CHƯƠNG 3: MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG SINH LỢI CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM
4.1 Sơ lược về tình hình hoạt động của các Ngân hàng Thương mại Việt Nam giai đoạn hiện nay
Cùng điểm qua một vài nét về tình hình hoạt động của ngân hàng thời gian vừa qua qua một số mặt: tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu, tỷ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản, tình hình huy động vốn, hoạt động tín dụng và thực trạng nợ xấu.
4.1.1 Tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu
Bảng 4.1: ROE của một số NHTM Việt Nam và ROE bình quân ngành giai đoạn 2005 - 2015
Đơn vị tính: % (Nguồn: Báo cáo tài chính của các NHTM Việt Nam)
Năm Ngân Hàng
2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015
Vietinbank 10,36 11,32 14,1 15,7 10,3 22,2 26,8 19,9 13,2 10,5 2,26 Vietcombank 0,20 29,42 19,2 19,7 25,6 22,6 17,0 12,6 10,3 10,8 12,0 BIDV 14,98 15,28 15,9 15,8 18,1 17,9 13,1 10,1 13,8 15,2 16,9 MB Bank 20,77 21,07 20,0 16,9 20,2 22,1 20,7 20,6 16,3 15,8 19,6 Sacombank 15,71 19,76 27,3 12,6 18,2 14,7 14,4 7,17 14,3 13,2 5,07 ACB 32,98 33,89 44,2 31,5 24,6 21,7 27,5 6,38 6,57 7,65 8,16 Eximbank 15,09 18,54 11,2 7,43 8,64 13,5 20,4 13,1 4,32 0,39 0,29 ROE ngành 14,79 16,46 11,7 16.3 17,7 19,0 19,7 14,3 10,9 10,0 11,8
Trong giai đoạn nền kinh tế Việt Nam chịu tác động bởi các áp lực do hội nhập gây ra, tỷ suất sinh lợi ROE của các ngân hàng vẫn duy trì ổn định trong giai đoạn 2005 - 2015. Theo số liệu bảng 4.1, ROE trung bình ngành đều tăng qua các năm, từ 14,79% vào năm 2005 lên đến 19,7% vào năm 2011, có phần sụt giảm vào
năm 2007. Tuy nhiên mức tỷ suất sinh lợi ROE này có dấu hiệu giảm vào hai năm sau đó, năm 2012 đến 2014. Nguyên nhâm năm 2011, dưới áp lực buộc phải gia tăng vốn điều lệ đến trước ngày 31/12/2011, theo Nghị định 141/2006/NĐ-CP, đã làm cho vốn chủ sở hữu của các ngân hàng tăng quá nhanh. Mặt khác, đây có thể xem là thời kỳ mà nợ xấu đang là bước cản trở hoạt động tín dụng của ngân hàng đối với nền kinh tế, vì thế các ngân hàng phải trích lập dự phòng với mức cao. Một số ngân hàng có dấu hiệu sụt giảm về ROE khá mạnh, điển hình là Eximbank với mức ROE vào năm 2011 đạt 20,48% và sụt giảm mạnh mẽ đến cuối năm 2014, ROE chỉ còn ở mức 0,39%. Đến năm 2015, tỷ lệ sinh lợi ROE ngành có dấu hiệu tăng trở lại từ 10% vào năm 2014 lên 11,8% vào năm 2015
4.1.2 Khả năng sinh lợi trên tổng tài sản:
Bảng 4.2: ROA của một số NHTM Việt Nam và ROA trung bình ngành giai đoạn 2005 - 2015
Đơn vị tính: %
(Nguồn: báo cáo tài chính của các NHTM Việt Nam)
Năm Ngân hàng
2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 Vietinbank 0,35 0,48 0,76 1,00 0,59 1,12 1,51 1,28 1,08 0,93 0,17 Vietcombank 1,01 1,89 1,31 1,29 1,64 1,50 1,25 1,13 0,99 0,88 0,85 BIDV 0,78 0,76 0,84 0,88 1,09 1,18 0,83 0,58 0,78 0,83 0,85 MB Bank 1,48 1,94 2,28 1,88 2,07 1,95 1,54 1,48 1,28 1,31 1,19 Sacombank 1,65 2,40 3,13 1,44 1,94 1,40 1,41 0,68 1,38 1,31 0,42 ACB 1,51 1,47 2,71 2,32 1,61 1,25 1,32 0,34 0.48 0,55 0,54 Eximbank 0,21 1,74 1,78 1,74 1,99 1,85 1,94 1,20 0,39 0,03 0,03 ROA ngành 1,44 1,66 1,41 1,22 1,39 1,24 1,28 0,86 0,8 1,17 1,20
