Đặc điểm kinh tế - xã hội

Một phần của tài liệu Tình hình phát triển du lịch huyện đức thọ, tỉnh hà tĩnh giai đoạn 2005 2011 định hướng và giải pháp phát triển đến năm 2020 (Trang 24 - 27)

CHƯƠNG 2. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN DU LỊCH HUYỆN ĐỨC THỌ, TỈNH HÀ TĨNH GIAI ĐOẠN 2005 – 2011

2.1. Khái quát về tiềm năng phát triển du lịch huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh

2.1.3. Đặc điểm kinh tế - xã hội

Năm 2011 toàn huyện có 104.452 người với tổng số lao động là 52.500 lao động.

Với dân số đông sẽ bổ sung nguồn lao động cho các ngành kinh tế trong đó có ngành du lịch. Chất lượng nguồn lao động ngày càng được nâng cao sẽ tạo nên những bước tiến mạnh trong phát triển ngành du lịch huyện. Tuy nhiên, phần lớn nguồn lao động có tay nghề thấp, chất lượng chưa cao.

b. Thành tựu của các ngành kinh tế

Năm 2011 tốc độ tăng trưởng kinh tế gần 13%. Thu nhập bình quân đầu người trên 15 triệu đồng/năm. Giá trị công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp – thương mại dịch vụ chiếm trên 70%. Toàn huyện có 90 doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả. Sản xuất nông nghiệp chuyển dịch theo hướng hiện đại. Kết quả trên đã góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tốc độ tăng trưởng trong công nghiệp – tiểu thủ công ngiệp bình quân

đạt từ 18-23%. Riêng 9 tháng đầu năm 2011, giá trị công nghiệp – tiểu thủ công ngiệp hơn 200 tỷ đồng đạt 55% so với kế hoạch năm.

Cơ cấu kinh tế năm 2011: lĩnh vực nông – lâm – thủy sản chiếm 27,7%, lĩnh vực công nghiệp – xây dựng chiếm 33%, lĩnh vực dịch vụ - thương mại chiếm 39,3%.

Hình 2.1. Biểu đồ thể hiện cơ cấu kinh tế huyện Đức Thọ năm 2011

c. Cơ sở vật chất – hạ tầng - Hệ thống giao thông vận tải

Hệ thống giao thông vận tải của huyện tương đối đầy đủ các phương thức vận tải như đường bộ, đường sông và đường sắt về đường bộ: có tổng chiều dài các loại đường trong huyện là 518 km, mật độ đường bình quân 0,81 km/km2 và 3,38 km/1000 dân. Tổng chiều dài mạng đường bộ, đường sắt trong huyện là:

+ Đường sắt 27 km. Huyện Đức Thọ có đường sắt Bắc - Nam đi qua 8 xã từ Đức Châu đến Đức Lạng dài 27 km, có nhà ga Đức Lạc.

+ Quốc lộ 8A chạy từ Hồng Lĩnh sang Lào, quốc lộ 8A đi qua địa phận Đức Thọ từ xã Đức Thịnh (cầu Đò Trai) đến xã Đức Hoà (cầu Ghềnh Tàng), với chiều dài 16 km.

+ Quốc lộ 15A từ Trung Lễ qua Đức Dũng, Đức Thanh dài 5 km, dự kiến thêm đoạn từ thị trấn qua xã Trường Sơn dài 7 km.

+ Đường huyện 249,7 km + Đường xã 719,6 km

Toàn huyện có 3 tỉnh lộ với tổng chiều dài 41 km, bao gồm:

Tỉnh lộ 5: Điểm đầu Tùng Ảnh, điểm cuối ở xã Đức Lạng, dài 14 km đi qua các xã Cẩm Thăng, Cẩm Phúc, Cẩm Long. Tiêu chuẩn kỹ thuật tương đương cấp 5, nền đường rộng 6,00 m, mặt đường nhựa rộng 3,50 m.

Tỉnh lộ 8B: Điểm đầu ở Yên Trung, điểm cuối ở bến Tam Soa, dài 4 km. Tiêu chuẩn kỹ thuật cấp 5, nền đường rộng 6,50 m, mặt đường nhựa rộng 3,50m.

Tỉnh lộ 28: Điểm đầu Tùng Ảnh, điểm cuối ở xã Đức Dũng, chiều dài 15 km tuyến đi qua xã Đức An. Tiêu chuẩn kỹ thuật cấp V, nền đường rộng 6,00m mặt đường cấp phối rộng 3,50m.

