PHẦN 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.6. Các khía cạnh của đói nghèo
* Về thu nhập: Đa số những người nghèo thường có cuộc sống khó khăn cực khổ, mức thu nhập thấp, điều này do tính chất công việc đem lại.
Người nghèo thường làm những công việc đơn giản, lao động chân tay nhiều, công việc cực nhọc nhưng thu nhập lại thấp. Hơn thế nữa, công việc thường bấp bênh không ổn định, công việc phụ thuộc vào thời vụ và có tính rủi ro cao, liên quan đến thời tiết (Như gió, bão, mưa nhiều, lũ lụt, hạn hán, v.v….).
Các nghề về nông, lâm, ngư nghiệp là những ví dụ cho vấn đề này. Do thu nhập thấp việc chi tiêu trong cuộc sống gia đình trở nên hạn chế. Hầu hết, các nhu cầu cơ bản tối thiểu của con người như ăn, mặc, ở chỉ được đáp ứng với mức độ rất thấp, thập trí là không đủ. Điều này đã kéo theo hàng loạt các vấn đề khác như làm giảm sức khỏe, do đó làm giảm năng suất lao động, giảm thu nhập. Cứ như thế, nó đã tạo nên vòng luẩn quẩn của đói nghèo, mà người nghèo rất khó thoát ra được. Thu nhập thấp đã tạo nên tình trạng thiếu tài sản.
21
Thiếu tài sản, người nghèo sẽ dần bị cô lập và khó có thể hòa nhập vào cộng đồng và khó có thể nhận được các khoản viện trợ, từ các nhóm xã hội, tổ chức khi gặp khó khăn (Nguyễn Vũ Phúc) [3].
* Về y tế - giáo dục: Người nghèo thường mắc phải các căn bệnh như ốm đau, bệnh hiểm nghèo, tình trạng sức khỏe không tốt do ăn uống không đảm bảo và lao động cực nhọc. Do điều kiện không tốt nên người nghèo thường sống trong những vùng có điều kiện vệ sinh, y tế hạn chế. Dẫn đến tỷ lệ chết của trẻ sơ sinh trong nhóm hộ nghèo, số trẻ bị suy dinh dưỡng và số bà mẹ mang thai thiếu máu rất cao. Những điều này là do hộ không có đủ khoản tiền chi cho những khoản có chi phí lớn cũng như các chi phí thuốc men khác.
Thêm vào đó, do đối xử bất bình đẳng trong xã hội, người nghèo không được quan tâm chữa trị nên tỉ lệ tiếp xúc với các dịch vụ y tế rất thấp. Bên cạnh đó, họ thường không quan tâm tới sức khỏe của mình, khiến bệnh tật càng trở nên trầm trọng hơn.
Tình trạng giáo dục đối với người nghèo cũng là vấn đề đáng quan tâm.
Hầu hết, những người nghèo không đủ điều kiện học đến nơi đến chốn. Tỷ lệ thất học ở hộ nghèo rất cao. Tình trạng này cho thấy: Thứ nhất là do gia đình không thể trang trải được các khoản chi phí về học tập của con cái như tiền học phí, tiền sách vở; Thứ hai là do tâm lý của một số người nghèo vẫn còn cổ hủ, lạc hậu không cho con cái của họ đến trường vì như vậy sẽ mất đi một lao động trong gia đình; Thứ ba là do hiện nay một số hộ nghèo đã nhận thức được tầm quan trọng của việc đến trường, việc học thức ảnh hưởng tới đói nghèo, tuy nhiên, vấn đề học phí của con em họ quả là vấn đề khó khăn tình hình tài chính của gia đình (Nguyễn Vũ Phúc) [3].
Tóm lại, y tế - giáo dục là một vấn đề được nhiều người nghèo quan tâm, họ cũng đã hiểu được tầm quan trọng của các yếu tố này ảnh hưởng lớn tới bản thân cũng như gia đình của họ trong tương lai. Nhưng do thu nhập qua
22
thấp, không đủ trang trải học phí, viện phí đành phải chấp nhận để con cái thôi học, người bệnh không được khám chữa chạy kịp thời và đúng lúc.
Ở người nghèo, nguy cơ dễ bị tổn thương là nhân tố luôn đi kèm với sự khó khăn về vật chất lẫn con người. Nguy cơ đó là họ phải đối mặt với nhiều loại rủi ro, bị đánh đập, thiên tai, bị thôi học, bị thôi việc. Nói cách khác, những rủi ro mà người nghèo phải đối mặt do tình trạng nghèo hèn của họ chính là nguyên nhân khiến họ dễ bị tổn thương. Khi có rủi ro như: mất mùa, gia đình có người ốm đau phải chạy chữa một khoản tiền lớn hay bị thất nghiệp, v.v… họ dễ rơi vào tình trạng khủng hoảng làm đảo lộn cuộc sống của gia đình phải mất một thời gian sau mới có thể khắc phục được. Nguy cơ dễ bị tổn thương đã tạo nên 1 tâm lý chung của người nghèo là sự đối mặt với rủi do. Vì vậy, người nghèo luôn né tránh những vấn đề mang tính rủi do cao, kể cả khi điều đó có đem lại nhiều lợi ích cho họ, nếu thành công (ví dụ: khi đầu tư vào giống lúa mới, áp dụng KH - CN vào sản xuất NN,v.v…), chính vì điều này đã làm cho người nghèo tách biệt với xã hội, bị cô lập với guồng quay của thị trường và làm cho cuộc sống của hộ càng trở nên bần cùng hơn (Nguyễn Vũ Phúc) [3].
* Không có tiếng nói và quyền lực: Người nghèo thường bị đối xử không công bằng, bị gạt ra ngoài lề của xã hội, do vậy họ thường không có tiếng nói quyết định trong các công việc chung của cộng đồng cũng như các công việc liên quan đến chính bản thân. Thường có tâm lý sống phụ thuộc, nơm nớp lo sợ mọi thứ, trở nên tự ty không kiểm soát được cuộc sống của mình. Đó chính là nguyên nhân không có tiếng nói và quyền lực đem lại.
Không có tiếng nói còn thể hiện ở những người phụ nữ bị đối xử bất bình đẳng trong chính gia đình (Nguyễn Vũ Phúc) [3].