Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.5. Hiệu quả đầu tư và các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn đầu tư XDCB
Giám đốc bằng tiền
Kiểm tra bằng đồng tiền đối với việc sử dụng nguồn vốn đúng mục đích, đúng kế hoạch, có hiệu quả là chức năng của tài chính. Thực hiện công tác giám đốc trong quá trình cấp phát VĐT có tác dụng đảm bảo sử dụng tiền vốn tiết kiệm, đúng mục đích, đúng kế hoạch và thúc đẩy các đơn vị thực hiện tốt trình tự đầu tư và xây dựng, kế hoạch tiến độ thi công, đảm bảo chất lượng công trình và hoàn thành công trình đúng thời hạn để đưa vào sản xuất sử dụng.
Giám đốc bằng đồng tiền được thực hiện đối với mọi dự án đầu tư, trong tất cả các giai đoạn của quá trình đầu tư và xây dựng, bao gồm giám đốc trước, trong và sau khi cấp phát vốn.
1.1.5. Hiệu quả đầu tư và các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn đầu tư XDCB
1.1.5.1. Một số khái niệm - Hiệu quả
Có nhiều cách nhìn và tiếp cận khác nhau về hiệu quả kinh tế và hiệu quả sử dụng VĐT XDCB. Theo Đại từ điển kinh tế thị trường thì hiệu quả và tỷ suất hiệu quả được hiểu như sau: "Hiệu quả là thù lao mà nhà đầu tư thu được sau một thời gian nhất định, như lợi tức, lãi cổ phần, lợi nhuận. Tỷ suất hiệu quả là tỷ lệ giữa mức hiệu quả và mức đầu tư, tức mỗi đồng hiệu quả thì thu được của đầu tư".
"Hệ số hiệu quả đầu tư: là tên gọi của hệ số hiệu quả đầu tư. Là tỷ lệ giá trị của mức tăng thu nhập quốc dân trong một thời kỳ nhất định và đầu tư tài sản cố định toàn xã hội dẫn đến sự tăng trưởng năm".
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
Hiệu quả là thuật ngữ dùng để chỉ mối quan hệ giữa kết quả thực hiện các mục tiêu hoạt động của chủ thể và chi phí mà chủ thể bỏ ra để có kết quả đó trong những điều kiện nhất định.
Đánh giá hiệu quả VĐT XDCB là một nội dung rất quan trọng, nhưng rất phức tạp khó khăn, tuy vậy nó là rất cần thiết và kết quả tổng hợp của quá trình công tác đầu tư XDCB. Khi xem xét một lợi ích KT - XH do dự án đem lại đều phải xác định vị trí của dự án trong kế hoạch phát triển kinh tế quốc dân.
- Hiệu quả tổng hợp
Chỉ tiêu hiệu quả tổng hợp là hiệu quả chung nhất phản ánh kết quả thực hiện mọi mục tiêu mà chủ thể đặt ra trong một giai đoạn nhất định trong quan hệ với chi phí để có được những kết quả đó.
Hiệu quả tổng hợp là sự so sánh giữa kết quả đầu tư mang lại và chi phí của đầu tư. Có nhiều cách để phân loại, đánh giá hiệu quả đầu tư. Có thể có hiệu quả trực tiếp hay hiệu quả gián tiếp. Hiệu quả trực tiếp là lợi ích mang lại (sinh và lợi nhuận cao) sau một thời gian bỏ vốn ra đầu tư và thu hồi lại. Hiệu quả gián tiếp là lợi ích mang lại chung cho nền kinh tế, một địa phương. Ví dụ hiệu quả sau khi xây dựng một con đường, một cây cầu, một công trình thủy lợi, một nhà máy khi đi vào sản xuất...
