Nguyên nhân nghèo đa chiều và những lỗ hổng khi đánh giá nghèo đa chiều

Một phần của tài liệu Giải pháp giảm nghèo bền vững theo hướng tiếp cận đa chiều tại xã quang hiến huyện lang chánh tỉnh thanh hóa (Trang 62 - 68)

PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.2. Thực trạng nghèo của xã Quang Hiến

4.2.4. Nguyên nhân nghèo đa chiều và những lỗ hổng khi đánh giá nghèo đa chiều

Để giảm nghèo bền vững, việc tìm ra các nguyên nhân nghèo là rất quan trọng. Các giải pháp giảm nghèo phải giải quyết được tận gốc các nguyên nhân nghèo và phải tạo ra được động lực để người nghèo muốn thoát nghèo. Trong đo lường nghèo đa chiều có 2 tiêu chí là thu nhập và mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản. Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn tới việc thiếu hụt các tiêu chí nghèo đa chiều. Có nguyên nhân chủ quan, có nguyên nhân khách quan.

4.2.4.1. Nguyên nhân chủ quan

Thiếu các nguồn lực: Những hộ nghèo thường thiếu hụt về nguồn lực như thiếu lao động, không có người đủ khỏe mạnh để lao động. Thiếu hụt về tư liệu sản xuất, thiếu hụt về kinh tế, thiếu hụt tiếp cận với các dịch vụ xã hội cơ bản.

Do chính bản thân đối tượng nghèo, người nghèo không biết cách làm ăn, không chịu tiếp thu kiến thức, kĩ năng tay nghề, lười học hỏi, ngại giao tiếp, lười lao động, bảo thủ, không chịu áp dụng KH - CN tiến tiến, không biết quy hoạch trong SX, nhất là SXNN để nâng cao chất lượng công việc dẫn đến nghèo.

Thiếu vốn, không dám đầu tư vì sợ rủi ro nên chỉ dám làm những công việc mang tính chất an toàn, không thu lợi nhuận dẫn đến nghèo đói. Hộ

56

có vốn vay nhưng không biết cách sử dụng vốn hợp lý, lạm dụng vốn vào những hoạt động không đem lại lợi nhuận.

Do tính chất và đa dạng nghề nghiệp đem lại, nghề nghiệp là nguồn thu nhập cho gia đình. Những người nghèo chỉ làm những công việc có thu nhập thấp, tính rủi ro cao dẫn đến sự bất ổn định về kinh tế. Hộ chỉ trông chờ vào nông nghiệp mà nông nghiệp phụ thuộc khá nhiều vào thời tiết, nếu có rủi do sảy ra thì nguy cơ mất trắng rất cao, dễ rơi vào cảnh nghèo. Nên hộ cần tìm thêm những công việc phụ, để tăng thêm 1 phần thu nhập trong gia đình.

Thiếu tài sản SX làm cản trở sự phát triển kinh tế hộ gia đình.

Gia đình đông con, không đủ tiền để chi trả cho các nhu cầu thiết yếu trong gia đình như nhà ở, y tế, giáo dục, nước sạch, v.v…

Do hộ nghèo ỉ lại, không muốn thoát nghèo, vì hộ nghèo nhận được rất nhiều chính sách của nhà nước. Do đó, tâm lý không muốn thoát nghèo của người dân rất phổ biến. Cần có chính sách để tác động đến người dân, giúp người dân có ý thức tự vươn lên thoát nghèo.

Sức khỏe kém, chưa thực sự quan tâm tới sức khỏe làm giảm sức lao động và làm giảm thu nhập đẫn đến nghèo.

Hộ có phụ nữ làm chủ gia đình, sống khép kín với xã hội.

Gia đình phải đi thuê lao động về làm việc do thiếu lao động trong gia đình.

Do ăn tiêu lãng phí, mắc tệ nạn xã hội.

Do gia đình có người tàn tật, người ốm, người khuyết tật, mất khả năng lao động, không có tiếng nói trong gia đình và cộng đồng. Thực tế, một hộ có người mắc bệnh hiểm nghèo sẽ dễ ràng rơi vào nghèo đói.

4.2.4.2. Nguyên nhân khách quan

Do điều kiện tự nhiên, môi trường ô nhiễm, đất đai canh tác ít, hộ phải đi thuê đất đai về canh tác. Điều kiện thời tiết không thuận lợi ảnh hưởng đến thu nhập.

57

Do ảnh hưởng của nền kinh tế vĩ mô tác động vào người dân, giá cả không ổn định, thu nhập bấp bênh.

Do môi trường kinh tế không thuận lợi, thị trường không ổn định.