Nhìn chung, tỷ lệ ROA của các ngân hàng Việt Nam tương đối ổn định trong giai đoạn 2005 đến 2007. Giai đoạn 2007 - 2012 là giai đoạn kinh tế vĩ mô bất ổn với lạm phát cao, chính sách thắt chặt tiền tệ, tín dụng bất động sản giảm từ 2009 - 2010 và đóng băng từ 2011, tín dụng cấp cho khối doanh nghiệp nhà nước cũng bị thắt chặt trong tỷ trọng dư nợ cho vay. Kết quả trên dẫn đến khối tài sản có của các ngân hàng có sự giảm sút. Khi tín dụng thắt chặt, thu nhập lãi thuần giảm và từ đó kéo theo ROA giảm. Số liệu bảng 4.2 cho thấy, ROA giảm dần từ 1,41% (năm 2007) xuống 1,28% (năm 2011), đặc biệt là các ngân hàng Sacombank và ACB.
Những con số này vẫn chưa có sự khả quan hơn trong giai đoạn từ 2012 đến 2014, khi đây là giai đoạn quản lý chặt chẽ hoạt động của ngân hàng, công cuộc tái cơ cấu, xiết chặt tín dụng, và tích cực giải quyết nợ xấu là những biện pháp NHNN đặt ra cho ngành. Năm 2013, ROA tiếp tục giảm xuống còn 0,8% và có phần cải thiện bắt đầu từ 2014; đến năm 2015, tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản đã tăng lên 1,2%.
4.1.3 Tình hình huy động vốn
Nhìn chung, trong giai đoạn 2005 – 2015, hoạt động huy động vốn của các NHTMCP Việt Nam luôn có sự tăng trưởng khá cao, số dư tiền gửi bình quân đều tăng qua các năm. Mặc dù vậy, tốc độ tăng trưởng huy động vốn lại có xu hướng giảm xuống kể từ sau năm 2010 cho đến năm 2015. Các ngân hàng có quy mô nhỏ thường có tỷ lệ tăng trưởng tiền gửi cao hơn các ngân hàng có quy mô lớn, do các ngân hàng nhỏ hơn dễ rơi vào tình trạng khan hiếm vốn hơn nên thường duy trì mức lãi suất ưu đãi hơn và đi kèm vào các gói khuyến mại hấp dẫn người gửi tiền.
Bảng 4.3: Tổng tiền gửi khách hàng bình quân tại các NHTM Việt Nam giai đoạn 2005 - 2015
(Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam)
Trong những tháng đầu năm 2008, để đối phó với tình hình lạm phát tăng cao, NHNN thực hiện các biện pháp thắt chặt tiền tệ như tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc, tăng lãi suất tái chiết khấu, lãi suất tái cấp vốn, phát hành tín phiếu bắt buộc. Mặt bằng lãi suất tiền gửi khách hàng biến động làm cho hoạt động huy động vốn của các NHTM gặp khó khăn. Để đảm bảo khả năng thanh toán, các NHTM liên tục điều chỉnh tăng lãi suất huy động tiền gửi tiết kiệm cao nhất lên tới 13,8%/năm. Bên cạnh việc điều chỉnh tăng lãi suất huy động tiền gửi ở tất cả các kỳ hạn, các NHTM còn áp dụng các chương trình tiết kiệm siêu lãi suất với mức lãi suất huy động cao nhất lên tới 13-14,4%/năm. Cạnh tranh lãi suất giữa các ngân hàng diễn biến theo chiều hướng phức tạp làm cho việc huy động vốn gặp nhiều khó khăn. Tốc độ tăng trưởng tiền gửi khách hàng trung bình năm 2008 đạt 11,93% và tăng đều đến năm 2010 (theo số liệu bàng 4.3), đạt 36,4%. Từ năm 2011, tốc độ tăng trưởng giảm dần, bình quân chỉ tăng trưởng khoảng 20%/năm, đến năm 2015, tốc độ tăng trưởng chỉ còn ở mức 13,6%.
