Thực trạng nền kinh tế tại Việt Nam giai đoạn 2007-2015

Một phần của tài liệu Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Rủi Ro Tín Dụng Tại Các Ngân Hàng (Trang 37 - 41)

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN RỦI

3.2. Thực trạng nền kinh tế tại Việt Nam giai đoạn 2007-2015

Bảng 3.2: Tốc độ tăng trưởng GDP thực năm 2007 đến năm 2015

Năm 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015

%GDP 8.46 6.31 5.32 6.42 6.24 5.25 5.42 5.98 6.68

Hình 3.1: Tốc độ tăng trưởng GDP thực năm 2007 đến năm 2015 Nguồn: Tổng cục thống kê

Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước GDP đạt mức cao trong những năm 2006 – 2007, sau đó giảm mạnh từ năm 2008 đến nay. 10 năm qua, GDP bình quân ước đạt 6,5%/năm; trong đó, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 5 năm 2006 - 2010 ước đạt 7%/năm và năm giai đoạn thứ hai (từ năm 2011 - 2015) đạt khoảng 5,9%/năm. GDP của Việt Nam đã có bước tăng trưởng tới hơn 4 lần trong 10 năm. Nếu như năm 2006, quy mô GDP chưa đến 1 triệu tỷ đồng, thì đến năm 2015, quy mô của nền kinh tế đã lên tới gần 4,2 triệu tỷ đồng.

Giai đoạn 2006-2010, mặc dù quy mô kinh tế năm 2010 tăng gấp 2 lần năm 2006 nhưng tốc độ tăng trưởng thấp hơn nhiều so với giai đoạn trước. Năm 2007, sự kiện Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức thương mại thế giới WTO và tổ chức thành công Hội nghị cấp cao APEC lần thứ 14, điều này đã thúc đẩy cho nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng, mở rộng thị phần và tăng kim ngạch xuất khẩu, tốc độ tăng trưởng GDP thực cao và đạt 8,5%. Ngoài ra, trên tinh thần hội nhập quốc tế, Việt Nam thực thi nhiều cam kết trong khuôn khổ WTO và các hiệp định song phương và đa phương đã thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động sản xuất kinh doanh, những điều kiện thuận lợi này đi đôi với môi trường chính trị và pháp

8.46

6.31

5.32

6.42 6.24

5.25 5.42

5.98

6.68

2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015

Tốc độ tăng trưởng GDP

%GDP

luật ổn định đã thu hút nhiều dòng chảy vốn từ các quốc gia trên thế giới vào Việt Nam, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Thời gian này các ngân hàng thương mại trong nước đã có sự tích cực chuẩn bị để thích ứng với môi trường cạnh tranh mới, chuẩn bị cổ phần hóa các ngân hàng thương mại quốc doanh, tăng vốn điều lệ các ngân hàng thương mại cổ phần, nâng cao chất lượng và đa dạng hàng hóa dịch vụ, hiện đại hóa công nghệ. Tuy nhiên kể từ 2008, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam chậm lại do chịu sự ảnh hưởng nặng nề của cuộc khủng hoảng và suy thoái toàn cầu. Hội nhập kinh tế tuy rất có lợi cho Việt Nam nhưng cũng từ đó nền kinh tế Việt Nam cũng phụ thuộc ít nhiều vào các nước trên thế giới, việc giá nguyên liệu thế giới tăng cao đã gây sức ép không nhỏ cho nền kinh tế Việt Nam, điều này cũng tạo áp lực lạm phát và tăng trưởng kinh tế. Trong giai đoạn này, dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam cũng ít đi do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Chính phủ trong thời gian này đã đưa ra chính sách một cách linh hoạt để hạn chế những ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu: chính sách tài khóa và tiền tệ thắt chặt khi xuất hiện áp lực lạm phát và bất ổn kinh tế, ngược lại khi lạm phát có dấu hiệu suy giảm thì thực hiện chính sách nới lỏng. Năm 2010, tăng trưởng GDP giảm xuống chỉ còn 5,4%, mức tăng trưởng thấp nhất trong vòng 12 năm.

