CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
2.1. Tổng quan về Ngân hàng TMCP Bản Việt
Năm 1992: Giai đoạn thành lập
Ngân hàng thành lập với tên gọi Ngân hàng TMCP Gia Định, theo giấy phép thành lập số 576/GP-UB của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh và giấy phép hoạt động số 0025/NH-CP ngày 22/08/1992 của NHNN Việt Nam trên cơ sở hợp nhất 02 Hợp tác xã tín dụng Bạch Đằng và Kỹ Thương với số vốn điều lệ ban đầu 5 tỷ đồng.
Năm 1994 – 2005: Giai đoạn vượt qua khó khăn, củng cố:
Năng lực tài chính ngày càng được nâng cao với số vốn điều lệ tăng lên 80 tỷ đồng.
Mạng lưới: 05 điểm giao dịch (01 Trụ sở chính, 02 chi nhánh, 02 phòng giao dịch).
Năm 2006: Bắt đầu phát triển Tăng vốn điều lệ lên 210 tỷ đồng.
Mạng lưới: 06 điểm giao dịch (01 Trụ sở chính, 02 chi nhánh, 03 Phòng giao dịch)
Khánh thành Trụ sở chính tại 135 Phan Đăng Lưu, P.2, Quận Phú Nhuận, Thành Phố Hồ Chí Minh. Được xếp hạng 19/29 NHTM trên cả nước về mức độ sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin do Hội tin học Việt Nam bầu chọn.
Năm 2007: Phát triển có định hướng Tăng vốn điều lệ lên 444.623 tỷ đồng
Mạng lưới: 11 điểm giao dịch (01 Trụ sở chính, 05 chi nhánh, 05 phòng giao dịch)
Mở rộng mạng lưới hoạt động tại các thành phố lớn của khu vực miền Bắc, miền Nam, miền Tây và Tây Nguyên.
Năm 2008 – 2009: Tiếp tục phát triển có định hướng
Ngày 14/02/2008: Ngân hàng đã tăng vốn điều lệ từ 444.623.000.000 đồng lên 500.000.000.000 đồng.
Ngày 18/12/2008: Ngân hàng đã tăng vốn điều lệ từ 500.000.000.000 đồng lên 1.000.000.000.000 đồng theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thay đổi lần thứ 15 số 059036 ngày 30/12/2008 của Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.HCM, Giấy chứng nhận chấp thuận của Ủy ban chứng khoán Nhà nước số 352/UBCK – GCN ngày 07/11/2008 và công văn chấp thuận của NHNN Việt Nam – Chi nhánh TP.HCM số 1774/NHNN – HCM02 ngày 06/10/2008.
Mạng lưới hoạt động ngày càng mở rộng từ 05 điểm giao dịch năm 2005 (01 Trụ sở chính, 02 chi nhánh, 02 phòng giao dịch) lên 28 điểm giao dịch năm 2008 (01 Trụ sở chính, 07 chi nhánh, 20 phòng giao dịch)
Các cổ đông lớn của Giadinhbank là các NHTM có uy tín. Ngày 18/09/2007, Giadinhbank ký kết thỏa thuận hợp tác với Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, đánh dấu bước ngoặc mới cho sự phát triển có định hướng của Giadinhbank. Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam trở thành cổ đông chiến lược đã hỗ trợ tích cực về mọi mặt trong hoạt động của Giadinhbank:
năng lực tài chính, quản trị điều hành, công nghệ thông tin…
Năm 2010 – 2011: Giai đoạn tăng tốc phát triển
Ngày 30/8/2010: được sự chấp thuận của NHNN Việt Nam, Giadinhbank chính thức tăng vốn điều lệ năm 2010 từ 1.000.000.000.000 đồng lên 2.000.000.000.000 đồng.
Ngày 25/08/2011: được sự chấp thuận của NHNN Việt Nam và Ủy ban Chứng khoán nhà nước, Giadinhbank đã hoàn thành việc nâng vốn điều lệ năm 2011 từ 2.000.000.000.000 đồng lên 3.000.000.000.000 đồng.
