Ảnh hưởng của một số loại giá thể đến sinh trưởng giống dưa lưới tại Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. Đại học Nông Lâm Thái Nguyên

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại giá thể đến sinh trưởng phát triển của dưa lưới trong nhà màng tại trường đại học nông lâm thái nguyên (Trang 35 - 43)

PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. Ảnh hưởng của một số loại giá thể đến sinh trưởng giống dưa lưới tại Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. Đại học Nông Lâm Thái Nguyên

4.1.1. Ảnh hưởng của giá thể đến thời gian sinh trưởng của giống dưa lưới Các giai đoạn sinh ưởng và phát triển của cây dưa lưới ngoài sản xuất dài hay ngắn phụ thuộc vào đặc tính sinh vật học của các giống và điều kiện ngoại cảnh tác động lên từng giai đoạn sinh trưởng, phát triển của chúng.

Sinh trưởng và phát triển là hai mặt của quá trình biến đổi chất và lượng diễn ra liên tục đồng thời có mối quan hệ khăng khít với nhau trong suốt đời sống của cây. Sinh trưởng là tiền đề cho quá trình phát triển của cây sau này và ngược lại phát triển để tạo ra các chất mới thúc đẩy quá trình sinh trưởng của cây trồng.

Quan sát các đặc điểm qua các giai đoạn phát triển của cây giúp ta chủ động tác động các biện pháp kĩ thuật, điều khiển quá trình sinh trưởng, phát triển của cây theo hướng có lợi đồng thời hạn chế được những ảnh hưởng của điều kiện bất thuận. Ngoài ra nắm được thời gian sinh trưởng và phát triển của giống nhằm giúp ta xác định được thời điểm thu hoạch thích hợp, qua đó giải quyết tốt khâu thu hoạch và sau thu hoạch. Qua đó cũng xây dựng được một cơ cấu cây trồng hợp lý nhằm nâng cao được hệ số sử dụng đất. Mặt khác ta có thể điều chỉnh được thời gian trồng (có thể trồng sớm hoặc muộn hơn)để tăng thu thêm lợi nhuận vì khi vào chính vụ giá dưa thường thấp hơn.

Các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây dưa ngoài sản xuất dài hay ngắn phụ thuộc vào đặc tính sinh vật học của các giống và điều kiện ngoại cảnh tác động lên từng giai đoạn sinh trưởng, phát triển của chúng. Kết quả theo dõi được thể hiện qua bảng:

28

Bảng 4.1 Thời gian hoàn thành các giai đoạn sinh trưởng của dưa lưới Giai đoạn

Công thức

Thời gian từ mọc mầm đến ……(ngày) Tua cuốn Ra hoa

đực

Ra hoa cái

Thu quả đợt 1

Kết thúc thu quả

CT1 20 32 37 78 86

CT2 19 31 38 77 87

CT3 17 32 36 75 85

CT4(đ/c) 22 34 39 80 89

4.1.1.1. Thời gian từ mọc mầm đến ra tua cuốn

Tua cuốn đóng vai trò quan trọng đối với dưa trồng giàn. Tua cuốn giúp cây bám chặt vào giàn, giúp cây không bị đổ gãy. Thời gian ra tua đóng vai trò quan trọng đối với cây dưa lưới, biết được thời gian ra tua của cây dưa để xác định thời gian làm giàn cho dưa.

Qua bảng 4.1 ta thấy cây dưa ở các công thức có thời gian ra tua dao động trong khoảng 17 đến 22 ngày. Các công thức thí nghiệm có thời gian từ mọc mầm đến ra tua ngắn hơn công thức đối chứng. Trong đó, công thức 3 có thời gian ra tua ngắn nhất là 17 ngày. Công thức 1 và công thức 2 ra ngắn hơn công thức đối chứng từ 2 đến 3 ngày.