Ngoài ra mạng lưới giao thông đường bộ trên địa bàn huyện còn có các tuyến đường liên huyện, liên xã, liên thôn được phân bố trong huyện đảm bảo được mối liên hệ giao thương cũng như nhu cầu đi lại giữa các xã trong huyện với nhau. Toàn huyện hiện có trên 750 km đường giao thông nông thôn bê tông, 300 km kênh mương cứng.

Ngoài ra còn có : Cầu Linh Cảm, Cầu Cố Bá ở Đức Lạc

Hệ thống giao thông phát triển tạo điều kiện thuận lợi cho du khách đi đến các điểm du lịch theo lộ trình của mình một cách dễ dàng. Ngoài ra còn tạo điều kiện cho giao lưu và trao đổi hành hóa phục vụ nhu cầu du lịch

- Hệ thống thông tin liên lạc

Về dịch vụ bưu chính viễn thông hiện tại toàn huyện có 3 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực Bưu chính, Viễn thông : Bưu điện huyện,Tổng công ty Viễn thông Quân đội – Chi nhánh huyện Đức Thọ (Vietel), Công ty Viễn thông điện lực Việt Nam (EVN-Telecom). Bưu cục, Internet, mạng điện thoại phủ sóng 27/27 xã, thị trấn. Các dịch vụ viễn thông góp phần thúc đẩy ngành du lịch phát triển, tạo điều kiện cần thiết để thu hút khách du lịch, giao lưu và trao đổi tin tức một cách nhanh chóng và kịp thời.

- Hệ thống cơ sở lưu trú

Huyện Đức Thọ hiện chỉ có một cơ sở lưu trú của UBND huyện, được xây dựng từ nguồn kinh phí của Trung ương nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày sinh của cố Tổng Bí thư Trần Phú. Nhìn bề ngoài cơ sở này khá đồ sộ, nhưng bên trong trang thiết bị sơ sài. Nếu cơ sở này được đầu tư đồng bộ, đúng quy chuẩn thì đã góp phần quan trọng trong khai thác, phát triển du lịch của huyện Đức Thọ - một huyện có tiềm năng du lịch khá phong phú. Các thiết chế phục vụ văn hoá – thể dục thể thao được đảm bảo.

Cơ sở vật chất được tăng cường là điều kiện để thúc đẩy phát triển kinh tế, phúc lơị xã hội, cải thiện đời sống nhân dân.

d. Đường lối chính sách phát triển kinh tế về du lịch

Trong những năm gần đây thực hiện công cuộc đổi mới, Đảng bộ và nhân dân Đức Thọ đã mở ra nhiều hướng đi để phát triển kinh tế - xã hội huyện nhà với một số chính sách như:

Tăng cường công tác đào tạo nâng cao trình độ kỹ thuật cho người lao động. Có chính sách hỗ trợ về ứng dụng khoa học công nghệ, đồng thời tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tham gia các chương trình nhằm quảng bá thương hiệu sản phẩm trên thị trường

Đặc biệt, xây dựng phương án khôi phục các làng nghề truyền thống đang dần bị mai một và tạo môi trường thông thoáng để thu hút đầu tư của doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Đẩy mạnh các hoạt động văn hóa - thể thao, thông tin và truyền thông vào phục vụ nhiệm vụ chính trị tại các địa phương. Tăng cường công tác quản lí nhà nước đối với các hoạt động kinh doanh dịch vụ văn hóa, tổ chức kiểm tra và phối hợp kiểm tra với đoàn kiểm tra liên ngành của Tỉnh. Tiếp tục đẩy mạnh phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”. Xây dựng các dự án trùng tu, tôn tạo các di tích lịch sử văn hóa để dược xếp hạng. Triển khai có hiệu quả đề án của UBND huyện về thực hiện Nghị quyết số 05NQ/HU của Ban chấp hành Đảng bộ huyện về “ Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với sự nghiệp văn hóa thông tin, thể thao, Du lịch đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020”.

Ngoài thu hút các nguồn vốn đầu tư của nhà nước và các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh, Đức Thọ luôn có những cơ chế mở, thuận lợi cho công tác đầu tư để thực hiện công tác xã hội hoá về phát triển du lịch và dịch vụ thương mại. Đồng thời Đức Thọ cũng đã gắn được du lịch văn hoá - du lịch tâm linh, tạo thành một quần thể du lịch hấp dẫn.

Một phần của tài liệu Tình hình phát triển du lịch huyện đức thọ, tỉnh hà tĩnh giai đoạn 2005 2011 định hướng và giải pháp phát triển đến năm 2020 (Trang 24 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)