Ngày 09/01/2012: Giadinhbank chính thức thay đổi hệ thống nhận diện thương hiệu, với tên gọi mới là Viet Capital Joint Stock Bank
Năm 2011 – 2015: Chuyển mình mạnh mẽ
Đánh dấu bước chuyển mình mạnh mẽ bằng việc đổi tên gọi thành Ngân hàng TMCP Bản Việt (Vietcapitalbank). Ngân hàng TMCP Bản Việt chính thức giới thiệu hàng loạt sản phẩm, dịch vụ tiện ích, được phát triển dựa trên hệ thống Core Banking hiện đại, ra mắt dịch vụ ngân hàng điện tử (internet banking), ra mắt ứng dụng ngân hàng di động…
Mạng lưới hoạt động tiếp tục phát triển mạnh với 39 điểm giao dịch gồm: 01 trụ sở chính, 17 chi nhánh, 20 phòng giao dịch và 01 quỹ tiết kiệm.
Nhân sự: 1.220 tính đến cuối năm 2015.
Giải thưởng: top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam và top 200 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam do Công ty cổ phần Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) phối hợp cùng Báo VietNamNet.
2.1.2. Tầm nhìn
Trở thành Ngân hàng đa năng, hiện đại, hướng đến Khách hàng, đặc biệt với nhóm Khách hàng cá nhân và KHDN vừa và nhỏ.
2.1.3. Giá trị cốt lỗi
Tin cậy - Chúng tôi phát triển bền vững, tạo sự tin cậy cho Khách hàng, cổ đông và duy trì đạo đức kinh doanh.
Hiệu quả - Chúng tôi xây dựng chiến lược kinh doanh một cách hiệu quả, phù hợp dựa trên nền tảng bền vững.
Chuyên nghiệp - Chúng tôi luôn chuyên nghiệp trong sản phẩm, trong dịch vụ và con người.
Đổi mới và năng động - Chúng tôi luôn đổi mới để thích nghi, luôn năng động để vượt trội.
Khách hàng là trung tâm - Chúng tôi xây dựng các giá trị, sản phẩm và dịch vụ đáp ứng nhu cầu thực sự của khách hàng.
2.1.4. Sơ đồ tổ chức
Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức Vietcapitalbank
Nguồn: Vietcapitalbank Cơ cấu tổ chức mới đã và đang được triển khai với 9 khối, 1 trung tâm và các phòng ban nghiệp vụ hoạt động theo mô hình tổ chức ngân hàng hiện đại nhằm chuyên môn hóa và nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng TMCP Bản Việt.
2.1.5. Chức năng, nhiệm vụ của Ngân hàng TMCP Bản Việt:
Chức năng trung gian tài chính, bao gồm trung gian tín dụng và trung gian thanh toán giữa các doanh nghiệp trong nền kinh tế: cho vay ngắn, trung và dài hạn, cho vay theo dự án kinh doanh, nghiệp vụ thanh toán quốc tế…
Chức năng tạo tiền, tức là chức năng sáng tạo ra bút tệ góp phần gia tăng khối tiền tệ cho nền kinh tế.
Chức năng sản xuất, bao gồm việc huy động và sử dụng các nguồn lực để tạo ra sản phẩm và dịch vụ ngân hàng: huy động vốn bằng nội tệ, ngoại tệ từ dân cư và các tổ chức kinh tế với nhiều hình thức như tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn và có kỳ hạn, chứng chỉ tiền gửi…
Ngành nghề kinh doanh: Bao gồm tất cả các dịch vụ của NHTM, các sản phẩm, dịch vụ chính bao gồm:
o Dịch vụ tài khoản.
o Dịch vụ huy động vốn.
o Dịch vụ tín dụng.
o Dịch vụ bảo lãnh.
o Dịch vụ chiết khấu chứng từ.
o Dịch vụ thanh toán quốc tế.
o Dịch vụ chuyển tiền.
o Dịch vụ thẻ.
o Dịch vụ nhờ thu, bao thanh toán.
