3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các hộ nghèo trên địa bàn xã Quang Hiến, huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa.
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu về không gian: Đề tài nghiên cứu trên địa bàn xã Quang Hiến, huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa.
Phạm vi về thời gian: Các thông tin thứ cấp được thu thập qua 3 năm gần đây (2015,2016,2017), các thông tin sơ cấp được thu thập trong năm 2018.
Phạm vi về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu về thu nhập và nhu cầu cơ bản của các hộ dân như giáo dục, y tế, nhà ở, điều kiện sống và tiếp cận thông tin. Các nguồn lực để thoát nghèo bền vững.
3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
- Địa điểm: UBND xã Quang Hiến, huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa. Thời gian: từ ngày 07/02/2018 đến ngày 10/05/2018
3.3. Câu hỏi nghiên cứu
- Tìm hiểu điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa, xã hội của xã Quang Hiến, huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa?
- Thực trạng nghèo của xã Quang Hiến như thế nào thông qua phương pháp tiếp cận đa chiều?
- Quá trình giảm nghèo bền vững ở xã Quang Hiến có những thuận lợi, khó khăn, cơ hội và thách thức nào?
- Có những định hướng và giải pháp nào nhằm giảm nghèo bền vững cho xã Quang Hiến trong những năm tới?
27 3.4. Nội dung nghiên cứu
Tìm hiểu điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa, xã hội của xã Quang Hiến, huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa
Đánh giá được thực trạng nghèo của xã Quang Hiến thông qua phương pháp tiếp cận đa chiều.
Những thuận lợi và khó khăn, cơ hội và thách thức trong quá trình giảm nghèo bền vững của xã Quang Hiến.
Đề xuất được các giải pháp nhằm giảm nghèo bền vững cho xã Quang Hiến.
3.4. Phương pháp nghiên cứu 3.4.1 Chọn điểm nghiên cứu
Chọn điểm nghiên cứu trên 3 thôn là: Thôn Giáng, thôn Tỉu, thôn Trùng, tại xã Quang Hiến, huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa
3.4.2. Phương pháp điều tra thu thập số liệu 3.4.2.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
Số liệu được thu thập từ các nguồn có sẵn, đó chính là các số liệu đã qua xử lý, tổng hợp. Thu thập các số liệu thứ cấp từ nguồn thông tin công bố chính thức của các cơ quan nhà nước, các số liệu và báo cáo đánh giá tổng kết của Sở NN & PTNT, Trung tâm khuyến nông tỉnh, của xã Quang Hiến và các nghiên cứu của cá nhân, tổ chức về tình hình SXNN, kinh tế nông thôn, kinh tế hộ nông dân và các tổ chức KT - XH, tình hình nghèo đói của xã Quang Hiến trong những năm 2015-2017, mạng internet, v.v…
3.4.2.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
Số liệu được thu thập trực tiếp từ đối tượng nghiên cứu. Cụ thể, số liệu sơ cấp được thu thập từ các hộ điều tra trên địa bàn xã Quang Hiến, huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa. Để thu thập được số liệu phải tiến hành phỏng vấn trực tiếp hộ bằng bảng phiếu điều tra được lập sẵn.
28
Đến địa bàn nghiên cứu để quan sát thực tế, phỏng vấn chính thức các hộ gia đình để biết được tình hình nghèo đói của xã. Vai trò giảm nghèo bền vững đối với phát triển kinh tế của hộ. Từ đó nắm được một cách tương đối thông tin về tình hình cơ bản như thu nhập, nhân khẩu, lao động, đất đai, chi phí sản xuất, tài sản, nguồn vốn của hộ, các nhu cầu cơ bản, những thuận lợi và khó khăn để giúp hộ gia đình thoát nghèo bền vững.
+ Dùng phương pháp điều tra hộ.
Chọn mẫu điều tra: Toàn xã có 11 thôn, để phản ánh một cách trung thực, chính xác nhất thực trạng nghèo của các hộ tại xã Quang Hiến. Em xin tiến hành điều tra 60 hộ trên 3 thôn, từ đó có thể suy rộng ra toàn xã, trong đó:
+ Chọn 1 thôn có tình hình kinh tế phát triển nhất xã (Thôn Giáng) + Chọn 1 thôn có tình hình kinh tế phát triển trung bình (Thôn Tỉu) + Chọn 1 thôn có tình hình kinh tế phát triển khó khăn, yếu kém (Thôn Trùng)
Bảng 3.1. Bảng chỉ tiêu số lượng điều tra
Chỉ tiêu Giàu - khá Trung bình Cận nghèo Hộ nghèo
Thôn Giáng 5 5 5 5
Thôn Tỉu 5 5 5 5
Thôn Trùng 5 5 5 5
Tổng 15 15 15 15
Điều tra 60 hộ tương ướng 100% số mẫu trên 3 xóm, mỗi thôn 20 hộ (chiếm 33,33% tổng số phiếu điều tra)
* Phân bố 60 hộ theo các chỉ tiêu:
- Giàu - khá: 15 hộ (25%).
- Trung bình: 15 hộ (25%).
- Cận nghèo: 15 hộ (25%).
- Hộ nghèo: 15 hộ (25%).
29
Trong đó nội dung chính của phiếu điều tra bao gồm:
Phiếu điều tra có các thông tin như: nhân khẩu, tuổi, lao động, thu nhập trình độ học vấn, v.v…
Điều tra về tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản của hộ: Giáo dục, y tế, nhà ở, điều kiện sống, tiếp cận thông tin.
Cơ cấu nghề nghiệp của hộ: NN và phi NN.
Tính chỉ số đa chiều cho từng hộ gia đình, xác định các nguồn lực.
Điều tra về nguyên nhân nghèo đói của hộ.
* Phương pháp điều tra:
- Sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp linh hoạt, phỏng vấn số hộ điều tra đã chọn, kiểm tra tính thực tiễn thông tin qua quan sát trực tiếp trên địa bàn nghiên cứu.
- Sử dụng phương pháp kiểm tra thông tin chéo giữa các hộ để có chính xác thông tin điều tra.
3.4.3. Phương pháp phân tích số liệu 3.4.3.1. Phương pháp thống kê mô tả
Sử dụng phương pháp thống kê mô tả để tiến hành thu thập thông tin trong một khoảng thời gian đề tài nghiên cứu. Từ các số liệu và các thông tin thu thập được tiến hành phân tích những yếu tố, nguyên nhân ảnh hưởng đến nghèo để thấy được xu hướng và đưa ra những giải pháp giảm nghèo bền vững.
3.4.3.2. Phương pháp SWOT
Sử dụng phương pháp SWOT để tiến hành thu thập thông tin về điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong giảm nghèo bền vững.
30 PHẦN 4