4.1.1.2. Thời gian từ mọc mầm đến ra hoa đực và hoa cái

Sự ra hoa là điều kiện tiên quyết hình thành quả. Đây là giai đoạn cây dưa lưới bước vào thời kỳ sinh trưởng sinh thực. Dưa ra hoa sớm hay muộn ngoài yếu tố giống ra còn phụ thuộc vào điều kiện ngoại cảnh. Vì vậy việc điều khiển cho ra hoa sớm và tập trung có ý nghĩa lớn cho việc thụ phấn, tăng năng suất và hiệu quả kinh tế về sau. Hoa, quả ra sớm thu hoạch sớm sẽ cho giá thành cao hơn so với thu hoạch trong chính vụ.

29

Qua bảng 4.1 ta thấy:

Sau mọc mầm được khoảng 31 đến 34 ngày thì cây bắt đầu nở hoa đực.

Thời gian từ mọc mầm đến ra hoa giữa các công thức khác nhau không đáng kể, chênh lệch từ 1-3 ngày. Công thức 2 ra hoa đực sớm nhất là 31 ngày sau mọc mầm sớm hơn công thức đối chứng 3 ngày sau đó là công thức 3 và công thức 1 ra hoa đực sớm hơn 2 ngày so với công thức đối chứng.

Sau khi ra hoa đực thì khoảng 5 đến 7 ngày sau cây dưa bắt đầu ra hoa cái, trong đó có công thức 3 ra hoa cái sớm hơn 4 ngày so với công thức đối chứng. Công thức 1 có thời gian ra hoa là 37 ngày sớm hơn công thức đối chứng 2 ngày.

Như vậy, các loại giá thể ảnh hưởng ít tới thời gian ra hoa của giống dưa lưới.

4.1.1.3. Thời gian từ mọc mầm đến khi thu quả đầu

Xác định thời gian chín của quả dưa lưới để thu cho đúng thời điểm, là yếu tố vô cùng quan trọng. Thu quả quá non hoặc quá già đều ảnh hưởng tới chất lượng quả và thời gian bảo quản.

Qua bảng 4.1 ta thấy:

Thời gian từ mọc mầm đến thu hoạch quả đầu tiên dao động trong khoảng 75-80 ngày. Công thức 3 có thời gian từ mọc mầm đến thu hoạch sớm hơn so với công thức đối chứng 5 ngày. Công thức 1 và 2 có thời gian thu quả đợt 1 đều ngắn hơn công thức đối chứng từ 2-3 ngày, trong đó công thức 1 có thời gian thu quả đợt 1 là 78 ngày sớm hơn công thức đối chứng 2 ngày.

4.1.1.4. Thời gian từ mọc mầm đến kết thúc thu hoạch

Két thúc thu hoạch là giai đoạn cuối của cây, là thời điểm thu những đợt quả cuối cùng của cây dưa lưới

Qua bảng 4.1 ta thấy:

30

Thời điểm kết thúc thu hoạch của quả dưa lưới có sự sai khác giữa các công thức với nhau, công thức 3 kết thúc thu hoạch sớm nhất là 85 ngày sau mọc mầm sớm hơn so với công thức đối chứng 4 ngày, công thức 1 và 2 đều có thời gian kết thúc thu quả ngắn hơn công thức đối chứng. Trong đó, công thức 2 có thời gian kết thúc thu quả là 87 ngày sớm hơn công thức đối chứng 2 ngày.

4.1.2. Ảnh hưởng của giá thể đến động thái tăng trưởng chiều dài thân chính và lá của dưa lưới

4.2.1.1. Ảnh hưởng của giá thể đến động thái tăng trưởng chiều dài thân chính của dưa lưới

Một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá khả năng sinh trưởng của cây dưa lưới là sự tăng trưởng về chiều dài than chính. Sự vươn cao của thân nhờ sự phân hóa đỉnh sinh trưởng, sự tăng trưởng của mô phân sinh đỉnh, cùng với sự tham gia của chất kích thích sinh trưởng (Auxin) được tạo thành từ trên trồi ngọn.

Tốc độ tăng trưởng của cây phụ thuộc vào đặc tính di truyền, điều kiện ngoại cảnh, kỹ thuật chăm sóc, sâu bệnh hại. Trong trường hợp cùng giống, cùng điều kiện ngoại cảnh và kỹ thuật chăm sóc thì giá thể là yếu tố quyết định đến độ tăng trưởng của cây dưa lưới.

