Kiến nghị đối với Chính phủ

Một phần của tài liệu Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Rủi Ro Tín Dụng Tại Các Ngân Hàng (Trang 71 - 74)

5.2. Một số khuyến nghị nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam

5.2.1. Kiến nghị đối với Chính phủ

5.2.1.1. Tiếp tục duy trì môi trường kinh tế, chính trị - xã hội ổn định

Về chính trị, mặc dù trong bối cảnh hiện nay nền kinh tế Việt Nam được đánh giá là khá ổn định nhưng Chính phủ vẫn cần tiếp tục duy trì tốt để giữ vững niềm tin của công chúng và các nhà đầu tư.

Về kinh tế, Chính phủ cần xây dựng chính sách kinh tế vĩ mô ổn định và hợp lý, tạo môi trường thuận lợi cho toàn bộ nền kinh tế phát triển bền vững như điều chỉnh ưu tiên về đầu tư công, kiểm soát tăng trưởng cung tiền và tín dụng, giảm thâm hụt ngân sách. Chính phủ nên mạnh dạn đóng cửa các doanh nghiệp và TCTD làm ăn không hiệu quả để giúp các ngân hàng tránh được những khách hàng gây rủi ro trong kinh doanh.

Hoạt động của nền kinh tế thị trường phụ thuộc rất nhiều vào vấn đề lạm phát.

Lạm phát gia tăng sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến tất cả các mặt hoạt động trong nền kinh tế và một trường hợp điển hình là làm cho RRTD của các NHTM Việt Nam gia tăng theo như kết quả nghiên cứu. Do đó, Chính phủ cần thực thi chính sách tiền tệ kết hợp với chính sách tài khóa một các hợp lý, một mặt giúp kiềm chế lạm phát, góp phần ổn định nền kinh tế thị trường; mặt khác giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bà bảo đảm an sinh xã hội.

5.2.1.2. Tạo lập và hoàn thiện môi trường pháp lý bảm đảm an toàn tín dụng Trong hoạch định chính sách, không những cần cân đối giữa các mục tiêu phát triển kinh tế và ổn định tiền tệ mà còn phải quan tâm đến sự phát triển bền vững của các NHTM, tránh tình trạng thắt chặt hoặc nới lỏng quá mức, thay đổi định hướng đột ngột sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến lợi ích của NHTMCP.

Chính phủ và các cơ quan hữu quan cần xây dựng một cơ sở pháp lý đầy đủ và rõ rang ở tất cả mọi lĩnh vực trong nền kinh tế. Hoạt động của các NHTMCP rất đa dạng, trong đó hoạt động sôi nổi nhất và chịu rủi ro nhất là hoạt động tín dụng. Do đó, việc kiện toàn hệ thống pháp luật cũng như những chính sách và quy định chung về các hoạt động có liên quan đến hoạt động cấp tín dụng là rất cần thiết, tạo ra môi trường pháp lý lành mạnh để khuyến khích sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp, đồng thời bảo vệ lợi ích chính đáng cho các NHTMCP.

5.2.1.3. Hỗ trợ NHTMCP xử lý nợ xấu

Hiện nay, thị trường mua bán nợ xấu vẫn chưa được xử lý một cách hiệu quả, lượng nợ xấu của các NHTMCP vẫn còn tồn đọng rất nhiều, ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả hoạt động của các NHTM cũng như hệ thống tài chính của Việt Nam. Các chính sách quy định của Nhà nước về hoạt động của các công ty này chưa rõ ràng, cụ thể và chưa đáp ứng được yêu cầu xử lý nợ xấu của các NHTMCP. Các công ty này khi mua lại nợ xấu của các NHTMCP thì dễ nhưng để xử lý các khoản nợ xấu này thì còn đòi hỏi rất nhiều yếu tố phức tạp, phải được sự đồng ý của người đi vay bởi trong trường hợp này người cho vay và các công ty xử lý nợ xấu không được toàn quyền xử lý nợ xấu và bán đấu giá tài sản bảo đảm. Do đó, Chính phủ và các cơ quan hữu quan cần ban hành nhiều quy định hướng dẫn, khung pháp lý có liên quan cũng như tham khảo ở các nước phát triển trên thế giới nhằm tăng cường vai trò của Công ty mua bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp (DATC) thuộc Bộ Tài chính hay Công ty quản lý tài sản của các TCTD Việt Nam (VAMC), cần tập trung tạo cơ chế pháp lý cho VAMC, trong đó tạo cơ chế mở hơn, quyền lực lớn hơn cho VAMC để giúp các NHTMCP xử lý nợ xấu nhanh hơn và hiệu quả, tăng tính thanh khoản cho thị trường.

Hoàn thiện cơ chế pháp lý trong việc xử lý tài sản đảm bảo. Sửa đổi, bổ sung các quy định góp phàn giảm thiểu những rủi ro pháp lý, cản trở việc thực thi quyền xử lý tài sản bảo đảm của bên nhận bảo đảm.

Thực tiễn trong việc xử lý tài sản bảo đảm thời gian qua cho thấy, nếu tiếp tục duy trì cơ chế xử lý như hiện nay thì thời gian xử lý tài sản bảo đảm thường kéo dài, các thỏa thuận trong hợp đồng bảo đảm không được thực hiện nghiêm túc do phụ thuộc vào thiện chí của chủ sở hữu. Điều này ảnh hưởng đến tiến trình xử lý nợ xấu, xử lý tài sản bảo đảm.

Do đó, Chính phủ cần tạo lập hành lang pháp lý thúc đẩy việc bên nhận bảo đảm được quyền tiếp cận tài sản bảo đảm để xử lý hợp pháp, nhanh chóng. Theo đó, bên cạnh quyền khởi kiện theo thủ tục tố tụng rút gọn, bên nhận bảo đảm có quyền tự

thu hồi tài sản bảo đảm dựa trên nguyên tắc không vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội.

Một phần của tài liệu Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Rủi Ro Tín Dụng Tại Các Ngân Hàng (Trang 71 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)