Chương 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG TẠI CÔNG TY ĐIỆN LỰC HƯNG YÊN
3.3 Một số kiến nghị
3.3.1 Kiến nghị với các ngành, các cấp liên quan
Công tác quản lý các dự án đầu tư xây dựng công trình hiện nay là một vấn đề bức xúc và liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành. Việc nghiên cứu, tìm ra các giải pháp hoàn thiện quản lý các dự án đầu xây dựng công trình, nhằm hạn chế tối đa những rủi ro gặp phải trong hoạt động đầu tư và xây dựng ở PCHY khi nền kinh tế chuyển đổi theo cơ chế thị trường và hội nhập là việc làm có ý nghĩa thiết thực cả về lý luận và thực tiễn và không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân tất yếu chúng ta phải phát triển toàn diện cơ sở hạ tầng. Để góp phần nâng cao hiệu quả của dự án đầu tư xây dựng công trình trong tương lai chúng ta còn phải làm nhiều việc trong đó cần nâng cao chất lượng công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình. Để đạt được điều đó đề tài có một số kiến nghị như sau:
1. Công tác lựa chọn nhà thầu tư vấn, khảo sát, lập dự án, tư vấn thiết kế cần được thực hiện kỹ lưỡng, chọn các đơn vị có năng lực thực sự, làm việc thực sự chứ không nên chỉ qua hồ sơ năng lực của đơn vị.
2. Các cơ quan nhà nước làm công tác quản lý đầu tư xây dựng nên đẩy mạnh ứng dụng tin học hoá ở các cấp, làm đồng bộ cho được 3 khâu: Xử lý hồ sơ văn bản, theo dõi tiến độ công việc, chế độ thông tin báo cáo hàng tuần, tháng, quý, năm. Việc tiếp nhận, thụ lý và thời hạn hoàn thành cần được niêm yết công khai trên mạng Internet (Trên các trang Web riêng).
3. Trong trình tự lập, thẩm định dự án đầu tư xây dựng công trình: cần rút ngắn thời gian trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư.
4. Để tạo điều kiện thuận lợi trong công tác giải phóng mặt bằng, di dân tái định cư tác giả kiến nghị:
- Thành phố nên cho thành lập các công ty tài chính hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp thực hiện việc di dân giải phóng mặt bằng.
- Thành phố nên chủ động xây dựng trước các khu nhà tái định cư phục vụ công tác giải phóng mặt bằng. Các chủ đầu tư khi cần giải phóng mặt bằng sẽ đăng ký và thanh toán tiền tái định cư cho thành phố theo quy định.
- Nên thành lập tổ chức hoặc doanh nghiệp chuyên định giá đất và tài sản theo sát với giá thị trường nhằm phục vụ cho công tác đền bù GPMB. Tránh để xảy ra những thắc mắc, khiếu kiện dài vượt cấp như trong thời gian vừa qua.
3.3.2 Kiến nghị với chủ đầu tư
- Đề nghị Chủ đầu tư làm việc với các cơ quan có thẩm quyền nhanh chóng bố trí kịp thời nguồn vốn để thực hiện dự án. Hiện nay tình trạng thiếu vốn cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến thời gian bị kéo dài;
- Có những kiến nghị kịp thời đến Bộ, Sở, Ban ngành của Nhà nước bình ổn giá vật liệu để dự án tiếp tục triển khai đúng tiến độ và chất lượng đề ra;
- Hạn chế các thủ tục hành chính, tránh rườm rà và vòng tròn trong quá trình thẩm định, phê duyệt dự án;
- Nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án, thẩm định thiết kế BVTC-TDT;
- Nên thành lập những đoàn giám sát chuyên nghiệp để giúp Ban quản lý dự án PCHY trong việc giám sát thi công xây dựng, lắp đặt thiết bị
KẾT LUẬN
Qua quá trình nghiên cứu công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình tại Công ty Điện lực Hưng Yên giai đoạn 2010 - 2014, luận văn đã có những đóng góp quan trọng đó là hệ thống hóa cơ sở lý luận về dự án đầu tư xây dựng công trình, quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình và vai trò của công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình. Trên cơ sở lý luận đó, tác giả đã vận dụng để phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình tại Công ty Điện lực Hưng Yên giai đoạn 2010 - 2014.