Nghiên cứu đặc tính này nhằm đưa ra biện pháp kĩ thuật tác động cụ thể vào từng thời kì khác nhau để kìm hãm hoặc tăng nhanh chiều cao cây. Sự tăng trưởng chiều cao cây cũng liên quan đến khả năng chín sớm và tập trung của các giống. Cũng như các loại cây trồng khác thân cây dưa có nhiệm vụ quan trọng trong quá trình sinh trưởng và phát triển của cây. Nó có nhiệm vụ chống đỡ các bộ phận của cây như lá, hoa, quả và có vai trò quan trọng đối với việc trồng dưa theo dàn tạo ra số lượng chùm hoa, chùm quả và cho năng suất.

31

Để thấy được ảnh hưởng của các loại giá thể đến sự tăng trưởng chiều cao thân chính của dưa lưới, chúng tôi tiến hành theo dõi động thái tăng trưởng chiều dài thân chính của dưa lưới ở từng công thức, kết quả thu được thể hiện qua bảng 4.2.

Bảng 4.2. Động thái tăng trưởng chiều dài thân chính của dưa lưới Đơn vị: cm

Công thức Ngày sau trồng….(ngày)

14 21 28 35

1 17.10b 48.58b 106.46b 149.47b

2 16.46c 47.82c 106.56b 148.27b

3 15.23d 46.54c 106.08b 142.53c

4 18.63a 49.88a 108.55a 167.83a

P <0.05 <0.05 <0.05 <0.05

LSD.05 0.56 0.57 0.92 5.38

CV(%) 1.66 0.59 0.43 1.77

: Hình 4.1: Động thái tăng trưởng chiều dài thân chính của dưa lưới

32

Bảng 4.2 và hình 1 cho thấy chiều dài thân chính của dưa lưới ở các công thức tăng dần theo thời gian sinh trưởng.

Giai đoạn 14 ngày sau trồng, chiều dài thân chính của các công thức dao động từ 15.23 đến 18,63 cm. Công thức 3 có chiều dài thân chính thấp nhất là 15,23cm thấp hơn công thức đối chứng 3,4cm. Công thức 1 và công thức 2 có chiều dài thân chính thấp hơn chắc chắn so với công thức đối chứng ở mức tin cậy 95%.

Giai đoạn 21 ngày sau trồng, chiều dài thân của các công thức dao động từ 46,54 đến 49,88 cm. Độ dài thân chính thấp nhất ở công thức số 3 đạt 46.54 cm thấp hơn công thức đối chứng 3,34 cm. Trong đó, công thức 1 có chiều dài thân chính là 48.58 cm gần bằng công thức đối chứng. Công thức 2 có chiều dài thân chính thấp hơn công thức đối chứng ở mức tin cậy 95%.

Cây ở giai đoạn 28 ngày sau trồng, chiều dài thân chính dao động từ 106,08 đến 108,55 cm. Trong đó ta thấy công thưc thí nghiệm cho chiều dài thân chính thấp nhất là công thức số 3 đạt 106.08cm thấp hơn công thức đối chứng 2,47 cm. Công thức 1 và công thứ 2 có chiều dài thân chính gần như là ngang nhau không có sự chênh lệch quá lớn giữa 2 công thức, trong đó công thức 2 có chiều dài thân chính là 106,56 cm thấp hơn công thức đối chứng 1,99cm.

Giai đoạn 35 ngày sau trồng, chiều dài thân chính dao động từ 142,53 đến 167,83 cm. Độ dài thân chính thấp nhất là công thức 3 đạt 142,53 cm thấp hơn công thức đối chứng 25,3 cm. Công thức 2 có chiều cao thân chính thấp hơn chắc chắn công thức đối chứng ở mức tin cậy 95%. Công thức 1 có chiều cao thân chính là 149,47 cm thấp hơn công thức đối chứng 18,36sm.