Năm 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 SD BQ
(tỷ đồng) 13,8 18,9 25,5 28,5 35,6 48,6 54,4 69,1 85,8 100.9 114,4
Tốc độ tăng trưởng(%)
32,1 36,5 34,9 11,9 24,8 36,4 11,9 26,9 24,1 17,6 13,6
4.1.4 Hoạt động tín dụng
Đồ thị 4.1: Tỷ trọng tín dụng/GDP và tốc độ tăng trưởng tín dụng giai đoạn 2005 - 2015
(Nguồn: World Bank)
Nhìn vào đồ thị 4.1, ta thấy quy mô cấp tín dụng của ngành ngân hàng trên tổng GDP tăng hàng năm từ 2005 đến 2015 và đỉnh điểm là vào năm 2010. Trong giai đoạn 2007 - 2009, tín dụng tập trung chủ yếu vào lĩnh vực bất động sản và doanh nghiệp nhà nước, biểu hiện là tốc độ tăng trưởng tính dụng giai đoạn này khá cao: năm 2007 tín dụng tăng trưởng 53,9%, đến năm 2009, tỷ lệ này đã giảm nhưng vẫn còn khá cao ở mức 32,9%. Tuy nhiên, với quy mô tín dụng lớn, ngành ngân hàng đồng thời gánh chịu hậu quả, đó chính là thanh khoản và nợ xấu. Sau đây là bảng số liệu về thực trạng nợ xấu của các Ngân hàng Thương mại Việt Nam.
65% 69%
88% 87%
113%
125%
110% 105% 108%
97% 95%
31% 26%
53.90%
25.40%
36.20% 27.70%
10.90%
8.90% 12.50% 13% 13.50%
0%
20%
40%
60%
80%
100%
120%
140%
160%
180%
2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 Tăng trưởng tín dụng Tín dụng/GDP
Bảng 4.4: Tỷ lệ nợ xấu của các NHTM Việt Nam giai đoạn 2005 - 2015
Đơn vị tính: % Năm 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 Tỷ lệ
nợ xấu
3,18 2,8 2,0 3,5 2,2 2,21 3,07 4,08 3,61 3,25 2,6
(Nguồn: Ngân hàng nhà nước Việt Nam)
Năm 2008, giá bất động sản và CPI tăng cao khiến Chính phủ phải thắt chặt chính sách tiền tệ, hạn chế tín dụng phi sản xuất. Lãi suất bắt đầu tăng đột biến, có khi lên đến 24% khiến cho doanh nghiệp khó tiếp cận vốn. Tồn kho bất động sản tăng trong giai đoạn 2008 - 2013. Giá bất động sản làm suy giảm giá trị đảm bảo cho khoản vay, từ đó làm tăng phần khoản vay không được đảm bảo, dẫn đến nguy cơ không thu hồi nợ được và dẫn đến nợ xấu. Tương tự, các khoản cho vay doanh nghiệp nhà nước không được các doanh nghiệp sử dụng hiệu quả dẫn đến hoạt động thua lỗ không thanh toán được nợ vay đúng hạn, và khoản vay trở thành nợ xấu.
Điều này giải thích vì sao nợ xấu gia tăng mạnh trong những năm 2010 - 2013. Sau giai đoạn tăng trưởng nóng cùng với những hệ quả để lại, Chính phủ tiến hành các phương án tái cấu trúc hệ thống TCTD, cùng với việc thành lập công ty mua bán nợ VAMC, đến năm 2013, nợ xấu đã giảm xuống 3,61% và tiếp tục giảm còn 2,6 % vào cuối năm 2015 (theo số liệu trình bày tại bảng 4.4)