- Hiệu quả kinh tế
Hiệu quả kinh tế là chỉ tiêu biểu hiện kết quả sản xuất, nói rộng ra là của hoạt động kinh tế, kinh doanh, phản ánh tương quan giữ kết quả đạt được so với hao phí lao động, vật tư, tài chính, là chỉ tiêu phản ánh trình độ và chất lượng sử dụng các yếu tố của sản xuất - kinh doanh, nhằm đạt được kết quả kinh tế tối đa, với chi phí tối thiểu. Tuỳ theo mục đích đánh giá, có thể đánh giá hiệu quả kinh tế bằng những chỉ tiêu khác nhau như năng suất lao động, hiệu suất sử dụng vốn, hàm lượng vật tư của sản phẩm, lợi nhuận so với vốn, thời gian thu hồi vốn. Chỉ tiêu tổng hợp thường dùng nhất là doanh lợi thu được so với tổng số vốn bỏ ra . Tuy nhiên, cần lưu ý “Hiệu quả kinh tế thường được
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
nghiên cứu ở góc độ vĩ mô và phải chú ý rằng không phải bao giờ hiệu quả kinh tế và hiệu quả kinh doanh là vận động cùng chiều”.
Hiệu quả kinh tế ở tầm vĩ mô đó là lợi ích KT - XH do dự án mang lại gắn liền với việc tăng trưởng GDP với tốc độ cao; hiệu quả phải gắn với tính bền vững, với tiến bộ và công nghệ bằng xã hội, với bảo đảm an ninh quốc phòng..v.v.
Trong XDCB, đặc biệt trong điều kiện ở nước ta hiện nay, khi mà các nguồn vốn huy động còn khan hiếm, trong lúc phải thực hiện CNH, HĐH cần phải đầu tư ở các lĩnh vực KT - XH, thì việc tính toán hiệu quả đầu tư XDCB là một vấn đề hết sức quan trọng. Sự nghiệp CNH, HĐH đất nước không thể không nói tới đầu tư XDCB. Đầu tư XDCB sẽ góp phần quyết định sự thắng lợi của công cuộc đổi mới đất nước, tiến trình CNH, HĐH đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực.
- Hiệu quả KT - XH
Hiệu quả KT - XH còn được gọi là hiệu quả kinh tế quốc dân là hiệu quả tổng hợp được xét trong phạm vi toàn bộ nền kinh tế.
Để đánh giá tổng quát hiệu quả KT - XH của mỗi quốc gia trong từng thời kỳ người ta đã dùng một hệ thống các chỉ tiêu KT - XH tổng hợp trong đó tốc độ tăng GDP, GDP tính theo đầu người, tuổi thọ bình quân, trình độ văn hoá, y tế, thể thao, giải quyết công ăn việc làm, nâng cao phúc lợi xã hội.
Chủ thể được hưởng hiệu quả KT - XH là toàn bộ xã hội mà lực lượng chủ yếu là nhân dân, vì vậy những hiệu quả (lợi ích) và chi phí được xem xét trong hiệu quả KT - XH xuất phát từ quan điểm toàn bộ nền kinh tế quốc dân.
Nội dung cơ bản của hiệu quả KT - XH là hiệu quả kinh tế xét theo quan điểm toàn bộ của nền kinh tế và thường được giải quyết ở cấp vĩ mô.
- Quan hệ giữa hiệu quả sản xuất kinh doanh và hiệu quả KT - XH
Trong đầu tư XDCB, hiệu quả kinh tế trước hết là lợi nhuận luôn là mối quan tâm của doanh nghiệp hoặc của những nhà đầu tư. Hiệu quả KT - XH
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
là mối quan tâm của toàn xã hội mà đại diện là Nhà nước. Hiệu quả sản xuất kinh doanh (hiệu quả kinh tế) được xem xét theo quan điểm của doanh nghiệp, lợi nhuận là mục tiêu và động lực trước hết của doanh nghiệp, họ bỏ vốn ra và thu được lợi nhuận là bao nhiêu? còn hiệu quả KT - XH được xem xét theo quan điểm của toàn xã hội. Hiệu quả sản xuất kinh doanh xét theo quan điểm bộ phận của một nhóm người, nhà đầu tư, hay của một doanh nghiệp, lợi nhuận là chủ yếu, còn hiệu quả KT - XH xét theo quan điểm toàn thể, đồng bộ và có tính dài hạn.
