PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.2. Thực trạng nghèo của xã Quang Hiến
4.2.6. Giải pháp giảm nghèo bền vững tại xã Quang Hiến, huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa
4.2.6.1. Giải pháp chung
Giảm nghèo bền vững cần phải giải quyết được các yếu tố ảnh hưởng đến thoát nghèo và tránh tái nghèo. Cùng với áp dụng các chính sách hợp lý còn phải tạo ra được động lực cho người nghèo muốn thoát nghèo, sử dụng tốt các nguồn lực, tránh tâm lý trông chờ ỉ lại. Phương pháp đo lường nghèo đa chiều áp dụng song song cả mức sống tối thiểu và ngưỡng thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản. Các giải pháp giảm nghèo cần giải quyết tốt cả hai tiêu chí đó.
Giải pháp giảm nghèo bền vững theo hướng tiếp cận đa chiều không phủ nhận tác động của việc đo lường nghèo đơn chiều theo thu nhập, phương pháp tiếp cận đa chiều chỉ là phương pháp bổ sung cùng với phương pháp tiếp cận nghèo đơn chiều giúp cho việc xác định nghèo và đề ra các chính sách giảm nghèo mang lại hiệu quả hơn. Việc xây dựng các chính sách giảm nghèo bền vững và toàn diện sẽ được bám chặt chẽ vào các nhóm đối tượng nghèo đa chiều và từ đó, tất yếu sẽ giải quyết được nhóm nghèo theo thu nhập hiện tại theo chiều giảm dần chiều thiếu hụt. Do vậy để giảm nghèo bền vững thì cần phân loại các nhóm đối tượng khác nhau và có chính sách cụ thể cho từng nhóm đối tượng thiếu hụt. Đối với nhóm đối tượng thiếu hụt về mức sống tối thiểu cần có chính sách ưu tiên hỗ trợ và thúc đẩy phát triển kinh tế, nâng cao mức thu nhập của hộ và các thành viên trong gia đình. Đối với nhóm đối tượng thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản cũng cần phân loại và nhóm những đối tượng có cùng những chiều thiếu hụt giống nhau trong một khu vực nhất định, các chính sách cần tập trung để nâng cao khả năng tiếp cận với các chiều bị thiếu hụt đó. Tăng cường các biện pháp tuyên truyền, nâng cao ý thức, nhận thức của hộ gia đình trong việc tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản.
64
Đối với nhóm hộ không bị thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản và có thu nhập trên mức sống tối thiểu cũng cần có chính sách vĩ mô, chính sách phát triển kinh tế xã hội để tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế và tự tổ chức cuộc sống.
4.2.6.2. Giải pháp cụ thể cho từng nhóm hộ
Đối với nhóm hộ nghèo, sẽ ưu tiên các chính sách hỗ trợ trực tiếp cho hộ gia đình và thành viên để cải thiện khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản và nâng cao mức thu nhập.
Đối với nhóm hộ cận nghèo, giải pháp tác động như nhóm hộ nghèo, nhưng mức độ ưu tiên thấp hơn.
Đối với nhóm hộ gia đình không nghèo về thu nhập nhưng thiếu hụt từ 3 chỉ số đo lường trở lên, giải pháp tác động gồm: tăng cường các chính sách hỗ trợ đối với lĩnh vực, vùng (y tế, giáo dục, các vùng trọng điểm); tăng cường biện pháp tuyên truyền, nâng cao nhận thức, ý thức của hộ gia đình trong việc tiếp cận các nhu cầu cơ bản (học nghề, tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, vệ sinh); tăng cường cơ sở vật chất và hạ tầng cung cấp các dịch vụ xã hội cơ bản (dịch vụ thông tin, khám chữa bệnh); mở rộng diện phổ cập chính sách (y tế, giáo dục)…
Nhóm dân cư không thiếu hụt về các nhu cầu xã hội cơ bản và có thu nhập bình quân đầu người trên mức sống tối thiểu: đây là nhóm dân cư có điều kiện tự bảo đảm cuộc sống, giải pháp tác động bằng các chính sách vĩ mô, chính sách phát triển kinh tế - xã hội nhằm tạo hành lang pháp lý để họ tự tổ chức cuộc sống gia đình.
4.2.6.2.1. Nhóm hộ thiếu hụt về điều kiện sống
* Đối với nhà nước.
Cần cung cấp lắp đặt hệ thống nước máy, nước sạch cho người dân.
65
Cần sử lý nghiêm các mỏ khoáng sản làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng nguồn nước.
Nhà nước cần có chính sách khuyến khích, hỗ trợ người dân xây dụng các nhà vệ sinh bán tự hoại, tự hoại, nhà vệ sinh đảm bảo chất lượng….
Tuyên truyền, vận động người dân sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh, hố xí/nhà tiêu đảm bảo chất lượng.
* Đối với người dân.
Nâng cao nhận thức trong việc bảo vệ và sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh cũng như hố xí/nhà tiêu đảm bảo vệ sinh.
Đầu tư tu sửa, xây mới giếng nước, hố xí/ nhà tiêu sao cho hợp vệ sinh để đảm chất sức khỏe.
4.2.6.2.2. Nhóm hộ thiếu hụt về nhà ở
* Đối với nhà nước
Nhà nước cần có nhiều chính sách hợp hơn về nhà ở và đẩy mạnh chương trình xây dụng nhà đại đoàn kết cho những hộ khó khăn đặc biệt đối với người nghèo và cận nghèo để hộ trợ người dân được sử dụng các ngôi nhà khang trang và kiên cố hơn.
