CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN RỦI
2.1. Nền tảng lý thuyết về rủi ro tín dụng ngân hàng
2.1.4. Hậu quả của rủi ro tín dụng
2.1.4.1. Đối với hoạt động ngân hàng
Khi gặp rủi ro tín dụng, việc ngân hàng không thu được vốn tín dụng đã cấp và lãi cho vay, trong khi đó ngân hàng phải trả vốn và lãi cho nguồn vốn huy động khi đến hạn, điều này làm cho ngân hàng bị mất cân đối trong việc thu chi, ảnh hưởng đến quy mô hoạt động của ngân hàng thương mại.
Đồng thời, tỷ lệ nợ quá hạn cao làm cho uy tín của ngân hàng bị suy giảm, dẫn đến làm giảm khả năng huy động vốn của ngân hàng, nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến rủi ro thanh khoản, đẩy ngân hàng đến bờ vực phá sản và đe dọa sự ổn định của toàn bộ hệ thống ngân hàng.
2.1.4.2. Đối với nền kinh tế
Hệ thống ngân hàng có mối quan hệ chặt chẽ với nhiều chủ thể và nhiều lĩnh vực trong nền kinh tế. Do đó rủi ro tín dụng có ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế.
Ở mức độ thấp, rủi ro tín dụng khiến cơ hội tiếp cận vốn của khách hàng bị hạn chế, ảnh hưởng đến khả năng tăng trưởng của nền kinh tế.
Ở mức độ cao hơn, khi một ngân hàng gặp phải rủi ro tín dụng hay bị phá sản sẽ dễ xảy ra hiệu ứng dây chuyền trong toàn bộ hệ thống ngân hàng, có thể châm ngòi cho một cơn khủng hoảng tài chính ảnh hưởng đến kinh tế trong khu vực và toàn thế giới.
2.1.4.3. Đối với khách hàng
Đối với khách hàng khi không có khả năng hoàn trả vốn gốc và lãi cho ngân hàng thì họ gần như không thể tiếp cận với các nguồn vốn khác trong nền kinh tế do lịch sử vay không tốt.
Các chủ thể gửi tiền tại ngân hàng có nguy cơ không nhận lại được khoản tiền gửi và lãi nếu các ngân hàng lâm vào tình trạng phá sản.
Tóm lại, rủi ro tín dụng xảy ra dẫn đến nhiều hệ lụy không chỉ bản thân ngân hàng và cả nền kinh tế. Chính vì vậy đòi hỏi các nhà quản trị ngân hàng cần phải có những biện pháp tích cực để theo dõi hoạt động của ngân hàng và có các giải pháp phù hợp nhằm giảm thiểu rủi ro trong hoạt động tín dụng.
2.1.5. Đánh giá rủi ro tín dụng
Việc đo lường chất lượng tín dụng là rất cần thiết trong việc đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh và mức độ an toàn của ngân hàng thương mại. Việc đánh giá rủi ro tín dụng giúp các ngân hàng thương mại kiểm soát tốt hoạt động cấp tín dụng và đề ra các giải pháp thích hợp nhằm hạn chế tổn thất khi rủi ro xảy ra. Các chỉ số thường được sử dụng để đánh giá rủi ro tín dụng là:
2.1.5.1. Tỷ lệ nợ quá hạn
𝑇ỷ 𝑙ệ 𝑛ợ 𝑞𝑢á ℎạ𝑛 = 𝐷ư 𝑛ợ 𝑞𝑢á ℎạ𝑛
𝑇ổ𝑛𝑔 𝑑ư 𝑛ợ 𝑐ℎ𝑜 𝑣𝑎𝑦 𝑥 100%
Tỷ lệ trên chỉ đề cập đến những khoản nợ đã quá hạn, mà không đề cập đến những món vay có một kỳ hạn bị quá hạn (lúc này, toàn bộ dư nợ từ kỳ hạn đó trở về sau sẽ bị chuyển nợ quá hạn). Như vậy, chính xác hơn:
𝑇ỷ 𝑙ệ 𝑑ư 𝑛ợ 𝑞𝑢á ℎạ𝑛 = 𝑇ổ𝑛𝑔 𝑑ư 𝑛ợ 𝑐ó 𝑛ợ 𝑞𝑢á ℎạ𝑛
𝑇ổ𝑛𝑔 𝑑ư 𝑛ợ 𝑐ℎ𝑜 𝑣𝑎𝑦 𝑥 100%
2.1.5.2. Tỷ lệ nợ xấu
𝑇ỷ 𝑙ệ 𝑛ợ 𝑥ấ𝑢 = 𝐷ư 𝑛ợ 𝑥ấ𝑢
𝑇ổ𝑛𝑔 𝑑ư 𝑛ợ 𝑐ℎ𝑜 𝑣𝑎𝑦 𝑥 100%
Theo Baboucek and Jancar (2005), nguyên nhân chính dẫn đến sự thất bại của một ngân hàng là có một lượng lớn các khoản vay không được hoàn trả.