Quan hệ giữa hiệu quả sản xuất kinh doanh và hiệu quả KT - XH là quan hệ giữa lợi ích bộ phận và lợi ích tổng thể, giữa lợi ích cá nhân, tập thể và xã hội. Đó là mối quan hệ vừa có tính thống nhất vừa có tính mâu thuẫn.
Do vậy, để đảm bảo hài hòa lợi ích (hiệu quả) thì phải có sự liên kết, phối hợp chặt chẽ, không phải vì lợi ích cục bộ trước mắt mà hại đến lợi ích lâu dài của đất nước, quốc gia, xã hội. Tuy nhiên, nếu không vì lợi ích kinh tế (lợi nhuận) thì sẽ triệt tiêu động lực phát triển.
1.1.5.2. Các nguyên tắc xác định và chỉ tiêu đánh giá hiệu quả XDCB - Các nguyên tắc xác định hiệu quả XDCB
+ Nguyên tắc về mối quan hệ giữa mục tiêu và tiêu chuẩn hiệu quả:
Theo nguyên tắc này, tiêu chuẩn hiệu quả được định ra trên cơ sở mục tiêu. Mục tiêu khác nhau, thì tiêu chuẩn hiệu quả khác nhau. Nếu xây dựng một nhà máy thì phải tính đến công suất sử dụng nguyên nhiên liệu, số lao động được việc làm, thu nhập, lợi nhuận là bao nhiêu? Còn nếu làm một con đường thì ai người được thụ hưởng, nó góp phần phát triển KT - XH, bình đẳng thế nào? thu phí bao nhiêu và khi nào thì hoàn vốn. Rõ ràng mục tiêu xây dựng của một nhà máy sẽ khác nhiều so với việc xây dựng một con đường, một trường học hoặc một công trình thủy lợi..v.v. Nếu thay đổi mục tiêu thì tiêu chuẩn hiệu quả cũng phải thay đổi. Tiêu chuẩn hiệu quả phải được xem như là thước đo cơ bản để thực hiện các mục tiêu.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
Phân tích hiệu quả của một dự án đầu tư XDCB nào đó luôn luôn dựa trên phân tích mục tiêu. Phương án có hiệu quả cao nhất khi nó có đóng góp nhiều nhất và việc thực hiện các mục tiêu đặt ra với chi phí thấp nhất.
+ Nguyên tắc về sự thống nhất lợi ích:
Một phương án được xem là có hiệu quả khi nó kết hợp hài hoà các loại lợi ích. Những lợi ích đó bao gồm lợi ích của chủ doanh nghiệp (đầu tư) và lợi ích của xã hội, lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài, lợi ích vật chất và lợi ích tinh thần, lợi ích kinh tế và lợi ích xã hội, lợi ích kinh tế và lợi ích môi trường...
Về lợi ích của doanh nghiệp và lợi ích của xã hội được xem xét trong phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh và hiệu quả kinh tế xã hội. Theo nguyên tắc "lợi ích", hiệu quả sản xuất kinh doanh không thể thay thế cho hiệu quả KT - XH và ngược lại trong việc quyết định cho ra đời một phương án kinh doanh của doanh nghiệp hoặc một nhà đầu tư.
Về lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài cũng không thể hy sinh lợi ích lâu dài để lấy lợi ích trước mắt. Nhưng cũng không thể vì lợi ích trước mắt mà hy sinh lợi ích lâu dài. Do vậy, phải kết hợp đúng đắn giữa lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài. Trong quan hệ giữa lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài, lợi ích lâu dài là cơ bản nhất.
Nên kết hợp lợi ích kinh tế và lợi ích xã hội, cũng như lợi ích vật chất và lợi ích tinh thần. Đừng vì lợi ích này mà bỏ lợi ích khác. Việc phân tích hiệu quả kinh tế các phương án cần đặt trong mối quan hệ với phân tích các lợi ích khác mà phương án mang lại. Bất kỳ một đầu tư nào mà hy sinh lợi ích đều giảm hiệu quả chung của phương án đó. Trong đại bộ phận các trường hợp, lợi ích xã hội đóng vai trò quyết định, lợi ích kinh tế là hết sức quan trọng, cần thiết.