Các chính sách đầu tư của nhà nước còn dàn trải, các chính sách giáo dục, y tế, việc làm chưa đồng bộ và chồng chéo.

4.2.4.3. Nguyên nhân cụ thể đối với các dịch vụ xã hội cơ bản bị thiếu hụt * Nhóm hộ thiếu hụt về giáo dục

Do lười học, đánh nhau bị nhà trường đuổi học, khả năng tiếp thu kém không theo kịp mọi người trong lớp, do bị thiểu năng trí tuệ...Nhưng hầu hết trong số hộ được điều tra có rất ít những người là thanh niên chưa lập gia đình không học hết lớp 9, vì giáo dục đã được phổ cập hết, một số hộ chủ yếu rơi vào những người đã bỏ học từ lâu và đã lập gia đình nên giờ nhiều người ngại đi học để lấy bằng THCS, THPT, một phần do y thức, không có thời gian, tiền bạc….

Gia đình đông con, không có đủ tiền để chi trả cho các khoản đóng góp của trường lớp, không tham gia được các hoạt động của nhà trường đề ra.

Đường đi lại khó khăn, không có người đưa đi học.

Do chính bản thân người nghèo lười đi học, đi học không chịu tiếp thu kiến thức, kĩ năng tay nghề, lười học hỏi.

Thiếu sự quan tâm của gia đình về vấn đề học tập, dù được thầy cô đến động viên đi học nhưng gia đình vẫn không cho đi học vì thiếu người lao động.

*Nhóm hộ thiếu hụt về y tế

Theo như người dân được điều tra khi được hỏi “Tại sao không mua bảo hiểm y tế ? ”. Hầu như họ đều trả lời do không có đủ tiền để mua bảo hiểm y tế hết cho tất cả các thành viên trong gia đình, họ chủ yếu mua cho trẻ em và người già, những người sức khỏe yếu kém. Mặt khác cũng do tâm lý chung của xã hội, những người dân này cho rằng khi có bảo hiểm y tế đi khám

58

chữa bệnh thì không được chăm sóc nhiệt tình, hay không được thuốc tốt…

Phần lớn họ cũng cho rằng mua bảo hiểm y tế chưa thực sự cần thiết, khi bị đau ốm họ thường tự đi mua thuốc tại các cơ sở bán thuốc trên đi bàn…. Giải pháp truyền thông là rất quan trọng để thay đổi các quan điểm trên.

Sức khỏe kém, người dân chưa thực sự quan tâm tới sức khỏe của mình, làm giảm sức lao động, chưa tin tưởng vào các cán bộ y tế.

Do người dân lo ngại việc đi khám chữa bệnh sẽ tốn nhiều tiền khám chữa bệnh và viện phí, lo ngại phải đút tiền cho bác sĩ.

Khi đi khám chữa bệnh thủ tục khám chữa bệnh vẫn còn rườm rà, khám bệnh còn phải đợi lâu, thiếu giường bệnh nhiều lúc phải nằm hai người một giường, người đi trông thiếu chỗ ngủ.

* Nhóm hộ thiếu hụt về nhà ở

Phần lớn do họ không có tiền để xây mới hay tu sữa nhà ở cho kiên cố, ý thức, quan niệm còn lạc hậu chưa thực sự quan tâm đến việc nhà ở có kiên cố hay không, chi phí xây được nhà kiên cố cao nên chưa có điều kiện để xây họ cho rằng tiền còn cần phải sử dụng vào các múc đích khác quan trọng hơn .

Do thiếu tài sản, thiếu đất sản xuất, thiếu kinh nghiệm làm cản trở sự phát triển kinh tế hộ gia đình nên không có điều kiện xây nhà.

Do bản thân người nghèo chưa thực sự cố gắng vẫn còn lười lao động.

Do ốm đau bệnh tật, mất khả năng lao động.

Không có nghề nghiệp ổn định, chủ yếu là sản xuất nông nghiệp cho thu nhập thấp còn phải phụ thuộc vào thời tiết.

Phong tục tập quán ở nhà sàn, nhà ngói nhiều trong số các vật liệu làm nhà là vật liệu không bền chắc.

59

* Nguyên nhân thiếu hụt về điều kiện sống

Những khu vực nằm gần các khu công nghiệp, khu chứa rác thải làm cho không khí và nguồn nước bị ô nhiễm ảnh hưởng lớn không chỉ các hộ nghèo mà tất cả các nhóm hộ, ngay cả các hộ khá - giàu cũng bị ảnh hưởng.