2.1.6. Vị thế của Ngân hàng TMCP Bản Việt trong hệ thống NHTM Việt Nam Thị trường tiền tệ - ngân hàng Việt Nam ngày càng cạnh tranh quyết liệt với sự xuất hiện nhiều của các ngân hàng nước ngoài, sự đổi mới và tiến lên của các ngân hàng quốc doanh lớn đang gây sức ép cho các ngân hàng cổ phần. Mặc dù thị trường Việt Nam còn nhiều cơ hội để phát triển nhưng trước khi nắm bắt được cơ hội để kinh doanh thì mỗi ngân hàng phải vượt qua thách thức, chiến thắng trong cạnh tranh để xác lập vị trí của mình trên thị trường.
Thoát khỏi cái nhìn ưu ái của xã hội về các Ngân hàng quốc doanh, các Ngân hàng cổ phần đang nỗ lực để khẳng định uy tín đối với khách hàng và đưa mình trở thành những thương hiệu lớn. Bằng nhiều cách khác nhau nhưng cùng một quyết tâm vươn lên, xác lập vị thế, khẳng định tên tuổi.
Bảng 2.1 Vị thế của VCCB so với các NHTMCP tính tới thời điểm cuối năm 2016 Đơn vị tính: Tỷ đồng
Chỉ tiêu VPBank VIB PVcombank VCCB
Tổng tài sản 228.770 104.516 113.958 32.385
Dư nợ cho vay 142.583 50.846 49.184 23.075
EBT 3.935 561 65 12
Nguồn: Công khai báo cáo thường niên của các ngân hàng Dù được thành lập và đi vào hoạt động từ năm 1992, nhưng so với các ngân hàng bạn, Ngân hàng Bản Việt có hiệu quả kinh doanh không cao, vẫn chiếm thị phần khiêm tốn, tổng tài sản tích lũy khá thấp. Năm 2012 đánh dấu bước chuyển mình mạnh mẽ bằng việc thay đổi bộ nhận diện thương hiệu (Vietcapitalbank), số điểm giao dịch của Vietcapitalbank được nâng lên 39 điểm giao dịch gồm: 01 trụ sở chính, 17 chi nhánh, 20 phòng giao dịch và 01 quỹ tiết kiệm. Tuy nhiên, cho dù địa bàn chính hoạt động tập trung ở khu vực đông dân cư, nhưng đối tượng khách hàng phần lớn chỉ là các khách hàng cá nhân, tiểu thương, doanh nghiệp nhỏ, ước tính số lượng KHDN hiện tại của ngân hàng khu vực TP HCM mới chỉ khoảng 700 doanh nghiệp, là con số quá thấp so với các NHTMCP.
Để có thể cạnh tranh và rút ngắn khoảng cách với các đối thủ cạnh tranh trong hệ thống NHTMCP về quy mô tổng tài sản, dư nợ cho vay và lợi nhuận, xây dựng vị thế thành công và vững mạnh thì Ngân hàng Bản Việt cần có những nỗ lực vượt bậc, xây dựng chiến lược phát triển bền vững và lâu dài hơn nữa.
Việc nắm bắt được vị thế như trên sẽ tạo áp lực lên chính ngân hàng để có thể xác định được các mục tiêu ngắn hạn, dài hạn, những chiến thuật phù hợp với từng thời điểm khác nhau; đồng thời luôn nâng cao khả năng quản trị và có triết lý hoạt động rõ ràng để thích ứng và phát triển vững mạnh.
2.1.7. Thực trạng hoạt động tín dụng doanh nghiệp của Ngân hàng Bản Việt Năm 2016, VietCapitalBank đạt mức lợi nhuận trước thuế hơn 12 tỷ đồng, giảm hơn 83% so với năm 2015, thấp nhất trong 8 năm qua. Năm 2017, VietCapitalBank đặt kế hoạch lợi nhuận trước thuế 25 tỷ đồng. Điều này ít nhiều cho thấy VietCapitalBank đang gặp khó khăn nhất định trong hoạt động.
