PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.4. Phương pháp nghiên cứu và các chỉ tiêu theo dõi
Thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh (RCBD), gồm 4 công thức và 3 lần nhắc lại. Mỗi công thức bao gồm 30 bầu, mỗi lần nhắc lại 10 bầu.
Công thức thí nghiệm
- CT1: 1/3 Xơ dừa + 1/3 Trấu hun + 1/3 phân hữu cơ HDT-01
- CT2: 1/3 Xơ dừa + 1/3 giá thể HDT-01 + 1/3 phân hữu cơ HDT-01 - CT3: 1/3 Xơ dừa + 2/3 phân hữu cơ HDT-01
- CT4: 100% Xơ dừa (đ/c). Đối với CT4,tiến hành xử dụng phân bón NPK 20-20-25.
+ Cách pha: Pha 100g NPK(20-20-25) + 20 lít nước, sau khi dung dịch được hòa tan hòa tan hoàn toàn mới được tưới cho cây dưa lưới.
- Sơ đồ thí nghiệm
Dải bảo vệ
Dải bảo vệ
NL1 NL2 NL3
Dải bảo vệ
CT1 CT4 CT2
CT2 CT3 CT4
CT3 CT2 CT1
CT4 CT1 CT3
23
Dải bảo vệ 3.4.2. Các phương pháp thí nghiệm
*Thời vụ gieo trồng:
- Gieo ngày 14/3/2020; trồng ngày 25/3/2020
Hạt giống ngâm trong nước ấm 4 giờ sau đó ủ 24 giờ, khi hạt nảy mầm thì đem gieo. Gieo ươm trong khay với giá thể:
Sau khi gieo từ 10 ngày, khi cây có 2 lá thật thì có thể đem trồng.
Đất trồng: Thí nghiệm được bố trí tại Thái Nguyên. Cây được trồng trong túi bầu 28*30cm. Giá thể được làm tơi xốp, sạch bệnh, rồi trộn với nhau theo tỷ lệ công thức thí nghiệm sau đó đóng vào túi bầu.
Bấm ngọn và tỉa hoa: sau 15 ngày kể từ khi hạt nảy nầm tiến hành bấm ngọn các mầm phát sinh từ nách lá, chỉ để một ngọn duy nhất làm thân chính.
Tiến hành bấm ngọn 3-4 lần mỗi lần cách nhau 7 ngày. Phương pháp này giúp cây tập trung dinh dưỡng nuôi thân và hoa.
Thường xuyên kiểm tra sâu bệnh hại để phòng trừ kịp thời.
Thường xuyên tưới nước giữ ẩm cho đến khi vỏ quả xuất hiện vân lưới (sau khi đậu quả khoảng 20 ngày) phải giữ cho mặt đất khô ráo để tránh quả bị nứt hoặc bị thối. Trong thời gian quả chin cũng phải giữ cho đất khô ráo quả mới đạt được chất lượng tốt.
Tỉa nhánh, tỉa quả: Chỉ bấm ngọn khi thân chính cây dưa được 22-25 lá.
Các nhánh ra từ thứ 1 đến lá thứ 8 bấm tỉa, từ lá thứ 9-12 mới để nhánh ra quả.
Trên một cây chỉ để tối đa 2 quả tốt nhất là 1 quả để đảm bảo về chất lượng dưa, sau khi tuyển được quả to tròn, không sâu bệnh thì ta có thể tỉa đi quả bé hơn mà cùng ở 1 dây và tỉa hết nhánh còn lại để tập trung dinh dưỡng nuôi trái.
3.4.3. Các chỉ tiêu theo dõi
* Thời gian sinh trưởng qua các giai đoạn (ngày)
- Thời gian từ gieo đến mọc mầm (ngày): Tính từ khi gieo đến khi có
24
50% số cây trên ô mọc đủ 2 lá mầm.
- Thời gian từ mọc mầm đến: Thu hoạch hoàn toàn, ra hoa cái đầu, thu quả đợt đầu, thu quả rộ, thu quả đợt cuối (ngày).
* Các chỉ tiêu:
- Chiều cao cây (cm): đo phần thân chính từ cổ rễ đến ngọn cây của 10 cây mẫu liên tục/1 lần nhắc lại/giống, lấy cố định cây theo dõi trừ cây đầu luống.
-Tỷ lệ đậu quả: đếm số quả đậu trên tổng số hoa của 10 cây ngẫu nhiên/1 lần nhắc lại/giống vào thời kỳ kết thúc đậu quả. Tính tỷ lệ = tổng số quả đậu/tổng số hoa trên cây x 100.