Từ đó, tác giả đã đề xuất một số giải pháp để hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình cho Công ty Điện lực Hưng Yên, giúp Ban Công ty nâng cao chất lượng các công trình xây dựng, góp phần đẩy mạnh thương hiệu của Công ty Điện lực Hưng Yên trong thời gian tới.
Tuy nhiên, nội dung của công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình rất rộng, vì vậy luận văn chưa có điều kiện để đi sâu phân tích chi tiết tất cả các nội dung mà chỉ dừng ở việc phân tích một số nội dung chính. Do đó, trong quá trình nghiên cứu và hoàn thiện, luận văn không tránh khỏi những thiếu sót, tác giả mong muốn nhận được những ý kiến đóng góp xây dựng của thầy cô và các bạn.
Một lần nữa, tác giả xin trân trọng cảm ơn các thầy cô trong Khoa Kinh tế - Quản Trị kinh doanh, Khoa Sau Đại Học Trường Đại Học Mỏ Đại chất, đặc biệt là sự giúp đỡ của thầy TS Nguyễn Anh Tuấn, Ban lãnh đạo và tập thể cán bộ công nhân viên Công ty Điện lực Hưng Yên, người thân và bạn bè.
Xin chân thành cảm ơn!
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Tài chính (2000), Chiến lược phát triển ngành Tài chính 2001 - 2010 2. Bộ Tài chính (2005), Thông tư số 10/2005/TT-BTC ngày 02/02/2005, Hướng
dẫn thực hiện quy chế công khai tài chính đối với việc phân bổ, quản lý sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc nguồn vốn NSNN.
3. Bộ Tài chính (2005), Thông tư số 10/2005/TT-BTC ngày 02/02/2005, Hướng dẫn thực hiện quy chế công khai tài chính đối với việc phân bổ, quản lý sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc nguồn vốn NSNN.
4. Thái Bá Cẩn (2008), Phân tích và quản lý dự án đầu tư, NXB Giáo dục.
5. Nguyễn Thị Cành (2004), Phương pháp và phương pháp luận nghiên cứu khoa học kinh tế, NXB Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh.
6. Chính phủ (2005), Nghị định 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng
7. Chính phủ (2006), Nghị định 112/2006/NĐ-CP ngày 29/9/2006 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 16/2005/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng
8. Chính phủ (2009), Nghị định 12/2009/NĐ-CP ngày 10/02/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng
9. Nguyễn Văn Chọn (2003), Kinh tế Đầu tư Xây dựng , NXB Xây dựng.
10. Cục Thống kê (2004 – 2008), Niên giám Thống kê thành phố Hà Nội.
11. Bùi Mạnh Cường (2006), ĐT-XDCB Thực trạng và giải pháp ở Việt Nam.
12. Phan Huy Đường (2013), Khoa học quản lý, Trường đại học kinh tế, NXB đại học Quốc gia.
13. Nguyễn Thị Ngọc Huyền, Đoàn Thị Thu Hà (2012), Quản lý học, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân.
14. Phạm Quang Long (2007), Một số giải pháp hoàn thiện vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố Hà Nội, Luận văn Thạc sỹ kinh tế, Đại học Kinh tế Huế.
15. Quốc hội (2002), Luật Ngân sách Nhà nước, Số 01/2002/QH ngày 16/12/2002 16. Quốc hội (2003), Luật Xây dựng, Số 11/2003/QH11 ngày 26/11/2003
17. Quốc hội (2005), Luật Đấu thầu, Số 61/2005/QH61 ngày 29/11/2005 18. Quốc hội (2005), Luật Đầu tư, Số 59/2005/QH11 ngày 29/11/2005 19. Trường Đại học Kinh tế quốc dân (1998), Kinh tế Đầu tư, NXB Giáo dục