CHƯƠNG 2. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN DU LỊCH HUYỆN ĐỨC THỌ, TỈNH HÀ TĨNH GIAI ĐOẠN 2005 – 2011
2.2. Tình hình phát triển du lịch Đức Thọ giai đoạn 2005 – 2011
2.3.9. Đánh giá chung về tình hình phát triển du lịch Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn
Sự kết hợp của tài nguyên du lịch tự nhiên và du lịch nhân văn đã tạo nên những thế mạnh cho ngành du lịch huyện Đức Thọ phát triển.Trong những năm qua ngành du lịch Đức Thọ đã có những bước tiến mới với những thành tựu đáng kể đã đạt được.
Bên cạnh đó vẫn còn những hạn chế, tồn tại trong thực trạng phát triển của ngành du lịch huyện.
a. Những thành tựu
Khai thác những thế mạnh vốn có, trong những năm qua huyện Đức Thọ đã đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật, tôn tạo cảnh quan, nâng cấp cơ sở vật chất – hạ tầng phục vụ cho ngành du lịch để thu hút lôi cuốn khách du lịch về với mảnh đất này.
Thứ nhất, về khách du lịch : Trong những năm qua du lịch Đức Thọ đã có những bước phát triển tương đối mạnh mẽ. Từ năm 2005 có 12.459 lượt khách đến năm 2010 lượng khách du lịch đến Đức Thọ đạt 44.856 lượt khách, gấp 3.6 lần so với năm 2005.
Thứ hai, về nguồn lao động: Số lượng lao động trong ngành du lịch huyện Đức Thọ giai đoạn 2005 – 2011 không ngừng tăng lên, số lao động năm 2011 gấp 3,72 lần
so với năm 2005. Bên cạnh số lượng thì chất lượng lao động ngày càng được nâng cao, đội ngũ nhân viên du lịch kinh nghiệm và kiến thức ngày càng cao. Du lịch Đức Thọ phát triển tạo ra việc làm cho hàng nghìn lao động trực tiếp và hàng chục nghìn lao động gián tiếp trong và ngoài địa bàn.
Thứ ba, về doanh thu từ ngành du lịch không ngừng tăng lên, tổng doanh thu từ hoạt động du lịch của huyện Đức Thọ giai đoạn 2005-2011 đã tăng. Năm 2011 doanh thu từ du lịch đạt 37.294 triệu đồng, tăng 11.4% so với năm 2010. Năm 2011doanh thu gấp 2,6 lần so với năm 2005 và nộp ngân sách nhà nước 3.056 triệu đồng. Du lịch Đức Thọ đã chứng minh được vai trò, vị trí là ngành kinh tế mũi nhọn, góp phần quyết định vào phát triển kinh tế - xã hội thị trấn Đức Thọ.
Thứ tư, về đầu tư cho ngành du lịch không ngừng tăng lên, tổng vốn đầu tư du lịch huyện năm 2005 là 3,709 triệu USD đến năm 2020 lên tới 9,648 triệu USD.
Thứ năm, về công tác xúc tiến quảng bá du lịch: Lĩnh vực này được các cấp chính quyền quan tâm,công tác xúc tiến và quảng bá du lịch luôn luôn được đẩy mạnh.
Như vây, du lịch là chính là ngành kinh tế tổng hợp, mang nội dung văn hoá sâu sắc và mang tính xã hội cao. Đối với huyện Đức Thọ, ngành du lịch chiếm đến 30 – 40
% trong cơ cấu kinh tế của huyện.
Du lich huyện Đức Thọ phát triển tạo ra thị trường trao đổi hàng hoá và tiêu thụ sản phẩm tạo điều kiện thúc đẩy nền kinh tế khác phát triển, làm thay đổi cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm, xoá đói giảm nghèo và cải thiện đời sống nhân dân trên địa bàn.
b. Những mặt hạn chế
Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, ngành du lịch huyện Đức Thọ vẫn còn nhiều điểm hạn chế.
- Việc khai thác, phát triển du lịch chưa đạt hiệu quả cao.
- Tốc độ tăng trưởng chưa xứng với tiềm năng.
- Sản phẩm du lịch còn đơn điệu, nghèo nàn thiếu đồng bộ, chưa tạo ra được những sản phẩm du lịch hấp dẫn du khách.
- Chất lượng của các dịch vụ du lịch cũng còn rất nhiều điểm hạn chế, hoạt động du lịch mang tính thời vụ cao.
- Cơ sở vật chất còn yếu, quy mô nhỏ, phân bố phân tán, các dịch vụ phục vụ khách du lịch đang còn thiếu, chính vì vậy số ngày khách lưu trú bình quân đang còn hạn chế.
- Vấn đề xúc tiến đầu tư cho ngành du lịch cũng như cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng còn dàn trải, chưa dứt điểm cũng chưa đồng bộ.
- Công tác quy hoạch, quản lý còn nhiều điểm bất cập chưa phù hợp với vai trò thực tiễn. Số lượng dự án đầu tư đăng kí khá nhiều song tình hình triển khai thực hiện các dự án còn chậm, có nhiều dự án đầu tư du lịch đang còn dang dở ảnh hưởng không nhỏ đến bộ mặt cũng như quy hoạch phát triển các khu du lịch. Chính vì vậy chưa tạo được bước đột phá cho du lịch huyện.
- Đội ngũ lao động còn yếu về nghiệp vụ và trình độ ngoại ngữ, nhận thức về du lịch của người lao động và người dân địa phương đang còn yếu.
Đối với ngành du lịch hiệu quả của việc quảng bá hình ảnh là vô cùng quan trọng.
Tuy nhiên, ở Đức Thọ công tác tuyên truyền, quảng bá còn rất nhiều hạn chế. Hoạt động tiếp thị sản phẩm, tuyên truyền, quảng bá chưa thường xuyên và chưa thu hút được nhiều sự chú ý của du khách.
Những hạn chế trên đây đã ảnh hưởng rất lớn đến việc phát triển du lịch địa phương. Ngành du lịch huyện Đức Thọ vẫn đang ở dạng tiềm năng. Vì thế trong thời gian sắp tới cần phải tiến hành quy hoạch tổng thể, đưa ra mục tiêu, nhiệm vụ, phương hướng và giải pháp cụ thể để khắc phục tình trạng trên. Để đưa ngành du lịch Đức Thọ tận dụng hết tiềm năng vốn có của mình nhằm tạo ra sức hấp dẫn đối với du khách.
Đưa ngành du lịch huyện ngày càng phát triển, góp phần quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội huyện Đức Thọ.