Trong các lý thuyết cũng như các nghiên cứu trên thế giới, có nhiều cách định nghĩa về nợ xấu. Về cơ bản, một khoản nợ được coi là nợ xấu khi quá hạn trả lãi và/
hoặc gốc trên 90 ngày; hoặc các khoản lãi chưa trả từ 90 ngày trở lên đã được nhập gốc, tái cấp vốn hoặc chậm trả theo thỏa thuận; hoặc các khoản phải thanh toán đã quá hạn dưới 90 ngày nhưng có lý do chắc chắn để nghi ngờ về khả năng khoản vay sẽ được thanh toán đầy đủ. Nói cách khác, nợ xấu được xác định dựa trên hai yếu tố: (i) quá hạn trên 90 ngày; (ii) khả năng trả nợ nghi ngờ.
Tỷ lệ nợ xấu cao so với trung bình ngành và có xu hướng tăng lên có thể là dấu hiệu cho thấy ngân hàng đang gặp khó khăn trong việc quản lý chất lượng các khoản cho vay. Ngược lại, tỷ lệ này thấp so với các năm trước cho thấy chất lượng các khoản tín dụng được cải thiện, hoặc cũng có thể ngân hàng có chính sách xóa các khoản nợ xấu hay thay đổi cách phân loại nợ.
2.1.5.3. Tăng trưởng tín dụng 𝑇ă𝑛𝑔 𝑡𝑟ưở𝑛𝑔 𝑡í𝑛 𝑑ụ𝑛𝑔
= 𝑇ổ𝑛𝑔 𝑑ư 𝑛ợ 𝑇𝐷 𝑘ỳ 𝑛à𝑦 − 𝑇ổ𝑛𝑔 𝑑ư 𝑛ợ 𝑇𝐷 𝑘ỳ 𝑡𝑟ướ𝑐
𝑇ổ𝑛𝑔 𝑑ư 𝑛ợ 𝑇𝐷 𝑘ỳ 𝑡𝑟ướ𝑐 𝑥 100%
Tăng trưởng tín dụng là sự gia tăng giá trị khoản vay qua các năm. Chỉ tiêu này dùng để so sánh sự tăng trưởng dư nợ tín dụng qua các năm để đánh giá khả năng cho vay, tìm kiếm khách hàng và tình hình thực hiện kế hoạch kinh doanh của ngân hàng. Tăng trưởng tín dụng là một yếu tố quyết định đến rủi ro tín dụng của ngân hàng (Kohler, 2012).
Tác động của tăng trưởng tín dụng đến RRTD là tác động trên cả hai mặt tích cực và tiêu cực. Khi tăng trưởng tín dụng tăng, tỷ lệ các khoản nợ xấu trên tổng dư nợ sẽ giảm; đồng thời các doanh nghiệp sử dụng nguồn vốn này để sản xuất kinh doanh hiệu quả sẽ giảm tỷ lệ nợ xấu, do đó rủi ro tín dụng giảm. Ngược lại, nếu tăng trưởng tín dụng tăng cao quá mức và các dòng vốn tín dụng này không đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh mà lại chảy vào các dòng tiền đầu cơ trong bất động sản, vàng, ngoại tệ… sẽ gây ra những bất ổn trong nền kinh tế và nguy cơ rủi ro tín dụng tăng cao.
2.1.5.4. Dự phòng rủi ro tín dụng
𝑇ỷ 𝑙ệ 𝑡𝑟í𝑐ℎ 𝑙ậ𝑝 𝑑ự 𝑝ℎò𝑛𝑔 𝑅𝑅𝑇𝐷 = 𝐷ự 𝑝ℎò𝑛𝑔 𝑅𝑅𝑇𝐷 𝑡𝑟í𝑐ℎ 𝑙ậ𝑝
𝑇ổ𝑛𝑔 𝑑ư 𝑛ợ 𝑡í𝑛 𝑑ụ𝑛𝑔 𝑥 100%
Theo Ashour M.O (2011), dự phòng rủi ro tín dụng là các khoản chi phí trích trước tính vào chi phí hoạt động của ngân hàng nhằm bù đắp tổn thất phát sinh từ các khoản vay không thu hồi được.
Theo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2013), dự phòng rủi ro là số tiền được trích lập và hạch toán vào chi phí hoạt động để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra đối với nợ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Dự phòng rủi ro gồm dự phòng cụ thể và dự phòng chung.
