Một số giải pháp khác

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần daikin air conditioning việt nam giai đoạn 2016 2020 (Trang 83 - 89)

Chương 3 HOÀN THIỆN CHIẾN LƯỢC KINH DOANH GIAI ĐOẠN 2016 –

3.2 Giải pháp hoàn thiện Chiến lược kinh doanh của Công ty Daikin Việt Nam

3.2.5. Một số giải pháp khác

Quản lý minh bạch: áp dụng quy chế quản lý minh bạch nhằm ngăn chặn các quan hệ không đúng với khách hàng hay mâu thuẫn lợi ích. Bằng hệ thống quản lý thông qua chính sách của Công ty và phổ biến đến tất cả nhân viên; tăng cường hệ thống kiểm soát nội bộ để mọi nhân viên không có cơ hội trục lợi dưới danh nghĩa Công ty.

Tăng cường ứng dụng Công nghệ thông tin cho công tác bảo hành sản phẩm:

Hiện nay trên thị trường có khá nhiều phần mềm quản lý có thể được ứng dụng để đưa vào quản lý công tác bảo hành sản phẩm cho Công ty một cách thuận tiện và nhanh chóng hơn. Theo đó, Công ty có thể kiểm soát được các sản phẩm được kích hoạt bảo hành và theo dõi tình trạng của sản phẩm trong suốt vòng đời hoạt động như sau:

- Sản phẩm được kích hoạt bảo hành theo 2 cách: 1 – Nhân viên lắp đặt kích hoạt thông qua thiết bị đặc biệt báo về server tổng; hệ thống ghi nhận thông tin máy được kích hoạt lần đầu; 2 – khách hàng được cấp mã số để nhắn tin/ truy cập ứng dụng đặc biệt về tổng đài để kích hoạt bảo hành cho sản phẩm

- Sau khi kích hoạt, người sử dụng sẽ nhận được thông tin gửi về từ hệ thống – thông báo tình trạng của máy, thời hạn bảo hành, phương thức truy cập vào ứng dụng để kiểm tra thông tin cùng với lịch sử bảo hành của máy nếu muốn.

- Trong suốt thời gian sử dụng, người sử dụng hoặc nhân viên Daikin có thể dễ dàng kiểm tra được thông tin bảo hành của sản phẩm, các lỗi mắc phải (nếu có), lịch sử bảo trì, bảo dường (nếu có) thông qua số Serial của sản phẩm trên ứng dụng riêng biệt.

Phát triển kênh truyền thông nội bộ ngay giữa các nhân viên công ty để hình thành kênh quảng bá mới, đồng thời góp phần tạo dựng văn hóa công ty, là cầu nối để phát triển tinh thần đoàn kết và tự hào trong mỗi nhân viên khi nhắc đến thương

hiệu Daikin. Đặc biệt cần phát triển hơn nữa việc nâng cao nhận diện thương hiệu qua hình ảnh Pichonkun.

Kết luận Chương 3

Trong chương 3, trên cơ sở tồn tài, hạn chế của Chiến lược Kinh doanh giai đoạn 2016 - 2020 tại Công ty Daikin Việt Nam, tác giả đã đưa ra quan điểm, phương hướng và một số giải pháp nhằm hoàn thiện hơn các đường hướng chiến lược của Công ty, bao gồm:

Giải pháp 1: Mở rộng và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Marketing

Giải pháp 2: Kiểm soát chất lượng thông tin đầu vào, gia nhập vào các tổ chức chuyên ngành cũng như tăng cường khả năng pháp lý của Công ty

Giải pháp 3: Áp dụng kết hợp mô hình PESTLE với SWOT trong công tác xây dựng chiến lược

Giải pháp 4: Chú trọng phát triển nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao, mở rộng đào tạo thêm các kỹ năng mềm cho nhân viên trong Công ty. Nâng cao nghiệp vụ thẩm định tài chính cho nhân viên kế toán cũng như nhân viên kinh doanh

Giải pháp 5: Tổ chức các chương trình nghiên cứu chuyên sâu với chuyên gia tại Việt Nam để tự đề xuất được các kế hoạch phát triển sản phẩm