+ Đảm bảo tính chính xác, tính khoa học và lượng hoá tối đa các chỉ tiêu:
Để đánh giá hiệu quả các phương án đầu tư XDCB cần phải dựa trên một hệ thống các chỉ tiêu có thể lượng hoá được và không lượng hoá được, tức
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
là phải kết hợp phân tích định lượng hiệu quả với phân tích định tính. Không thể thay thế phân tích định lượng bằng phân tích định tính. Tuy nhiên, định lượng chưa đủ bảo đảm tính chính xác, chưa cho phép phản ánh được mọi lợi ích cũng như mọi chi phí mà chủ thể quan tâm, nhưng không vì vậy mà bỏ qua, hoặc nhấn mạnh chung chung định tính.
Nhưng nếu phân tích chính xác, có định lượng, thì từ những căn cứ tính toán đó, hiệu quả phải được xác định chính xác, tránh chủ quan tuỳ tiện, duy ý chí, chung chung.
+Nguyên tắc về tính đơn giản và tính thực tế:
Theo nguyên tắc này, những phương pháp tính toán hiệu quả và hiệu quả kinh tế phải được dựa trên cơ sở các số liệu thông tin thực tế, đơn giản và dễ hiểu.
Tránh tình trạng sử dụng những phương pháp quá phức tạp khi chưa có đầy đủ các thông tin cần thiết hoặc những thông tin không đảm bảo độ chính xác làm giảm tính thuyết phục hoặc không hiệu quả trong đầu tư XDCB.
- Một số mô hình đánh giá hiệu quả sử dụng VĐT + Mô hình Harrod - Domar:
Mô hình tăng trưởng kinh tế đơn giản nhất và rất nổi tiếng được sử dụng khá phổ biến trên thế giới để phân tích sự phát triển kinh tế. Mô hình này được hai nhà kinh tế học: ông Roy Harrod người Anh và ông Evsey Domar ở người Mỹ nêu ra từ những năm 1940 của thế kỷ XX - đã chỉ ra mối quan hệ số gia tăng tư bản - đầu ra (ICOR) và tỷ lệ đầu tư như sau:
G = s/k Trong đó:
g: Tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế (GDP)
s: Tỷ lệ đầu tư của nền kinh tế (GDP, GNI) (Hai ông này ngầm đã giả định toàn bộ số tiền tiết kiệm chỉ dành cho đầu tư).
k: Hệ số gia tăng tư bản - đầu ra (ICOR) (Icremetal Capital Output Ratio).
Hệ số ICOR chỉ ra rằng: Để làm ra 1 đồng sản lượng đầu ra thì cần bao nhiêu đồng đầu vào.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
Như vậy, theo quan niệm của mô hình Harrod - Domar ở phương trình trên thi: tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế tỷ lệ thuận với tỷ lệ tích luỹ của nền kinh tế và tỷ lệ nghịch với hệ số ICOR. Điều đó có nghĩa là để duy trì được tốc độ tăng trưởng cao và lâu dài của nền kinh tế cần phải giữ vững và gia tăng tỷ lệ đầu tư và khống chế ở mức chấp nhận được đối với hệ số gia tăng vốn. Ví dụ, đối với nước ta, để giữ được tốc độ tăng trưởng trong năm năm tới (2006 - 2010) của nền kinh tế là 8% với hệ số ICOR là 4 thì tỷ lệ đầu tư phải đạt ở mức 32% trong GDP (hoặc GNI).
Hệ số ICOR thường gắn chặt với hiệu quả đầu tư, nếu hiệu quả đầu tư thấp, hay nói cách khác là sử dụng các nguồn vốn đã được huy động không có hiệu quả, sẽ làm cho ICOR tăng theo chiều hướng tiêu cực và làm cho tốc độ tăng trưởng kinh tế không cao, không bền vững dẫn đến gánh nặng nợ nần không những cho ngày hôm nay mà cho cả thế hệ tương lai. Tuy nhiên, như trên đã nói trong công thức này, Hai ông đã giả định rằng nền kinh tế chỉ phụ thuộc vào một yếu tố cố định là đầu tư, trên thực tế tốc độ tăng trưởng nền kinh tế, đặc biệt là chất lượng tăng trưởng còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố.