Nhiều khu vực nguồn nước sinh hoạt chưa đảm bảo vệ sinh do nguồn nước còn bị ô nhiễm bởi các chất thải sinh hoạt và chất thải của vật nuôi thải ra.

Hố xí/ nhà tiêu không hợp vệ sinh do thói quen sinh hoạt từ trước đến nay của người dân, ngoài ra còn vì không có tiền để sửa chữa và xây mới nhà vệ sinh.

* Nhóm hộ thiếu hụt về tiếp cận thông tin

Chủ yếu do họ không đủ tiền mua, không biết sử dụng hoặc có một số hộ do tuổi cao nên không sử dụng dịch vụ viễn thông (điện thoại và internet).

Cũng dịch vụ viễn thông thì các tài sản phục vụ tiếp cận thông tin hầu như tivi, máy tính, radio…Thì không phải hộ gia đình nào cũng có đầy đủ các tài sản này do không có tiền mua, không có chỗ kết nối internet, không biết sử dụng và họ cho rằng không thực sự cần thiết…

4.2.4.4. Những phát hiện, những lỗ hổng trong đánh giá nghèo đa chiều Về điều tra, khảo sát, đánh giá: Độ tin cậy của số liệu đánh giá phụ thuộc vào việc điều tra, khảo sát và thu thập số liệu của cán bộ đi khảo sát và thông tin trả lời của người dân. Thực tế cho thấy, một số người dân không muốn trả lời hoặc cố ý trả lời sai (tăng lên/giảm đi) các chỉ số đánh giá. Điều đó dẫn đến việc xác định các nguồn lực của hộ chưa chính xác. Rất nhiều các chỉ số thu thập chỉ mang tính tương đối, người dân có thể nhầm lẫn việc khám chữa bệnh từ một hoặc một vài năm trước, không nhớ được trong nhà có bao nhiêu người có thẻ BHYT, cán bộ diều tra khó xác định được chính xác diện tích nhà ở, khó xác định chính xác nguồn nước hợp vệ sinh hay không… nên việc đánh giá mức độ thiếu hụt ở một số chỉ số có thể bị ảnh hưởng bởi cảm

60

tính chủ quan của người điều tra hoặc người trả lời. Khi tìm hiểu và đánh giá về thu nhập và khả năng kinh tế của hộ, nhóm những hộ nghèo và hộ cận nghèo thường có tư tưởng và xu hướng che giấu nên rất khó thu thập được chính xác.

Về cơ chế, chính sách: Việc ban hành chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2016 - 2020 thể hiện cách tiếp cận nghèo mới của Việt Nam. Tuy nhiên, chuẩn nghèo đa chiều vẫn chưa bảo phủ được hết các nhóm đối tượng. Điển hình như nhóm đối tượng không nghèo về thu nhập nhưng lại không tiếp cận được một số dịch vụ xã hội cơ bản (thiếu hụt từ 3 chỉ số đo lường tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên). Ngoài ra, khi tiếp cận đo lường nghèo đa chiều, khái niệm hộ nghèo khác so với chuẩn nghèo thu nhập, trong khi hệ thống chính sách giảm nghèo hiện hành đang quy định tiêu chí hộ nghèo dựa và thu nhập. Một số chính sách muốn thay đổi phải dựa trên việc sửa đổi, bổ sung hệ thống văn bản pháp luật, đòi hỏi phải có thời gian, lộ trình, bước đi cụ thể.

Một yếu tố nữa đó là thành thị và nông thôn ở các vùng, miền, khu vực khác nhau thì đặc điểm nghèo là không giống nhau, hoặc ngay trong nhóm hộ nghèo ở cùng khu vực địa phương thì đặc điểm nghèo cũng khác nhau. Nhưng hiện nay chỉ có một chuẩn nghèo và áp dụng chung cho tất cả các khu vực thành thị/nông thôn trong cả nước. Việc phân loại đối tượng nghèo và áp dụng một số chính sách giảm nghèo, nâng cao khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản ở một số khu vực đặc thù là cần thiết. Trong tiếp cận nghèo đa chiều, thu nhập có trọng số rất lớn để xác định hộ nghèo. Các dịch vụ xã hội cơ bản chiếm trọng số nhỏ và chưa thể hiện được đầy đủ các khía cạnh của đa chiều.

Việc làm, phúc lợi xã hội cho người già, văn hóa và bảo tồn văn hóa chưa được đề cập tới.

61

Một phần của tài liệu Giải pháp giảm nghèo bền vững theo hướng tiếp cận đa chiều tại xã quang hiến huyện lang chánh tỉnh thanh hóa (Trang 62 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)