Ở các nước đang phát triển, hỗn hợp đặc biệt gồm đá châu, than mùn, cát khô có sẵn ở dạng sử dụng được cung cấp ngay cho mục đích thay thế đất.
Các trang trại thâm canh chủ yếu ở các nước đang phát triển thiên về nhập khẩu những hỗn hợp không phải là đất này, không có khả năng khai thác và sử dụng vật liệu sẵn có tại địa phương. Thực tế, môi trường nhiệt đới có rất nhiều vật liệu có thể sử dụng pha chế hỗn hợp bầu trong vườn ươm.
17
- Masstalerz (1997)[14] cho biết ở mỹ đưa ra công thức phối trộn (tính theo thể tích) thành phần phối trộn hỗn hợp bầu bao gồm mùn sét, mùn cát sét và mùn cát tỷ lệ 1:2:2; 1:1:1 hay 1:2:0 đều cho hiệu quả. Cho thêm 5,5-7,7g bột đá vôi và 7,7-9,6 supe photphat cho một đơn vị thể tích.
- Theo Lawtence; Newell (1950) [12] cho biết anh sử dụng đất mùn + than mùn + cát thô (tính theo thể tích) có tỷ lệ 2:1:1 để gieo hạt, để trồng cây là 7:3:2.
2.4.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam
Ở Việt Nam giá thể như sơ dừa, trấu hun, mùn cưa, cát, sỏi vụn, đất nung xốp, đá trân châu, đá bọt,…đang rất được ưa chuộng. Có thể dùng đơn lẻ hoặc trộn lại để tận dụng ưu điểm từng loại.
Theo Trần Thu Hà và cộng sự, (2010)[4] cứ 10kg giá thể gieo hạt ra trộn thêm 0,5kg supe lân để xúc tác quá trình và sinh trưởng của rễ.
Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Hà Nội (2003)[7] qua nghiên cứu bước đầu đã đưa ra 4 công thức phối trộn giá thể cho 4 loại cây trồng như sau: Cây hồng Đà Lạt: Than bùn 76,5% + bèo dâu 13,5% + 10%
đất; Cây cảnh: Than bùn 45% + 22,5% trấu + 22,5% bèo dâu + 10% đất; Ớt:
Than bùn 67,5% + 22,5% trấu hun + 10% đất.
2.4.3.Giới thiệu một số nguyên liệu giá thể 2.4.3.1. Xơ dừa
Xơ dừa chính là thành phần được lấy ra từ vỏ của trái dừa được xé ra.
Ngoài việc là nguyên liệu chính trong việc dệt thảm xơ dừa thì nó còn có nhiều tác dụng khác như: Chống sói mòn, phủ lên bề mặt chống nóng, tăng độ ẩm khi trộn xơ dừa với đất, tạo điều kiện cho đất tơi xốp, kích thích sự phát triển của rễ.
Đối với nông nghiệp, xơ dừa được ứng dụng rộng rãi trong việc che chắn, che phủ bề mặt khi thời tiết nóng bức cho cây trồng. Bởi nhiệt độ và
18
ánh sáng khi phản chiếu trực tiếp dưới đất sẽ làm ảnh hưởng lớn đến cây trồng cũng như rạn nứt đất và làm sói mòn.
Xơ dừa có rất nhiều tác dụng đối với đời sống con người được ứng dụng nhiều trong sản xuất. Ngoài ra, xơ dừa khi trộn với các chất hữu cơ cũng như với đất là liều chất ủ cho độ ẩm rất tốt và hiệu quả. Hỗn hợp này có tác dụng giữ được độ ẩm, là điều kiện tiếp xúc làm cho đất thêm tơi xốp. Tuy nhiên xơ dừa có tác dụng tốt nhưng trong xơ dừa vẫn chứa nhiều chất chát chất này nếu chúng ta không ủ kỹ xơ dừa thì khi sử dụng sẽ làm ảnh hưởng rất lớn đến cây trồng, đặc biệt là đối với bộ rễ của cây. Làm ảnh hưởng đến sự phát triển rễ của cây.
Ngoài ra, hợp chất xơ dừa có thể sử dụng làm giá thể hoặc có thể gieo hạt ở trong giai đoạn cây nhỏ. Chính hỗn hợp này là bước đệm đầu tiên để giúp cho cây con phát triển cực kì nhanh chóng. Hơn nữa, xơ dừa chính là nguyên liệu dễ mua, có độ nhẹ và độ bền chắc dai nhất định nên nó có thể dùng làm áo chống đạn, baokhuyennong.com [18].
2.4.3.2. Trấu hun (tro trấu)
Trấu hun được hình thành từ vỏ trấu, là một phần vỏ cứng bên ngoài hạt gạo. Ngoài việc vỏ trấu bảo vệ những hạt gạo trong mùa sinh trưởng, vỏ trấu còn có thể làm vật liệu xây dựng phân bón, vật liệu cách nhiệt trong xây dựng hay cũng có thể dùng để làm nhiên liệu đốt cháy.
Vỏ trấu được hun sử dụng làm phân bón và để lót chuồng trại rất hiệu quả cho các nhà nông chăn nuôi trồng trọt, với độ hút nước cao 7-14 lít/kg mụn dừa luôn giữ cho chuồng trại sạch sẽ khô thoáng. Khi phối hợp với phân gia súc vỏ trấu hun tạo ra một loại phân bón rất tốt cho cây. Đặc biết là cây trồng rau, nó giúp cải tạo đất làm đất tơi xốp thông thoáng, tăng độ phì nhiêu cho đất, kích thích bộ rễ phát triển sâu rộng.
19