được khoảng cách địa lý giữa các vùng kinh tế trong khu vực, tạo sự phát triển kinh tế cân đối giữa các vùng. Các dự án giao thông trọng điểm: Đã bố trí vốn triển khai đầu tư cải tạo, nâng cấp và đưa vào sử dụng các tuyến Đường cao tốc Thái Nguyên - Nội Bài - Lào Cai; Nâng cấp cải tạo Quốc lộ 3 Hà Nội - Thái Nguyên, Nâng cấp đường Việt Bắc, Khu tái định cư Việt Bắc, Cải tạo hạ tầng khu dân cư tổ 4,5,6 phường Hoàng Văn Thụ, Cải tạo hạ tầng khu dân cư phố Cột Cờ, phường Trưng Vương, Đường Minh Cầu kéo dài; Cải tạo, nâng cấp đường Phủ Liễn; cải tạo, nâng cấp đường vào ga Thái Nguyên; cải tạo, nâng cấp đường mở rộng đường Quang Vinh; cải tạo nâng cấp đường Quan Triều - TPTN; cải tạo nâng cấp đường Phú Xá…
+ Các công trình Giáo dục - đào tạo
Hệ thống cơ sở vật chất các trường đào tạo, dạy nghề được đầu tư mở rộng và xây dựng mới như: nhà lớp học 2 tầng 4 phòng trường mầm non Trưng Vương - TPTN; nhà lớp học 2 tầng 8 phòng trường THCS Tân Cương - TPTN, Trường THCS Phúc Trìu - TPTN, Trường mầm non Đồng Quang, Trường mầm non trong khu tái định cư Việt Bắc
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
+ Công trình Y tế
Cơ sở vật chất kỹ thuật ngành y tế được tăng cường, đáp ứng yêu cầu của công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân; xây mới và hỗ trợ đầu tư khác cho các trạm y tế xã; bệnh viện tuyến tỉnh được đầu tư bổ sung trang, thiết bị, cơ bản đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân.
+ Các công trình văn hoá, du lịch - dịch vụ, thể thao, môi trường
Các di tích lịch sử văn hóa được trùng tu tôn tạo, gắn với phục dựng các lễ hội truyền thống, tạo điều kiện phát triển du lịch. Tập trung đầu tư Khu du lịch sinh thái Hồ Núi Cốc, khu di tích lịch sử sinh thái ATK theo quy hoạch được phê duyệt. Cơ sở vật chất phục vụ thi đấu thể thao được tăng cường, đã đầu tư tương đối đồng bộ khu liên hợp thể thao tại thành phố Thái Nguyên (Sân vận động, nhà thi đấu, bể bơi...), đảm bảo chất lượng công trình.
Từ những kết quả cụ thể của công tác đầu tư XDCB trên địa bàn thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2012 - 2015, cùng với sự phát huy tác dụng của các công trình xây dựng của những năm trước đó đã tạo ra một cơ sở hạ tầng, hệ thống giao thông, hệ thống công trình công cộng tương đối hoàn chỉnh trên địa bàn thành phố Thái Nguyên, đáp ứng phần nào nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội của thành phố.
Hiệu quả đầu tư XDCB có mối liên hệ chặt chẽ đến hiệu quả sản xuất xã hội, bởi bất cứ hoạt động đầu tư nào nảy sinh thì trước tiên phải xem xét đến lợi ích mà nó mang lại cho xã hôi, cho cộng đồng. Nâng cao hiệu quả đầu tư không chỉ phụ thuộc vào số lượng, chất lượng của công trình xây dựng hoàn thành mà còn phụ thuộc rất nhiều vào việc tổ chức quản lý khai thác và sử dụng các sản phẩm đó. Nếu các sản phẩm xây dựng được khai thác và quản lý tốt thì sẽ đem lại hiệu quả lớn hơn nhiều lần.