* Khả năng ra hoa, đậu quả
- Tổng số hoa cái, hoa đực (theo dõi 10 cây/công thức/nhắc lại) - Xác định tỉ lệ hoa đực, hoa cái và tỉ lệ đậu quả trên cây
+ Tỉ lệ đậu quả (%) = Tổng số quả đậu/ Tổng số hoa cái x 100
* Tỉa nhánh, thu phấn bổ sung và tỉa quả
Chỉ bấm ngọn thân chính khi cây dưa được 22-25 lá. Các nhánh ra từ lá thứ 1 đến lá thứ 8 bấm tỉa, từ lá 9-12 mới để nhánh ra quả. Trong điều kiện nhà màng ít có gió và côn trùng (ong) nên việc tự thụ phấn của cây dưa rất khó, vậy nên việc thụ phấn bổ sung cho cây là cực kì quan trọng, giúp tăng tỷ lệ đậu quả cao cho dưa lưới. Trên mỗi cây dưa chỉ để tối đa 3-4 quả, tốt nhất là để 1 quả để đảm bảo chất lượng dưa, sau khi tuyển được quả to tròn, không bị sâu bệnh thì ta có thể tỉa đi quả bé hơn mà ở cùng 1 cây và tỉa hết những nhánh còn lại để nuôi trái.
* Thời kì sau trồng
- Các giai đoạn sinh trưởng và phát triển:
+ Thời gian sinh trưởng: Từ khi gieo đến khi kết thúc thu hoạch.
+ Ngày ra tua: Là ngày có 50% số cây/ ô xuất hiện tua.
+ Ngày ra hoa: Ngày có 50% số cây trên 1 ô có hoa đầu.
25
+ Ngày thu quả đợt 1: Ngày có 50% cây trên 1 ô có quả chín để thu hhhoạchhoạch.
+ Ngày kết thúc thu hoạch: Ngày đã thu hoạch hết quả thương phẩm.
* Các chỉ tiêu sinh trưởng: Tiến hành đo 10 cây/ lần nhắc lại, 7 ngày đo 1 lần gồm các chỉ tiêu sau:
- Động thái tăng trưởng chiều cao cây và chiều cao cuối cùng (cm): Đo từ cổ rễ đến đỉnh sinh trưởng.
- Động thái ra lá và số lá trên thân chính: Đếm số lá thật từ gốc đến đỉnh sinh trưởng có lá nhỏ nhất từ 2cm trở lên.
* Chỉ tiêu về năng suất - Số quả trên cây.
- Khối lượng trung bình quả: Cân tổng số quả thu trên 5 cây mẫu, tính trung bình
- Năng suất thực thu (tấn/ha) = năng suất cá thể × mật độ trồng/ha
*Các chỉ tiêu về hình thái, kích thước quả
- Đo đếm các chỉ tiêu quả sau thu hoạch khi quả chín không quá 3 ngày sau thu hoạch.
- Chiều cao quả (cm): Đo mặt cắt dọc từ đáy quả đến đỉnh quả của 5 quả/ô.
- Đường kính quả (cm): Đo đường kính mặt cắt ngang phần lớn nhất của quả khi quả chín, đo trên 5 quả ngẫu nhiên/ô.
- Màu sắc quả: Quan sát khi quả chín.
- Độ brix: Đo trên máy Refractometer (chiết quang kế).
- Nitrat: Đo bằng máy đo nitrat green test.
- Nếm thử độ giòn. Thang điểm như sau + Chỉ tiêu về độ giòn
- < 6 điểm: không giòn
26
- Từ 7-8 điểm: giòn - > 9 điểm: rất giòn
* Theo dõi tình hình sâu bệnh
Tình hình sâu bệnh hại được đánh giá bằng mức độ nhiễm sâu bệnh và một số bệnh phát sinh trong quá trình sinh trưởng và phát triển của cây.
Theo dõi thành phần các đối tượng sâu bệnh gây hại: 10 ngày 1 lần, quan sát toàn bộ thân cây để phát hiện các loài sâu, bệnh hại. Thu
Tình hình bệnh hại:
Phân loại cấp bệnh:
Cấp 1: ≤5% diện tích lá bị bệnh Cấp 2: 5 – 10% diện tích lá bị bệnh Cấp 3: 11 – 15% diện tích lá bị bệnh Cấp 4: 16 – 20% diện tích lá bị bệnh Cấp 5: >20% diện tích lá bị bệnh
Tình hình sâu bệnh hại được đánh giá theo các cấp bệnh mức độ nhiễm sâu bệnh.