Giải pháp 6: Quản lý minh bạch nhằm ngăn chặn vấn nạn hối lộ, trục lợi dưới danh nghĩa công ty

Giải pháp 7: Tăng cường ứng dụng Công nghệ Thông tin trong công tác bảo hành;

xây dựng đường dây riêng biệt chuyên tư vấn cho khách hàng

Giải pháp 8: Phát triển kênh truyền thông nội bộ; nâng cao khả năng nhận diện thương hiệu qua hình ảnh Pichonkun

Các giải pháp này sử dụng đồng bộ sẽ tạo ra hiệu quả cao trong công tác hoàn thiện chiến lược kinh doanh của Công ty trên mọi phương diện.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

Với mục đích, đối tượng và nội dung nghiên cứu đã trình bày ở trên, luận văn sẽ có những đóng góp về mặt lý luận và thực tiễn về việc hoàn thiện chiến lược kinh doanh cho giai đoạn 2016 – 2020 tại Công ty CP Daikin Air Conditioning Việt Nam. Những kết quả có thể đóng góp của luận văn gồm:

- Góp phần nâng cao lý luận về chiến lược kinh doanh và những thực tế tồn tại trong việc hình thành, triển khai chiến lược kinh doanh tại các Doanh nghiệp ngành Điều hòa không khí.

- Giới thiệu về Công ty CP Daikin Air Conditioning Việt Nam và nội dung chiến lược kinh doanh giai đoạn 2016 – 2020 tại Công ty. Phân tích những mặt tích cực và hạn chế từ chiến lược kinh doanh, từ đó tìm ra những nguyên nhân cốt lõi giúp cho các nhà quản lý đưa ra các giải pháp để hoàn thiện Chiến lược kinh doanh cho giai đoạn 2016 – 2020 của Công ty.

- Đề xuất giải pháp hoàn thiện Chiến lược kinh doanh cho giai đoạn 2016 – 2020 của Công ty. Các giải pháp gồm: Các giải pháp hoàn thiện công tác phân tích dự báo môi trường kinh doanh; giải pháp về hình thành và lựa chọn chiến lược;

giải pháp về các nguồn lực cho thực hiện chiến lược cùng một số giải pháp bổ sung khác.

Qua kết quả nghiên cứu Luận văn có thể kết luận như sau:

- Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, môi trường cạnh tranh gay gắt; Việt Nam đang từng bước mở cửa nền kinh tế để hòa nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới, Hoàn thiện chiến lược kinh doanh là điều kiện không thể thiếu được để đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp, trong đó có Công ty CP Daikin Air Conditioning Việt Nam.

- Áp dụng các giải pháp hoàn thiện chiến lược kinh doanh cần trên cơ sở phân tích đánh giá chính xác thực trạng chiến lược kinh doanh của từng công ty để đề ra thành các giải pháp cụ thể gắn với điều kiện hoàn cảnh thực tế của công ty mới đạt được kết quả mong muốn.

- Thay đổi nhận thức và nhận thức đúng đắn về hoàn thiện chiến lược kinh doanh của công ty là việc làm cần thiết trước hết để nâng cao hiệu quả kinh tế hoạt động kinh doanh của công ty nhằm chuẩn bị cho quá trình hội nhập và là cơ sở đảm bảo cho sự phát triển bền vững đối với Công ty CP Daikin Air Conditioning Việt Nam hiện nay.

2. Kiến nghị:

* Với Công ty CP Daikin Air Conditioning Việt Nam:

Để thực hiện một cách có hiệu quả các giải pháp trên nhằm hoàn thiện Chiến lược kinh doanh giai đoạn 2016 – 2020, ban lãnh đạo Công ty cần tiếp tục quan tâm sâu sát tới công tác nghiên cứu, phân tích và xây dựng chiến lược; chú trọng đào tạo nhân sự tương xứng với nhiệm vụ quản lý. Đồng thời, mạnh dạn thay đổi, áp dụng những hướng đi mới trong hoạch định và xây dựng các chiến lược bộ phận trong mục tiêu chung của chiến lược tổng quát.

Ngoài ra tiếp tục kết hợp chặt chẽ giữa kinh doanh, quản lý kho bãi, nghiệp vụ hỗ trợ và quản lý công tác vận hành để nâng cao hiệu quả trong hoạt động kinh doanh. Đồng thời cũng phải chú ý tới việc xây dựng văn hóa và gắn bó trong nội bộ nhân viên công ty, tạo ra môi trường làm việc triển vọng và có tính thúc đẩy cao – từ đó trực tiếp kiến tạo các nguồn lực cho việc triển khai hoạt động kinh doanh trong giai đoạn tới.

Nâng cao chất lượng hệ thống thông tin. Hệ thống Internet nội bộ chưa đáp ứng được các yêu cầu về tốc độ và cấu hình hoạt động. Thêm vào đó Việt Nam chưa có luật bảo vệ thông tin điện tử nên hạn chế rất nhiều việc giao dịch qua mạng cũng như đảm bảo an toàn bảo mật mạng cho các Công ty. Qua đó, cần thiết lập những quy chuẩn về bảo mật thông tin cũng như có công tác đào tạo cho nhân viên công ty về cách thức sử dụng và trao đổi thông tin qua mạng nội bộ công ty.

* Với Tập đoàn DAIKIN

Để góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế của Daikin Việt Nam so với các doanh nghiệp trong ngành và nâng cao hiệu quả đóng góp chung vào sự phát triển của Daikin trên toàn cầu, Tập đoàn cần tạo cơ chế thuận lợi, hỗ trợ về mặt tài chính

cũng như công nghệ cho các công ty con trực thuộc tại từng nước sở tại khác nhau.

Vì khi áp dụng theo hệ thống lớn sẽ tạo lợi ích cho tất cả các bên tham gia mô hình, tiết kiệm chi phí cho cả hệ thống, đưa ra hiệu ứng dây chuyền, tạo hiệu quả cho chuỗi cung ứng tại Daikin toàn cầu. Đồng thời cũng cần hỗ trợ, tạo điều kiện cho mỗi công ty trực thuộc được phát triển với các chiến lược, đường hướng của riêng mình để đảm bảo phát triển theo thực tế tại mỗi quốc gia đó.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Tài chính (2014), Thông tư 165/2014/TT-BTC ngày 14/11/2014 của Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt ASEAN giai đoạn 2015-2018, Hà Nội

2. Công ty Cổ phần Daikin Air Conditioning Việt Nam (2014), Báo cáo Tài chính các năm 2012, 2013, 2014

3. Lê Thế Giới, TS Nguyễn Thanh Liêm (2003), Quản trị Chiến lược, NXB thống kê, Hà Nội.

4. Trần Đức Lộc, Trần Văn Phùng (2008), Giáo trình Quản trị sản xuất và tác nghiệp, NXB tài chính, Hà Nội.

5. Trung Nguyên (2008), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, NXB thống kê, Hà Nội.

6. Nguyễn Đình Phan, Nguyễn Kế Tuấn (2007), Giáo trình Kinh tế và quản lý công nghiệp, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.

7. Bùi Xuân Phong (2001), Quản trị chiến lược, Bài giảng dùng cho các lớp cao học và nghiên cứu sinh chuyên ngành kinh tế và quản trị doanh nghiệp Học viện Bưu chính viễn thông, Học viện Bưu chính Viễn thông Hà Nội.

8. Phạm Đình Tân, Đặng Huy Thái (2003), Hoạch định chiến lược kinh doanh và kế hoạch hóa doanh nghiệp, Trường đại học Mỏ Địa chất, Hà Nội.

9. Nguyễn Huy Thái (2011), Quản trị chiến lược Kinh doanh Công nghiệp, Bải giảng dành cho các lớp cao học ngành kinh tế Mỏ Địa chất, Trường đại học Mỏ Địa chất, Hà Nội.

10. Ngô Kim Thành (2015), Giáo trình Quản trị Chiến lược, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.

11. Nhâm Văn Toán (2001), Kinh tế quản trị doanh nghiệp công nghiệp, Trường đại học Mỏ Địa chất, Hà Nội.

12. BSRIA (2010, 2011, 2012, 213, 2014), Báo cáo Tổng quan thị trường Điều hòa Không khí Việt Nam , website: https://www.bsria.co.uk/

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần daikin air conditioning việt nam giai đoạn 2016 2020 (Trang 83 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)