Hoạt động nghiên cứu hiệu quả kinh tế xã hội của hoạt động đầu tư có ý nghĩa quan trọng và thiết thực, mục tiêu hàng đầu của các hoạt động đầu tư là các hiệu quả KT - XH mà nó mang lại. Hiệu quả hoạt động đầu tư rất đa dạng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
nên phương pháp đánh giá hiệu quả kinh tế trong những trường hợp khác nhau có thể khác nhau tuỳ thuộc vào nội dung, mức độ, phạm vi của các kết quả đó.
Hiệu quả kinh tế xã hội do đầu tư XDCB mang lại tương đối lớn, nhất là hoạt động đầu tư XDCB, nó tạo ra một hiệu ứng đầu tư định hướng, tạo cơ sở, nền tảng vật chất hạ tầng kỹ thuật để phục vụ các hoạt động sản xuất kinh doanh, lưu thông hàng hoá, góp phần phát triển kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân.
Với những chiến lược đúng đắn, thành phố Thái Nguyên đã có những kết quả nhất định trong việc phát triển cơ sở hạ tầng, bộ mặt cùng thành phố thay đổi và đời sống của người dân từng bước được cải thiện. Kết quả đầu tư trong giai đoạn 2012 - 2015 như nêu trên đã tạo nên những chuyển biến tích cực có hiệu quả trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội thành phố Thái Nguyên trong những năm tới. Ta xem xét hiệu quả đầu tư XDCB trên địa bàn thành phố trên hai khía cạnh là hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội.
3.5.1. Hiệu quả về kinh tế
Hoạt động đầu tư phát triển nói chung và hoạt động đầu tư XDCB nói riêng có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Hoạt động đầu tư XDCB luôn là hoạt động đầu tư tiên phong, tạo tiền đề, cơ sở cho hoạt động đầu tư phát triển khác được tiến hành, góp phần quan trọng trong việc thu hút VĐT vào thành phố, làm cho nền kinh tế phát triển, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực. Hoạt động đầu tư XDCB nhằm tạo ra cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng, những công trình phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động thương mại, giao lưu buôn bán giữa các vùng trong và ngoài Tỉnh nói chung và thành phố Thái Nguyên nói riêng. Các công trình đầu tư XDCB hầu hết đều là những công trình không đặt mục tiêu lợi nhuận lên hàng đầu, nó mang tính chất xã hội cao, đòi hỏi lượng VĐT lớn, thời gian thu hồi vốn dài.
Hiệu quả đầu tư XDCB còn thể hiện ở việc các chủ doanh nghiệp đầu tư mở rộng mặt bằng sản xuất, đầu tư thiết bị hiện đại và công nghệ tiên tiến. Sản
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
xuất nhiều loại sản phẩm có chất lượng cao đảm bảo phục vụ nền kinh tế quốc dân và hội nhập thị trường quốc tế. Trong giai đoạn 2012 - 2015, cùng với sự phát huy tác dụng của các công trình xây dựng từ những năm trước và một loạt các dự án mới được phê duyệt trong giai đoạn đó, trong phát triển KT - XH thành phố Thái Nguyên đã thu được những kết quả to lớn, hiệu quả kinh tế, xã hội mà các công trình đem lại là không thể phủ nhận. Tốc độ phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tăng với tốc độ nhanh, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế đạt hiệu quả theo hướng tích cực.
3.5.2. Hiệu quả xã hội
Hoạt động đầu tư XDCB là tiền đề, tạo đà cho phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn. Từ đó đã gián tiếp tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động và đảm bảo ổn định đời sống cho người lao động, góp phần nâng cao đời sống nhân dân, tạo môi trường thuận lợi để phát triển kinh tế xã hội.
Đến nay thành phố đã có 27/27 làng nghề, làng nghề truyền thống được công nhận, đạt 100% mục tiêu đề án đã đề ra đến năm 2015. Giải quyết thêm việc làm cho trên 6.500 lao động trong các làng nghề Kết quả xây dựng hạ tầng kỹ thuật đô thị, các công trình công cộng, các công trình giao thông, y tế, giáo dục đã góp phần tăng hiệu quả xã hội rõ rệt, từ đó cũng làm nâng cao điều kiện sống, sinh hoạt của người dân.