Từ năm 2011 đến nay, tốc độ tăng trưởng kinh tế của nước ta thấp hơn giai đoạn 2006-2010 do đối diện với nhiều thách thức và khó khăn, song kinh tế Việt Nam vẫn đạt mức tăng trưởng khi GDP (2010 – 2015) đạt trên 5%.

Khi nền kinh tế tăng trưởng và phát triển, các chủ thể trong nền kinh tế hoạt động hiệu quả hơn, có khả năng trả nợ tốt hơn nên rủi ro tín dụng giảm. Ngược lại, khi nền kinh tế suy thoái, khả năng trả nợ của khách hàng khó khăn nên rủi ro tín dụng tăng cao.

3.3.2. Tỷ lệ lạm phát

Bảng 3.3: Tỷ lệ lạm phát từ năm 2007 đến năm 2015

Năm 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015

Tỷ lệ lạm phát 8.3 23 6.9 9.2 18.7 9.2 6.6 4.1 0.6

Hình 3.2: Tỷ lệ lạm phát của Việt Nam từ năm 2007 đến năm 2015 Nguồn: Tổng cục thống kê

Từ năm 2007 đến nay, lạm phát tại Việt Nam có nhiều biến động mạnh và có xu hướng giảm từ năm 2012.

Năm 2006 – 2007, Việt Nam vẫn giữ được tỷ lệ lạm phát ở mức dưới 2 con số.

Tuy nhiên đến năm 2008 tỷ lệ lạm phát gia tăng rất nhanh lên tới 23%. Trong thời gian này kinh tế Việt Nam chịu sự ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, giá dầu và giá nguyên vật liệu đầu vào tăng liên tục khiến chi phí sản xuất tăng cao. Các chính sách của Chính phủ Việt Nam trong thời gian này tập trung vào kiềm chế lạm phát.

Năm 2009 – 2010, lạm phát của Việt Nam đã giảm đáng kể và giữ ở mức 1 con số. Tuy nhiên đến 2011, lạm phát của Việt Nam tăng đột biến lên tới 18,7%.

Nguyên nhân của tình trạng lạm phát cao trong năm 2011 về là do tình hình lạm phát trên thế giới diễn ra phức tạp, đồng thời giá cả dầu thô, nguyên vật liệu và các mặt hàng quan trọng tăng cao đã tạo nên áp lực lên lạm phát tại Việt Nam. Đồng thời tín dụng tăng nhanh đã làm cho giới đầu cơ đẩy giá bất động sản tăng cao trong một thời gian dài, đặt nền kinh tế trong trạng thái “bong bóng” bất động sản, “bong

8.3

23

6.9

9.2

18.7

9.2

6.6

4.1 0 0.6

5 10 15 20 25

2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015

INF

INF

bóng” bất động sản khuyến khích người dân tiết kiệm ít đi và tiêu dùng nhiều hơn, tạo áp lực cho giá cả… Trước tình hình trên, Chính phủ đã đề ra chủ trương với các biện pháp mạnh nhằm kiềm chế lạm phát, CPI hàng tháng giảm nhanh, bắt đầu từ 8/2011.

Từ năm 2012 đến 2015, lạm phát tại Việt Nam luôn được duy trì ở mức ổn định và có xu hướng giảm dần. Mặc dù mức lạm phát này vẫn được cho là khá cao so với các nước trong khu vực, nhưng tổng thể tỷ lệ này đã thể hiện nỗ lực rất lớn của Việt Nam trong việc kiểm soát giá cả. Tuy nhiên nếu duy trì lạm phát ở mức thấp trong khi nền kinh tế vẫn chưa hoàn toàn được cải thiện, tổng cầu trong nền kinh tế suy giảm cũng sẽ gây ra những khó khăn nhất định cho nền kinh tế.

Một phần của tài liệu Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Rủi Ro Tín Dụng Tại Các Ngân Hàng (Trang 37 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)