Theo báo cáo của hội đồng quản trị về kết quả hoạt động năm 2016 và phương hướng năm 2017 của Ngân hàng TMCP Bản Việt – VietCapitalBank, động lực tăng trưởng chủ yếu của ngân hàng đến từ kinh doanh ngân hàng bán lẻ và KHDN nhỏ và vừa. Đồng thời, VietCapitalBank đã giảm được phụ thuộc nguồn vốn vào các khách hàng là định chế tài chính và doanh nghiệp lớn.
Bảng 2.2 Kết quả hoạt động kinh doanh Vietcapitalbank năm 2016
ĐVT: tỷ đồng
STT Chỉ tiêu Năm
2016
Năm 2015
2016 so với 2015
Kế hoạch 2016
% Kế hoạch 2016 Tuyệt
đối %
1 Tổng tài sản 32.385 29.019 3.366 12% 33.000 98%
2 Vốn điều lệ 3.000 3.000 - 0% 4.000 75%
3 Tổng vốn huy động, trong đó: 28.528 25.303 3.225 13% 28.000 102%
a Huy động từ TCKT & dân cư 24.610 18.624 5.986 32% 22.000 112%
b Huy động từ TCTD 3.918 6.679 -2.761 -41% 6.000 65%
4 Tổng dư nợ tín dụng, trong đó 23.075 17.796 5.280 30% 21.710 106%
Tổng dư nợ TCKT & dân cư 20.994 15.863 5.131 32% 19.300 109%
5 Lợi nhuận trước thuế 12 72 -59 -83% 80 12%
6 Số điểm giao dịch 47 38 47
7 Số lượng CBNV 1.487 1.228 259 21% 1.600 93%
Nguồn: Báo cáo Vietcapitalbank
VietCapitalbank tiếp tục thực hiện tái cấu trúc hệ thống quản trị điều hành tại Trụ sở chính và các Chi nhánh theo mô hình Ngân hàng hiện đại vận hành từ tháng 8/2015, đến nay Viet Capital Bank đã thực hiện thêm 2 lần tái cấu trúc mô hình tổ chức vào tháng 11/2016 và 02/2017. Và hiện bộ máy hoạt động của ngân hàng đã tinh gọn nhưng vẫn đảm đương đầy đủ chức năng nhiệm vụ và đáp ứng yêu cầu phát triển trong giai đoạn mới.
Cũng theo báo cáo nói trên, VietCapitalBank đã đáp ứng tốt các tỷ lệ an toàn hoạt động theo quy định của NHNN. Tỷ lệ nợ xấu hàng năm luôn nằm trong mức cho phép của NHNN. Nợ xấu vào cuối năm 2016 ở mức 1,3% tổng dư nợ, theo báo cáo của ban điều hành. Tuy nhiên điều đáng chú ý năm 2016 là năm thứ 2 liên tiếp VietCapitalBank đối mặt với kết quả kinh doanh sụt giảm mạnh.
Năm 2017, VietCapitalBank đặt kế hoạch lợi nhuận trước thuế tăng đến 107%
so với thực hiện năm 2016, nhưng vẫn ở mức thấp, chỉ 25 tỷ đồng. Lợi nhuận sụt giảm do ngân hàng đang trong tiến trình củng cố tổ chức hoạt động, mở rộng mạng lưới cùng nhiều thách thức từ thị trường và quy định về phân loại nợ trích lập dự phòng của NHNN đã có hiệu lực theo hướng siết chặt hơn. Bên cạnh đó, năm 2016 là năm tiếp theo VietCapitalBank phải trích lập dự phòng cho các khoản nợ đã bán cho VAMC. Đến cuối năm 2016, VietCapitalBank đã thu hồi 160 tỷ đồng nợ VAMC, dự phòng trái phiếu đảm bảo VAMC là 8 tỷ đồng và bán nợ xấu VAMC 772 tỷ đồng.
Năm 2017, ngân hàng tiếp tục theo đuổi định hướng phát triển trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu, mở rộng mạng lưới hoạt động, tăng cường xử lý nợ xấu…
Hình 2.2. Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2016 của nhóm ngân hàng có vốn điều lệ 3.000 - 5.500 tỷ đồng