Công tác xoá đói giảm nghèo nhằm thực hiện mục tiêu công bằng xã hội đã được thực hiện có kết quả tốt. Đời sống của các tầng lớp dân cư được cải thiện; Giảm tỷ lệ hộ nghèo: Đến hết năm 2015 hộ nghèo của thành phố là 950 hộ chiếm tỷ lệ 1,38%, đã đạt 146% đạt vượt được mục tiêu của đề án đề ra.
Kế hoạch xoá nhà dột nát hộ nghèo: Số hộ nghèo khó khăn về nhà ở (nhà tạm hoặc chưa có nhà) sau đợt tổng điều tra các xã/phường báo cáo có khoảng 301 nhà sau 5 năm triển khai chính sách hỗ trợ xóa nhà dột nát, toàn thành phố đã hỗ trợ được 405 nhà ở cho hộ nghèo (trong đó: Làm mới 223 nhà, sửa chữa 146 nhà) với tổng kinh phí 3.992,5 triệu đồng.
Chính sách tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo: Từ năm 2011 đến nay có
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
3.817 lượt hộ nghèo được vay vốn với tổng kinh phí: 95.55,3 triệu đồng.
Hỗ trợ về y tế: 100% số người nghèo có nhu cầu được cấp thẻ BHYT miễn phí. Từ năm 2011 đến 2015, cấp 25869 thẻ BHYT người nghèo với tổng kinh phí 12.972,9 triệu đồng.
Hỗ trợ an sinh xã hội: 100% số người nghèo được khám chữa bệnh miễn phí ở Trung tâm Y tế thành phố và các bệnh viện tuyến tỉnh và Trung ương;
100% con em hộ nghèo được miễn giảm học phí và tiền đóng góp xây dựng trường theo quy định. Cấp tiền cứu đói cho 8.233hộ với số tiền là 2.684,4 triệu đồng.
Hỗ trợ giáo dục: Từ năm 2012 đến năm 2015 đã có 4.813 lượt học sinh nghèo được miễn giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập theo Nghị định 49/NĐ- CP ngày 14/5/2010 của Chính phủ với tổng kinh phí 3.322.547 triệu đồng.
Cung cấp dịch vụ khuyến nông - lâm - ngư cho người nghèo: Từ tháng 8/2011 đến nay đã có 2395 lượt người nghèo tham gia các lớp tập huấn chuyển giao công nghệ, hướng dẫn kỹ thuật cách làm và 330 người nghèo được tham gia các lớp đào tạo nghề người nghèo với các nghề: Cách trồng nấm rơm, hoa, chăn nuôi thú y ...triển khai thực hiện 6 mô hình khuyến nông khuyến ngư với số tiền 200 triệu đồng.
Về hỗ trợ điện, nước sạch sinh hoạt: Năm 2011, 2012, 2013 thành phố chưa thực hiện hỗ trợ về nước sạch cho hộ nghèo. Năm 2014, 2015 hỗ trợ cho 112 hộ nghèo có khó khăn về nguồn nước sạch sinh hoạt, tổng kinh phí hỗ trợ 168 triệu đồng; hỗ trợ tiền điện cho 10.243 lượt hộ nghèo với tổng kinh phí 3.924.216 triệu đồng.
Nhìn chung, hiệu quả xã hội của hoạt động đầu tư XDCB giai đoạn 2012- 2015 là rất đáng ghi nhận. Bộ mặt đô thị của thành phố được đổi mới khang trang sạch đẹp, các cụm công nghiệp làng nghề, cụm công nghiệp vừa và nhỏ, các nhà máy, xí nghiệp được xây dựng với tốc độ khá nhanh, hệ thống giao thông rất thuận lợi. Điều đó đã góp phần làm đẹp bộ mặt thành phố Thái Nguyên đối với không những các doanh nghiệp, nhà đầu tư mà còn phần nào
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
làm tăng tiềm năng du lịch. Với kết quả ấy đã góp phần tích cực trong việc phát triển KT - XH của thành phố Thái Nguyên nói riêng và tỉnh Thái Nguyên nói chung từ khi mới thành lập cho đến nay đã tạo tiền đề thúc đẩy mạnh mẽ tiến trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá.