Một số giải pháp để phát triển du lịch

Một phần của tài liệu Tình hình phát triển du lịch huyện đức thọ, tỉnh hà tĩnh giai đoạn 2005 2011 định hướng và giải pháp phát triển đến năm 2020 (Trang 56 - 61)

CHƯƠNG 3. ĐỊNH HUỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở HUYỆN ĐỨC THỌ, HÀ TĨNH ĐẾN NĂM 2020

3.2. Một số giải pháp để phát triển du lịch

Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp liên ngành, để phát triển du lịch đòi hỏi phải có sự phối hợp liên thông trong đầu tư, tổ chức, quản lí của nhiều ngành. Do đó việc quy hoạch phát triển du lịch phải phù hợp và trở thành một bộ phận của chiến lược và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia.

Quy hoạch và phát triển du lịch nhằm khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của huyện Đức Thọ mà thiên nhiên ban tặng. Quy hoạch phát triển gắn liền với bảo vệ lãnh thổ, đảm bảo môi trường sinh thái, bảo vệ an ninh trật tự và vệ sinh môi trường, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc và truyền thống văn hoá của địa phương. Mặt khác việc quy hoạch mới sẽ điều chỉnh, tháo gỡ và khắc phục những hậu quả do tính chắp vá về quy hoạch trước đây để lại.

Đối với việc quy hoạch và phát triển du lịch của huyện Đức Thọ Trước hết, đối với thị trường khách du lịch Đức Thọ:

* Thị trường trọng điểm : Thị trường trọng điểm của du lịch Đức Thọ được xác định là khách du lịch nội địa đến từ các khu vực khác trên địa bàn.

* Thị trường tiềm năng: Du lịch Đức Thọ xác định thị trường tiềm năng là thị trường khách quốc tế qua cửa khẩu Cầu Treo (hành lang Đông - Tây) và đến từ các trung tâm du lịch lớn trong nước như Vinh, Kim Liên…thông qua các chương trình du lịch như tuyến du lịch xuyên Việt, tuyến du lịch con đường Di sản miền Trung.

Thứ hai, đối với phát triển loại hình và sản phẩm du lịch :

- Với thị trường trong nước: Cần phát triển loại hình tham quan, vui chơi giải trí.

- Với thị trường khách quốc tế: Đẩy mạnh phát triển các loại hình sản phẩm du lịch gắn với văn hoá bản địa.

Tóm lại, dù đứng trên quan điểm lãnh thổ hay thị trường thì việc phát triển loại hình và sản phẩm du lịch Đức Thọ cũng đều xuất phát từ đặc thù văn hoá địa phương trong đó trọng tâm là di tích Trần Phú và văn hoá sông La.

Thứ ba, quy hoạch phát triển không gian lãnh thổ du lịch:

* Trung tâm điều hành hoạt động du lịch: Thị trấn Đức Thọ vẫn giữ vai trò là Trung tâm du lịch của toàn huyện.

* Phát triển các địa bàn du lịch trọng điểm: Địa bàn du lịch xã Tùng Ảnh và phụ

cận, địa bàn du lịch hồ Phượng Thành - chùa Am, đáng chú trọng phát triển là khu vực Hồ Phượng Thành là một trong những nơi có cảnh quan trung du của huyện Đức Thọ với sự kết hợp hồ nước và núi đồi. Hướng phát triển là du lịch sinh thái kết hợp với phát triển du lịch văn hoá trong đó du lịch sinh thái làm trọng tâm (không gian du lịch văn hóa).

Như vậy, để du lịch Đức Thọ phát triển mạnh và bền vững trong tương lai thì cần phải có những giải pháp và định hướng cụ thể, đặc biệt là việc quy hoạch tổng thể phát triển du lịch của huyện.

3.2.2. Giải pháp về tăng cường quản lý nhà nước về du lịch

Đối với sự phát triển du lịch của các địa phương hoặc của quốc gia thì việc tăng cường quản lí nhà nước là một trong những giải pháp quan trọng. Nhà nước phối hợp với các cơ quan quản lí các bộ hoặc các ngành có liên quan để thẩm định các dự án quy hoạch, các kế hoạch, các chương trình và dự án đầu tư phát triển du lịch. Tổ chức quản lí mọi hoạt động du lịch trên lãnh thổ theo pháp luật và qui chế hiện hành của các địa phương. Chính vì vậy tăng cường quản lý nhà nước về du lịch là giải pháp hữu hiệu trong việc quản lí và xúc tiến du lịch.

Vấn đề phát triển du lịch của huyện Đức Thọ cũng cần phải có sự tăng cường quản lý nhà nước về phát triển du lịch của huyện. Các chương trình và dự án đầu tư của huyện cần phải có sự quản lí của các cấp, các ngành liên quan.

3.2.3. Giải pháp về phát triển cơ sở hạ tầng

- Rà soát đánh giá phân loại khách sạn và hệ thống dịch vụ hiện có theo quy định của luật du lịch. Kiểm tra thường xuyên để đảm bảo chất lượng, chống xuống cấp, đặc biệt là một số nhà nghỉ ven thị trấn Đức Thọ.

- Đối với hệ thống cơ sở lưu trú du lịch hiện có, khuyến khích đầu tư chiều sâu nâng cấp trang thiết bị, nâng cao chất lượng phục vụ, tuỳ theo không gian quy mô của cơ sở để mở thêm các dịch vụ bổ trợ vui chơi giải trí, chăm sóc sức khoẻ, thể dục thể thao, phòng đọc, truy cập Internet… nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của các đối tượng du lịch.

3.2.4. Giải pháp về huy động vốn và sử dụng nguồn vốn cho phát triển kinh tế du lịch Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh

Với chủ trương mở rộng không gian các khu du lịch Đức Thọ đòi hỏi một lượng đầu tư rất lớn. Giai đoạn một tiếp tục cải tạo, nâng cấp đổi mới các khu du lịch đã được xây dựng, trong đó ưu tiên cho các dự án xử lý chất thải, nước bẩn và các dự án đảm bảo vệ sinh môi trường khác.

- Tiếp tục đầu tư xây dựng các khu du lịch văn hoá, sinh thái mới. Trước mắt, tập trung đầu tư phát triển các khu du lịch trọng điểm như khu du lịch văn hoá núi Tùng- Tam Soa, khu du lịch sinh thái hồ Phượng Thành, tuyến du lịch du thuyền trên sông La, tuyến du lịch văn hoá đường bộ từ thị trấn đi Tùng Ảnh, chùa Am, Trung Lễ....

- Huy động vốn từ các doanh nghiệp lớn, các tập đoàn, tổng công ty… để phát triển khu sinh thái.

- Huy động nguồn vốn trong nhân dân và cộng đồng dân cư để phát triển kinh tế du lịch.

- Có các chính sách thu hút đầu tư và chính sách ưu đãi đầu tư thỏa đáng để xây dựng một số điểm quan trọng, nơi có tài nguyên du lịch đa dạng với các sản phẩm du lịch riêng biệt để tạo điều kiện vui chơi, giải trí cho nhân dân và du khách. Đặc biệt chú trọng xây dựng các điểm du lịch cộng đồng để tạo điều kiện cho người dân, nơi có điều kiện du lịch nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần.

3.2.5. Giải pháp đào tạo nguồn nhân lực phục vụ du lịch

Hiệu quả hoạt động của du lịch được quyết định bởi một phần của nguồn lao động trong lĩnh vực này. Như vậy nguồn nhân lực có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của du lịch.

Xuất phát từ thực trạng chất lượng lao động trong ngành du lịch Đức Thọ còn thấp, vì vậy cần phải đào tạo nguồn nhân sự phục vụ du lịch theo hướng chuyên nghiệp là điều cần thiết và cấp bách. Để nâng cao hiệu quả hoạt động du lịch thì cần phải nâng cao chất lượng lao động :

- Mở thêm nhiều trường dạy nghề, nhiều khoá đào tạo đã được mở với các nghiệp vụ chính như: lễ tân nhà hàng, chế biến thức ăn, điều hành tour, hướng dẫn viên du lịch... nên lao động trong ngành du lịch không chỉ được nâng cao về số lượng mà còn được nâng cao về chất lượng.

- Đào tạo, bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực cho ngành du lịch huyện Đức Thọ.

- Lao động trong ngành du lịch phải có chuyên môn nghiệp vụ, phải được đào tạo cơ bản, có khả năng giao tiếp ứng xử, có sức thuyết phục với du khách có quốc tịch, tôn giáo tín ngưỡng khác nhau … phải thân thiện với du khách.

- Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cho nhân dân Đức Thọ, nhất là những người lao động trong ngành du lịch về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của ngành kinh tế này đối với sự phát triển toàn diện kinh tế - xã hội của Đức Thọ theo hướng văn minh, giàu đẹp và hiện đại trong tương lai.

3.2.6. Giải pháp về đa dạng hoá sản phẩm du lịch

Đối với sản phẩm du lịch của huyện Đức Thọ hiện nay còn đơn điệu, nghèo nàn, tự phát và chất lượng thấp chưa hấp dẫn du khách, trong thời gian tới cần thực hiện tốt các giải pháp cụ thể như sau:

- Cần đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch để phù hợp với thị trường du lịch.Tạo sản phẩm du lịch độc đáo, đặc trưng giàu bản sắc dân tộc đặc biệt là các sản phẩm du lịch mang tính truyền thống văn hóa, lịch sử, phong tục tập quán của địa phương. Đáng chú ý là tạo ra các sản phẩm chuyên đề như: Du lịch bồi dưỡng sức khỏe cho người ham thích thủ công mĩ nghệ, làng nghề truyền thống…

- Thường xuyên tiến hành điều tra đánh giá về hiện trạng sản phẩm du lịch, sức hấp dẫn về chủng loại, số lượng, chất lượng của sản phẩm đối với du khách.Từ đó có kế hoạch và giải pháp tạo ra những sản phẩm du lịch có chất lượng cao, hấp dẫn và đáp ứng nhu cầu của du khách.

- Tiếp tục nâng cấp và xây dựng mới nhiều điểm vui chơi, giải trí, chăm sóc sức khoẻ, hoạt động thể thao, thể dục thẩm mỹ,… tạo ra những sản phẩm độc đáo mang đậm nét văn hoá huyện Đức Thọ.

- Tổ chức các sự kiện văn hoá, thể thao và các lễ hội trên địa bàn gắn với hoạt động du lịch, tạo ra nhiều sản phẩm mới trong hoạt động du lịch tại Đức Thọ.

- Khuyến khích phát triển làng nghề, hàng thủ công mỹ nghệ, tổ chức hội chợ thương mại – du lịch thường niên gắn với liên hoan văn hoá ẩm thực trên địa bàn phục vụ du khách và nhân dân.

3.2.7. Giải pháp về tăng cường truyền bá du lịch Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh

Hiện nay đa số khách du lịch đến với Đức Thọ thường thiếu thông tin về du lịch ở nơi đây. Các nguồn thông tin được phát hành thường hạn chế và không phong phú.

Để góp phần đẩy nhanh sự phát triển của nghành du lịch của huyện Đức Thọ thì cần phải đầu tư vào công tác tăng cường truyền bá du lịch Đức Thọ. Công tác xúc tiến tuyên truyền quảng cáo du lịch cho nơi đây bằng cách :

- Biên soạn và phát hành những ấn phẩm có chất lượng và thông tin chính xác về du lịch để giới thiêu cho khách du lịch trong và ngoài nước.

- Xúc tiến việc xây dựng và phát hành rộng rãi các phim ảnh, tư liệu về lịch sử văn hóa, các công trình kiến trúc, di tích, danh lam….

3.2.8. Giải pháp bảo vệ môi trường

Bảo vệ tài nguyên môi trường du lịch phải được xác lập và thực thi là một chiến lược quan trọng trong quy hoạch phát triển du lịch cũng như quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội.

- Hoàn thiện hệ thống các văn bản quy định về quản lí tài nguyên môi trường trên cơ sở Luật bảo vệ môi trường và Pháp lệnh du lịch.

- Xây dựng và ban hành tiêu chuẩn ngành về thiết kế các công trình du lịch phù hợp với cảnh quan môi trường.

- Tăng cường các biện pháp quản lí trong xây dựng, phát triển và kinh doanh thu lịch, chú trọng xử lí chất thải và nước thải ở các khách sạn, các điểm du lịch. Khuyến khích các doanh nghiệp áp dụng các công nghệ thân thiện với môi trường. Áp dụng chế độ xử phạt rõ ràng đối với các doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường.

PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Tình hình phát triển du lịch huyện đức thọ, tỉnh hà tĩnh giai đoạn 2005 2011 định hướng và giải pháp phát triển đến năm 2020 (Trang 56 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)