Như vậy, trích lập dự phòng rủi ro tín dụng là quá trình ngân hàng nhận diện và đánh giá rủi ro của khoản vay từ đó ước lượng khả năng tổn thất tài sản của ngân hàng. Khi một khoản nợ của khách hàng được xác định có khả năng rủi ro không thu hồi được một phần hay toàn bộ, ngân hàng tạo ra nguồn dự trữ để trang trải cho những tổn thất tín dụng. Nếu ngân hàng có danh mục cho vay càng rủi ro thì tỷ lệ này càng cao.
2.1.5.5. Thu nhập lãi cận biên
𝑇ℎ𝑢 𝑛ℎậ𝑝 𝑙ã𝑖 𝑐ậ𝑛 𝑏𝑖ê𝑛 = 𝑇ℎ𝑢 𝑛ℎậ𝑝 𝑙ã𝑖 − 𝐶ℎ𝑖 𝑝ℎí 𝑙ã𝑖
𝑇ổ𝑛𝑔 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛 𝑐ó sinh 𝑙ờ𝑖 𝑥 100%
Thu nhập lãi cận biên của các ngân hàng được định nghĩa là chênh lệch giữa thu nhập lãi và chi phí lãi chia cho tổng tài sản có sinh lời. Tổng tài sản có sinh lời được xác định theo các khoản mục tiền gửi tại NHNN, tại các tổ chức tín dụng, cho vay các tổ chức tín dụng khác, cho vay khách hàng, chứng khoán đầu tư. Thông qua tỷ lệ này, ngân hàng có thể kiểm soát tài sản sinh lời và đánh giá nguồn vốn nào có chi phí thấp nhất.
Thu nhập lãi ngân hàng có tác động cùng chiều đến rủi ro tín dụng. Các ngân hàng cho vay nhiều thì có thể có rủi ro cao và họ phải trích lập dự phòng nhiều, điều này buộc họ phải tính toán lợi nhuận cao hơn để bù đắp các khoản rủi ro dự kiến, tức là có mối tương quan dương.
2.1.5.6. Hệ số rủi ro tín dụng
Rủi ro tín dụng có thể được đánh giá thông qua tỷ lệ nợ xấu, được tính bằng tỷ số của tổng nợ xấu chia cho tổng dư nợ cho vay (Fadzlan Sufian & Royfaizal R.Chong (2008), Rasidah M.Said & Mohd H.Tumin (2011), Somanadevi Thiagarajan & ctg (2011)).
Một số nghiên cứu khác đo lường rủi ro tín dụng qua tỷ lệ của dự phòng rủi ro tín dụng chia cho tổng tài sản của ngân hàng (Luc Laeven & Giovanni Majnoni (2002), Nabila Zbiri & Younes Boujelbène (2011)). Quan điểm này cho rằng dư nợ
cho vay chiếm chủ yếu trong tổng tài sản nên có thể sử dụng trực tiếp giá trị tổng tài sản để tính rủi ro.
Daniel Foos & ctg (2010), Hess & ctg (2009), Ong & Heng (2012) kết hợp hai cách tính trên để tính rủi ro tín dụng. Rủi ro tín dụng được tính bằng tỷ lệ giữa dự phòng rủi ro tín dụng năm t so với dư nợ năm t-1. Cách đo lường này xét đến vấn đề trích lập dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra đối với từng khoản nợ cụ thể nên phản ánh chính xác hơn về rủi ro tín dụng. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2013) định nghĩa nợ xấu là nợ thuộc các nhóm 3, 4 và 5, nhưng việc trích lập dự phòng rủi ro tín dụng đã được thực hiện từ nợ thuộc nhóm 2. Vì vậy tác giả đo lường rủi ro tín dụng theo phương pháp của Daniel Foos & ctg (2010), Hess & ctg (2009), và được tính như sau:
Rủi ro tín dụng (𝐿𝐿𝑅𝑖,𝑡) = Giá trị trích lập dự phòng rủi ro tín dụng ngân hàng i năm t Tổng dư nợ ngân hàng i năm (t−1)
Giá trị trích lập dự phòng rủi ro tín dụng là số tiền được trích lập và hạch toán vào chi phí hoạt động để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra đối với nợ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Dự phòng rủi ro bao gồm dự phòng cụ thể và dự phòng chung. Dự phòng cụ thể là số tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra đối với từng khoản nợ theo tỷ lệ cụ thể như nhóm 1: 0%; nhóm 2: 5%; nhóm 3: 20%; nhóm 4: 50%; và nhóm 5: 100%. Dự phòng chung là số tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra nhưng chưa xác định được khi trích lập dự phòng. Số tiền dự phòng chung phải trích được xác định bằng 0.75% tổng số dư các khoản nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4, trừ các khoản tiền gửi (trừ tiền gửi thanh toán) tại tổ chức tín dụng trong nước, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam theo quy định của pháp luật và tiền gửi tại tổ chức tín dụng nước ngoài; và khoản cho vay, mua có kỳ hạn giấy tờ có giá đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác tại Việt Nam.