4.2.1.2. Ảnh hưởng của một số giá thể đến động thái ra lá của dưa lưới

Lá là cơ quan quan trọng thực hiện quá trình quang hợp tạo ra sản phẩm cung cấp cho các hoạt động sống của cây. Số lá ảnh hưởng đến năng suất và

33

phẩm chất quả. Số lá ít làm ảnh hưởng không tốt tới khả năng quang hợp, quả sẽ ít vả nhỏ,năng suất không cao. Thời kỳ quả chín nếu có ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp vào quả sẽ làm cho quả bị nứt, bị rám, không có màu sắc đặc trưng của giống. Nhưng số lá nhiều, bản lá to, khiến cây rậm rạp, lá che khuất lẫn nhau sẽ ảnh hưởng sấu đến diện tích quang hợp của quần thể và là điều kiện thuận lợi cho sâu bệnh phát và gây hại.

Số lá nhiều hay ít được quyết định bởi đặc tính di truyền của giống, ngoài ra quá trình hình thành lá còn chịu ảnh hưởng của các yếu tố: Nhiệt độ, ẩm độ, ánh sáng, biện pháp kỹ thuật canh tác và sâu bệnh hại. Trong đó nhiệt độ đóng vai trò quan trọng nhất quyết định số lá trên cây. Tổng nhiệt độ hữu hiệu để hình thành một lá thay đổi ở vị trí khác nhau.

Qua quan sát động thái ra lá của giống dưa lưới chúng tôi thu được kết quả ở bảng sau:

Bảng 4.3. Tổng số lá trên thân chính của dưa lưới

Đơn vị: lá

Công thức

Ngày sau trồng…(ngày)

14 21 28 35

1 4.77b 13.10b 18.50b 22.93

2 4.80b 12.90b 18.70b 23.53

3 4.63b 11.93c 18.40b 22.90

4(đ/c) 5.57a 14,45a 19.83a 24.47

P <0.05 <0.05 <0.05 >0.05

LSD 0,05 0.6 0.66 0.54 ns

CV% 6.03 2.53 1.44 -

34

0 5 10 15 20 25 30 35

CT1 CT2 CT3 CT4

14 ngày 21 ngày 28 ngày 35 ngày

Hình 4.2: Tổng số lá trên thân chính của dưa lưới

Qua kết quả ở bảng 4.3 và biểu đồ 4.2 cho thấy: số lá trên thân chính được tăng dần theo thời gian sinh trưởng của cây. Số lá trên thân chính giữa các công thức thí nghiệm chênh lệch không lớn. Giai đoạn 14 ngày trồng, lúc này cây đã bén rễ hồi xanh tốc độ ra lá tăng dần.

Giai đoạn 14 ngày sau trồng, số lá/thân chính dao động từ 4.63 đến 5.57 lá. Công thức 3 có số lá/thân chính thấp nhất là 4.63 lá thấp hơn 0.94 lá so với công thức đối chứng. Công thức 1 và công thức 2 có số la/thân chính tương đương nhau đều thấp hơn so với công thức đối chứng.

Giai đoạn 21 ngày sau trồng, số lá/thân chính của các công thức dao động từ 11,9 đến 14,4 lá. Công thức 3 có số lá/thân chính thấp nhất là 11,9 lá thấp hơn chắc chắn công thức đối chứng ở mức tin cậy 95%. Các công thức còn lại có số lá/thân chính sai khác có ý nghĩa thống kê so với công thức đối chứng.

Giai đoạn 28 ngày sau trồng, số lá/thân chính của các công thức dao động từ 18,4 đến 19,8 lá. Công thức 1 và công thức 2 có số lá/thân chính sai khác có ý nghĩa thống kê so với công thức đối chứng. Công thức 3 có số

35

lá/thân chính thấp nhất là 18,4 lá thấp hơn chắc chắn công thức đối chứng ở mức tin cậy 95%.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại giá thể đến sinh trưởng phát triển của dưa lưới trong nhà màng tại trường đại học nông lâm thái nguyên (Trang 35 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)