Tuy vậy, công thức này cũng phần nào phản ánh được hiệu quả của VĐT bằng định lượng.
Mô hình Harrod - Domar được ứng dụng trong việc lập kế hoạch phát triển không chỉ cho nền kinh tế mà có thể cho tất cả các ngành, các lĩnh vực (tính theo hệ số ICOR). Với hệ số ICOR ước lượng được và với mục tiêu tăng trưởng cho trước thì từ mô hình sẽ tính được tỷ lệ tiết kiệm cần thiết cho tăng trưởng. Tuy nhiên mô hình đơn giản này bỏ qua yếu tố lao động và tiến bộ công nghệ nên không phản ánh đầy đủ và chính xác của sự phát triển. Đòi hỏi phải xét đến các mô hình tăng trưởng kinh tế với hàm sản xuất nhiều biến hơn.
+ Mô hình tăng trưởng kinh tế của R.Solow
Robert Solow là Giáo sư của Khoa kinh tế, Học viện công nghệ Massachusetts, từng được giải thưởng Noben kinh tế năm 1987 cho những
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
đóng góp xuất sắc trong lý thuyết tăng trưởng và những nghiên cứu thực nghiệm về quá trình tăng trưởng. Như đã phân tích ở trên, mô hình tăng trưởng kinh tế Harrod - Domar đã đưa ra điều kiện để một nền kinh tế tăng trưởng liên tục với tốc độ không đổi, với tốc độ tăng trưởng kinh tế chỉ phụ thuộc vào một nhân tố duy nhất đó là vốn. Do vậy, ông đã đưa ra một mô hình khác là:
Q = F (K, L, t)
Trong đó: Q là sản lượng đầu ra; L là lượng đầu vào (số lượng lao động cùng trên một đơn vị thời gian); K là lượng với vật chất đầu vào (số giờ máy trên một đơn vị thời gian); t là biểu thời gian [16].
Sự xuất hiện của biểu số t trong hàng sản xuất cho phép đánh giá sự thay đổi kỹ thuật. Ở đây vì những điều kiện và lý do khác nhau chúng tôi không có đủ khả năng để phân tích và đánh giá mô hình tăng trưởng R.Solow, nhưng mô hình này đã có những kết luận sau: tăng trưởng nền kinh tế không chỉ phụ thuộc vào vốn, công nhân mà còn phụ thuộc vào nhiều nhân tố khác nữa, đặc biệt là các nhân tố tổng hợp (TFP), đó là sự gia tăng của vốn, lực lượng lao động và tiến bộ công nghệ tác động qua lại với nhau như thế nào và có ảnh hưởng tới sản lượng đầu ra (tốc độ và quy mô của GDP). Đây là điểm mấu chốt hay có thể nhận định rằng, các yếu tố đầu vào là quan trọng, nhưng quan trọng hơn cả là sử dụng chúng thế nào cho hiệu quả. Mô hình R.Solow đã được áp dụng và đánh giá tăng trưởng kinh tế ở Hoa Kỳ vào những năm 40 của thế kỷ XX. Hiện nay mô hình này đã được đánh giá và lượng hóa để xem xét các nhân tố đóng góp vào tăng trưởng của nền kinh tế như thế nào?
1.1.5.3. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư XDCB từ NSNN Huy động, sử dụng vốn đầu tư nói chung và xây dựng cơ bản nói riêng nhằm góp phần thúc đẩy tăng trưởng và phát triển nền kinh tế luôn là một vấn đề quan trọng và cần được giải quyết chặt chẽ mới mang lại hiệu quả cao nhất.
Bất cứ một ngành, một lĩnh vực nào để đi vào hoạt động đều phải thực hiện đầu tư cơ sở vật chất, tài sản cố định, vì vậy đầu tư xây dựng cơ bản luôn là