Phát huy hơn nữa và mở rộng các chương trình cho vay tín dụng đối với người dân với lãi suất thấp để người dân đầu tư sản xuất nhằm nâng cao thu nhập.
* Đối với người dân.
Nâng cao nhận thức, đầu tư, quan tâm tu sửa hay xây dựng mới khi nhà ở có dấu hiệu xuống cấp.
Đẩy mạnh sản xuất nhằm nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống.
66
4.2.6.2.3. Nhóm hộ thiếu hụt về Y tế
* Đối với nhà nước.
Tăng cường nguồn lực về tài chính và nhân lực, trang thiết bị để hỗ trợ về y tế và chăm sóc sức khỏe cho người nghèo. Ngoài ngân sách nhà nước, chính phủ nên kêu gọi các nguồn tài trợ từ các tổ chức quốc tế tài trợ cho Việt Nam trong lĩnh vực an sinh xã hội và chăm sóc sức khỏe. Bên cạnh đó, cần kêu gọi sự hỗ trợ của các tổ chức và doanh nghiệp trong nước trong việc gây quỹ khám chữa bệnh cho người nghèo qua việc tuyên truyền về trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp.
Để tăng khả năng tiếp cận về y tế cho người nghèo, cần tăng cường phạm vi bao phủ của các chương trình hỗ trợ y tế qua thực hiện một cách có hệ thống việc rà soát các đối tượng được hưởng chính sách từ các địa phương mà cụ thể là phải từ các thôn bản, xã, phường. Hơn thế nữa, ngoài việc mua bảo hiểm miễn phí cho người nghèo, chính phủ cũng cần xem xét đến việc hỗ trợ khám chữa bệnh miễn phí cho những người khuyết tật, người mất khả năng lao động, đang sống phụ thuộc vào người khác vì đây cũng là những đối tượng thật sự cần được hỗ trợ về y tế.
Quản lý chặt chẽ việc thực hiện chính sách hỗ trợ y tế cho người nghèo, cần phải xây dựng một hệ thống từ Trung ương đến các địa phương nhằm giám sát chặt chẽ việc thực thi các chương trình hỗ trợ cho người nghèo, trong đó có hỗ trợ về y tế và người đứng đầu phụ trách các chương trình này ở các địa phương phải chịu trách nhiệm nếu như để xảy ra sai sót trong việc sai lệch đối tượng được hưởng lợi.
Nhà nước cần có các chính sách tuyên truyền, vận động người dân tự nguyện tham gia mua BHYT cho cá nhân và cho tất cả gia đình.
67
* Đối với người dân.
Cần nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của BHYT đối với việc bảo vệ sức khỏe gia đình và người thân.
Tự nguyện tham gia mua BHYT.
4.2.6.2.4. Nhóm hộ thiếu hụt về giáo dục
* Đối với nhà nước.
Tăng cường nguồn lực bao gồm nguồn lực về tài chính và nhân lực cho giáo dục đào tạo, đặc biệt là giáo dục đào tạo và dạy nghề cho những đối tượng nghèo và cận nghèo bằng các nguồn vốn như ngân sách nhà nước, sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế, các doanh nghiệp trong và ngoài nước.
Tăng cường phạm vi bao phủ của chính sách đến các đối tượng cần được hỗ trợ qua việc đầu tư hơn cho các bậc giáo dục vùng khó khăn và ưu tiên phân bổ kinh phí để xây dựng cơ sở hạ tầng, đầu tư cho đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ giáo viên. Bên cạnh đó, cần tăng mức hỗ trợ về tài chính cho hộ gia đình nghèo, giảm bớt các chi phí cho giáo dục đặc biệt ở các bậc học phổ cập để đảm bảo cơ hội tiếp cận giáo dục công bằng cho học sinh nghèo. Ngoài ra, chính phủ cần cắt giảm ngân sách ở những lĩnh vực đầu tư không hiệu quả để tăng cường hỗ trợ giáo dục cho người nghèo qua việc miễn giảm học phí, tăng mức trợ cấp cho các đối tượng học sinh, sinh viên nghèo.
Để người nghèo là đối tượng được ưu tiên trong chính sách hỗ trợ về giáo dục, nhà nước cần phải phân biệt mức học phí mà người đi học thuộc hộ nghèo phải đóng và mức học phí chung. Có như vậy mới khắc phục được tình trạng học sinh các gia đình có thu nhập cao hưởng lợi từ chính sách học phí thấp của nhà nước.
68
Hoàn thiện quản lý việc thực hiện chính sách hỗ trợ giáo dục cho người nghèo. Các địa phương cần phải giám sát chặt chẽ việc kê khai các đối tượng được hưởng chính sách để tránh hiện tượng nhầm đối tượng được hưởng lợi. Có như vậy chính sách hỗ trợ về giáo dục cho người nghèo mới thực sự mang lại hiệu quả một cách thiết thực nhất.
* Đối với người dân.
Khuyến khích đông viên con em mình học tập tốt và đi học đầy đủ tránh trường hợp bỏ học.
Tạo mọi điều kiện tốt nhất, thuận lợi cho các em phát huy trí tuệ học tập.
4.2.6.2.5. Nhóm hộ thiếu hụt về tiếp cận thông tin
* Đối với nhà nước.
Cần có các chính chính sách hỗ trợ người dân về dịch vụ viễn thông cũng như tài sản phục vụ tiếp cận thông tin.
Nhà nước và các doanh nghiệp, của hàng tạo điều kiện về giá cả cũng như ưu đãi nhằm tạo điều kiện cho người dân có thể tiếp cận và sử dụng dịch vụ viễn thông cũng như mua sắm các tài sản để phục vụ tiếp cận thông tin như tivi, máy tính, radio..
69 PHẦN 5