Một số ý kiến đề xuất

Một phần của tài liệu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Khả Năng Sinh Lợi Của Các Ngân Hàng (Trang 66 - 69)

5.2.1 Ý kiến đề xuất từ kết quả của mô hình

Qua một số nhận xét về kết quả thực nghiệm, nghiên cứu xin đề xuất một số kiến nghị, góp ý cho vấn đề khả năng sinh lợi của ngân hàng đối với hệ thống ngân hàng thương mại hiện nay như sau:

(1) Nâng cao hoạt động tín dụng nhưng kiểm soát chặt chẽ nợ xấu thông qua nhân tố chất lượng tài sản:

Dư nợ cho vay tăng sẽ kéo theo lợi nhuận tăng, nhưng nợ xấu sẽ làm cho lợi nhuận giảm đi. Do vậy, để cải thiện khả năng sinh lợi trong những năm tới; một mặt cần đẩy mạnh hoạt động tín dụng, tăng cường quảng bá, để tăng sức cạnh tranh trên thị trường; mặt khác các ngân hàng cần tập trung xử lý nợ xấu của những năm trước, lành mạnh hóa tài chính bởi nợ xấu chứa đựng nguy cơ đổ vỡ hệ thống ngân hàng. Gánh nặng nợ xấu làm cho chi phí của các NHTM Việt Nam gia tăng, khả

năng huy động vốn và cho vay đối với nền kinh tế suy giảm, lòng tin của dân chúng với hệ thống ngân hàng giảm và uy tín quốc tế với hệ thống ngân hàng cũng suy giảm. Ngoài việc tập trung xử lý nợ xấu đã phát sinh từ những năm trước, các ngân hàng cũng cần có biện pháp kiểm soát và ngăn chặn nợ xấu trong tương lai.

(2) Kiểm soát chi phí thông qua nhân tố chi phi hoạt động:

Chi phí hoạt động tác động trực tiếp đến lợi nhuận. Đó là điều hiển nhiên.

Các ngân hàng cần cân nhắc cắt giảm chi phí hoạt động hợp lý để góp phần tích cực cho lợi nhuận của ngân hàng. Ví dụ, trong chi phí hoạt động của ngân hàng, chi phí tiền lương chiếm phần lớn tỷ trọng. Thực tế cho thấy bộ máy nhân sự tại các NHTM Việt Nam còn rườm rà, và cần tập trung hơn nhằm giảm thiểu số lượng nhân sự, giảm chi phí và phát huy hiệu quả quản lý tập trung hơn. Bên cạnh việc xem xét giảm nhân sự, giảm lương như một số ngân hàng gần đây, các ngân hàng cần chú trọng thêm về mặt tuyển dụng nhân sự phù hợp với vị trí công việc, tránh trùng lặp và dư thừa, xây dựng chương trình đào tạo nhân viên, nâng cao trách nhiệm, thái độ đối với nghề, đánh giá kết quả và kiểm soát được chi phí. Ngoài ra, các khoản chi phí chung và chi phí khác cũng là một khoản không nhỏ và cần được kiểm soát ở mức hợp lý.

(3) Mở rộng các hoạt động kinh doanh dịch vụ đầu tư thông qua nhân tố đa dạng hóa thu nhập:

Đa dạng hóa thu nhập là bước tiến tất yếu cho mỗi ngân hàng hiện nay để đóng góp vào lợi nhuận của ngân hàng. Dễ dàng thấy, đa dạng hóa thu nhập có thể làm tăng tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu ROE. Do đó, để tăng lợi nhuận, các ngân hàng cần phải không ngừng mở rộng các hoạt động khác bên cạnh hoạt động tín dụng truyền thống, đó cũng là xu thế phát triển chung của ngành ngân hàng trong tương lai. Trong bối cảnh thị trường cạnh tranh gay gắt này, phải chăng, tìm kiếm cơ hội kinh doanh mới, lựa chọn các kênh đầu tư mới hay chú trọng phát triển hoạt động dịch vụ của ngân hàng là một bước đi tất yếu để đa dạng hóa nguồn thu

của mình và giảm bớt sự phụ thuộc vào hoạt động tín dụng. Để làm được điều đó, các ngân hàng cần chủ trương phát triển hoạt động dịch vụ, mang tính đồng bộ và tạo ra những tiện ích có tính cạnh tranh cao, phát triển hơn nữa các dịch vụ thanh toán, thanh toán quốc tế, thanh toán thẻ... và lựa chọn những chiến lược đầu tư, kinh doanh dài hạn để gia tăng thu nhập.

(4) Xem xét thực trạng nền kinh tế vĩ mô thông qua các nhân tố lạm phát:

Việc tăng cường nghiên cứu và dự báo các chỉ số kinh tế vĩ mô của quốc gia.

Việc này thể hiện qua mối tương quan thuận giữa tỷ lệ lạm phát và tỷ suất sinh lợi ROE. Việc dự báo tốt các chỉ số kinh tế vĩ mô góp phần mang lại nhiều đóng góp cho quốc gia cũng như góp phần nâng cao khả năng sinh lợi của ngân hàng, từ đóc các ngân hàng có thể tự điều chỉnh lãi suất để tránh ảnh hưởng của lạm phát, đảm bảo được lợi nhuận của ngân hàng.

5.2.2 Một số ý kiến đóng góp cho các nhà quản trị ngân hàng

(1) Thực hiện mục tiêu đa dạng hóa trong chiến lược về phát triển sản phẩm và đa dạng các danh mục đầu tư. Với mục tiêu tạo ra nhiều nguồn thu từ các hoạt động để thúc đẩy tăng trưởng lợi nhuận nhanh chóng và bền vững, các ngân hàng có thể tận dụng tiến bộ của công nghệ đề cải tiến chất lượng sản phẩm cũng như dịch vụ của ngân hàng mình, đồng thời nâng cao năng lực cạnh tranh, mang lại hiệu quả kinh doanh.

(2) Có chiến lược duy trì một tỷ lệ vốn chủ sở hữu phù hợp: Một mặt, vốn chủ sở hữu càng cao giúp năng lực tài chính của ngân hàng được đảm bảo, mức độ rủi ro trong hoạt động thấp. Tuy nhiên, việc sử dụng vốn chủ sở hữu quá nhiều sẽ khiến ngân hàng phải đánh đổi lợi ích từ đòn bẩy tài chính, hạn chế tăng trưởng tỷ lợi nhuận trên tổng vốn chủ sở hữu ROE. Như vậy, các ngân hàng cần tính toán việc cân bằng giữa lợi ích từ đòn bẩy tài chính, chi phí tăng lên trong quyết định sử dụng nhiều nợ hơn vốn chủ sở hữu và việc duy trì mức độ an toàn vốn.

(3) Nâng cao chất lượng quản lý và nguồn nhân lực một cách hiệu quả:

Các ngân hàng cần nâng cao năng lực quản trị điều hành của ban lãnh đạo, các phòng ban đi đầu trong việc đưa ra chính sách, sản phẩm, chiến lược kin doanh tại Hội sở chính. Đồng thời, phân bổ nguồn nhân lực hợp lý, không bị dư thừa, chồng chéo các công việc để đảm bảo nhân viên phát huy hết năng lực của mình trong công tác ngân hàng cũng như giảm thiểu chi phí cho nguồn lực lao động.

Một phần của tài liệu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Khả Năng Sinh Lợi Của Các Ngân Hàng (Trang 66 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)