CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN RỦI
3.3. Thực trạng rủi ro tín dụng tại Việt Nam giai đoạn 2007-2015
3.3.1. Tăng trưởng tín dụng
Trong thời gian qua, hoạt động tín dụng của các Ngân hàng Việt Nam đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển với các kết quả đạt được như sau:
Bảng 3.4: Tỷ lệ tăng trưởng tín dụng từ năm 2007 đến năm 2015
Năm 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015
Tăng trưởng tín dụng 53.89 25.43 39.57 27.7 13 8.94 12.51 12.62 17.29
Hình 3.3: Tỷ lệ tăng trưởng tín dụng của hệ thống ngân hàng Việt Nam giai đoạn 2007-2015.
Nguồn: BCTN Ngân hàng Nhà nước Việt Nam giai đoạn 2007-2015.
53.89
25.43
39.57
27.7
13 8.94 12.51 12.62 17.29
0 10 20 30 40 50 60
2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015
Tăng trưởng tín dụng
Giai đoạn 2007-2009 có tốc độ tăng trưởng tín dụng rất cao, đạt mức cao nhất vào năm 2007 là 53,89%. Sự gia tăng đột biến của tốc độ tăng trưởng tín dụng trong năm 2007 là kết quả của việc Ngân hàng Nhà nước mở rộng cung tiền. Giai đoạn tăng trưởng tín dụng quá cao tiềm ẩn nhiều rủi ro cho hoạt động của hệ thống ngân hàng. Sự hoạt động sôi nổi và phát triển mạnh của lĩnh vực chứng khoán, bất động sản và tiêu dùng đã tác động đến hoạt động của ngân hàng. Năm 2008, mục tiêu của Chính phủ Việt Nam trong thời gian này tập trung mạnh mẽ vào kiềm chế lạm phát, do đó việc thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt trong thời gian này được xem là hợp lý nhằm bình ổn nền kinh tế. Việc áp dụng chính sách tiền tệ thắt chặt đã làm cho lãi suất trong nền kinh tế tăng cao, các Ngân hàng thương mại cũng mạnh tay đưa ra những biểu lãi suất tiền gửi hấp dẫn nhằm thu hút lượng tiền nhàn rỗi ngoài thị trường. Tương ứng với mức lãi suất tiền gửi, lãi suất cho vay cũng tăng lên, điều này đã khiến các doanh nghiệp, cá nhân gặp không ít khó khăn khi vay vốn ngân hàng, do đó tốc độ tăng trưởng tín dụng đã sụt giảm mạnh so với năm 2007. Năm 2009, với mục tiêu giúp nền kinh tế Việt Nam phục hồi, Ngân hàng Nhà nước đã điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt và thận trọng thông qua các giải pháp giảm lãi suất, giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc, thực hiện nhiều chương trình hỗ trợ lãi suất cho các doanh nghiệp vay vốn, hỗ trợ tín dụng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng như các vùng kinh tế nông nghiệp, nông thôn… Các chương trình này đã góp phần khuyến khích hoạt động sản xuất kinh doanh của các tổ chức, cá nhân, do đó các tổ chức tín dụng tài trợ vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh cũng tăng lên, tốc độ tăng trưởng tín dụng đã tăng trưởng lại và đạt mức 39,57%.
Năm 2010, lạm phát có dấu hiệu tăng trở lại, Ngân hàng nhà nước đã điều hành chính sách tiền tệ thận trọng, linh hoạt theo nguyên tắc thị trường, điều hành lãi suất cho vay theo cơ chế thỏa thuận, góp phần ổn định nền kinh tế vĩ mô và kiểm soát lạm phát. Hoạt động ngân hàng lúc cũng sôi nổi tuy nhiên tốc độ tăng trưởng tín dụng có phần sụt giảm hơn so với trước và đạt 27,7%. Năm 2011, nền kinh tế Việt Nam đối mặt với nhiều rủi ro thách thức khi nên kinh tế thế giới biến động phức tạp dước tác động của cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu và ảnh hưởng của khủng
hoảng tài chính toàn cầu. Lạm phát trong nước tăng cao và ở mức 18,7%. Ngân hàng nhà nước đã thực thi chính sách tiền tệ nhằm kiểm soát lạm phát, giữ ổn định tăng trưởng kinh tế do đó lãi suất chịu áp lực gia tăng. Ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình vay vốn của tổ chức và cá nhân trong nền kinh tế, tốc độ tăng trưởng tín dụng chỉ đạt mức 13%. Sau giai đoạn tăng trưởng nóng, cùng với những khó khăn trước diễn biến phức tạp từ cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu và cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, hoạt động tín dụng ngân hàng gặp nhiều khó khăn. Đồng thời nợ xấu tăng cao, các Ngân hàng thương mại đã thận trọng trong hoạt động cho vay nhằm giảm thiểu rủi ro, tăng trưởng tín dụng đã chững lại và chỉ đạt 8,94%.
Từ cuối năm 2013, tăng trưởng tín dụng dù không tăng mạnh (đạt mức 12,51%) song đã tăng 3,57% so với năm trước. Nền kinh tế thế giới trong giai đoạn này bắt đầu hồi phục. Tại Việt Nam, Chính phủ đã sử dụng chính sách tiền tệ, tài khóa thắt chặt (đưa ra hạn mức tăng trưởng tín dụng, tăng lãi suất điều hành, cắt giảm chi tiêu công…) nhằm ổn định kinh tế vĩ mô và kiềm chế lạm phát.
Năm 2014-2015, tỷ lệ tăng trưởng tín dụng đạt mức 17,29%. Thời gian này, NHNN đã triển khai hàng loạt biện pháp nhằm cải thiện tín dụng, phát triển lành mạnh hệ thống ngân hàng, góp phần khôi phục nền kinh tế thông qua việc điều tiết giảm mặt bằng lãi suất, cơ cấu lại nợ, ban hành các chính sách tín dụng đối với một số ngành, lĩnh vực đặc thù để khơi thông tín dụng… Ngoài ra, các Ngân hàng thương mại cũng triển khai hàng loạt các chương trình ưu đãi, các gói sản phẩm mới và linh hoạt nhằm thúc đẩy tín dụng tăng trưởng.