PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.4. Ảnh hưởng của một số loại giá thể đến mức độ nhiễm sâu bệnh hại của dưa lưới của dưa lưới
Qua quá trình theo dõi dưa lưới chúng tôi có phát hiện được 1 số bệnh trên dưa lưới:
+ Bệnh phấn trắng:
Là loại nấm chuyên ngoại kí sinh với các sợi nấm bám trên mặt 2 lá (mặt trên dày đặc hơn), chúng tạo vòi đâm sâu vào tế bào hút hết dinh dưỡng.
Bệnh lây lan nhanh bằng bao tử phân sinh qua gió và không khí, ở nhiệt độ từ 20-24 độ C và ẩm độ không khí cao là điều kiện cho bao tử phân sinh nảy nầm nhanh.
Ngay từ thời kì cây con, bệnh phấn trắng đã xuất hiện, ban đầu chỉ là những chòm nhỏ mất màu xanh hóa vàng, sau đó phiến lá dần bị bao pgur bởi một lớp nấm trắng như bột phấn dày đặc, bị cả trên gân lá.Những lá bị bệnh mất dần màu xanh, chuyển sang vàng, khô cháy và rễ dụng. Bệnh xuất hiện trên cả thân, cành, lá, hoa và quả khiến cây chậm phát triển, còi cọc cho năng suất thấp.
+ Biện pháp khắc phục: Làm vệ sinh vườn, thu gom lá bị bệnh mang đi tiêu hủy thật xa. Mật độ trồng hợp lí. Chọn giống tốt, khỏe có khả năng kháng bệnh [19].
+ Bọ trĩ (Thrips palmi)
* Nhận diện: Trưởng thành nhỏ, dài 1 - 2 mm có màu đen. Trưởng thành đẻ trứng rải rác trong mô lá.
Trứng nhỏ mới đẻ màu trắng sữa, gần nở có màu vàng nhạt. Bọ trĩ non rất giống thành trùng nhưng không cánh màu vàng nhạt.
42
* Tập tính gây hại: Thường xuất hiện ngay từ khi cây còn nhỏ và mật độ tăng dần khi cây phát triển thân lá mạnh. Bọ trĩ chích hút dịch ở lá, ngọn, thân non làm lá bị xoăn, cứng và giòn.
Bọ trĩ hoạt động cả ban ngày và ban đêm, ban ngày chúng hoạt động tương đối nhanh nhẹn khi bị khua động chúng lẩn tránh sang lá khác hoặc giả chết rơi xuống đất. Chúng ẩn lấp trong lá nõn hoặc các chót lá quăn do bọ trĩ không ưa ánh sáng trực xạ. Khi trời râm mát chúng bò ra ngoài.
* Biện pháp phòng chống
- Nên luân canh với cây trồng khác họ trên đất trồng dưa, vệ sinh đồng ruộng hạn chế nơi cư trú của bọ trĩ.
- Chăm sóc cho cây sinh trưởng tốt. Trong mùa khô nóng, tưới đều đặn bằng cách phun mưa để cho ruộng ẩm và mát, hạn chế bọ trĩ phát triển.
- Khi mật độ bọ trĩ cao có thể sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật có hoạt chất: Abamectin; Petroleum oil; Emamectin benzoate; Thiamethoxam…
+ Bệnh héo rũ, chạy dây (Fusarium sp.)
* Triệu chứng: Cây bị mất nước, chết khô từ đọt, thân đôi khi bị nứt, trên cây con bệnh làm chết rạp từng đám. Trên cây trưởng thành, nấm gây hại từ thời kỳ ra hoa đến tượng trái, cây dưa bị héo từng nhánh, sau đó héo đột ngột như bị thiếu nước rồi chết cả cây.
* Đặc điểm phát sinh, phát triển: Nấm lưu tồn trong đất nhiều năm, bệnh này có liên quan ít nhiều đến tuyến trùng và ẩm độ đất. Nấm Phytophthora sp. cũng được ghi nhận gây nên bệnh này.
* Biện pháp phòng chống: Nên lên líp cao, làm đất thông thoáng, bón thêm phân chuồng, tro trấu, nhổ cây bệnh tiêu hủy. Tránh trồng dưa lưới và các cây cùng nhóm như bí đỏ, bí đao, dưa hấu liên tục nhiều năm trên cùng một thửa ruộng.
43
Bảng 4.8. Ảnh hưởng của một số giá thể đến mức độ nhiễm sâu bệnh hại của dưa lưới
Công thức Bệnh phấn trắng
Bệnh héo rũ,
chạy dây Bọ trĩ
1 1 2 1
2 1 1 2
3 2 1 1
4 1 2 1
Qua bảng 4.8 cho thấy:
Trong quá trình theo dõi thí nghiệm cây dưa đã mắc phải 1 số sâu bệnh hại như: Bệnh phấn trắng, bệnh héo rũ chạy dây và bọ trĩ. Tuy nhiên trong thời gian theo dõi đã phát hiện sớm và kịp thời ngăn chặn mức độ lây lan bệnh nên mức độ nhiễm bệnh qua các công thức rất thấp và không gây ra tổn thất gì cho dưa
44
Phần 5