Khả năng ứng dụng GIS cho phát triển du lịch

Một phần của tài liệu Ứng dụng gis xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ phát triển du lịch huyện đảo phú quốc (Trang 28 - 31)

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG

1.4. Khả năng ứng dụng GIS cho phát triển du lịch

Cơ sở dữ liệu cho bản đồ du lịch là trung tâm của hệ thống GIS, hệ thống GIS chứa càng nhiều thông tin thì chúng càng có ý nghĩa. Chúng còn khả năng mô tả “hình dạng hiện tượng” của các đối tượng du lịch thông qua mô tả chất lượng, số lượng của hình dạng và cấu trúc. GIS giúp mô tả “quan hệ và tương tác” giữa các đối tượng và hiện tượng. GIS đặc biệt quan trọng vì cách thức thông tin sẽ ảnh hưởng đến khả năng thực hiện phân tích dữ liệu và khả năng hiển thị đồ hoạ của hệ thống.

Ứng dụng của GIS trong thành lập bản đồ du lịch mang lại khả năng phân tích và biểu diễn rất nhiều dữ liệu được cung cấp từ nhiều nguồn khác nhau. Các dữ liệu trong GIS có khả năng biểu diễn mối tương quan giữa các yếu tố du lịch, điều này trợ giúp cho công tác quản lý du lịch, quy hoạch trong du lịch. Ứng với các chức năng kể trên, có thể thấy GIS có vai trò quan trọng trong lĩnh vực du lịch:

- Nhập và biến đổi dữ liệu của đối tượng du lịch (dữ liệu không gian và phi không gian) từ dạng thực tế (bản đồ, biểu đồ, bảng số liệu, …) sang dạng số thích hợp để tạo một cơ sở dữ liệu làm nguồn thông tin cơ bản để thành lập bản đồ du lịch mới.

- Quản lý dữ liệu về du lịch: lưu trữ, hiển thị, cập nhật và truy xuất dữ liệu (chức năng của một hệ quản trị CSDL).

- Xử lý phân tích dữ liệu du lịch để giải quyết các bài toán về du lịch như: chọn địa điểm thích hợp cho xây dựng khu vui chơi mới, ...

Với sự phát triển không ngừng của khoa học công nghệ cùng với sự gia tăng nhanh chóng về lợi nhuận của ngành du lịch thì việc ứng dụng GIS vào du lịch cũng đã bước đầu có hiệu quả thiết thực.

Nhìn chung, ngành du lịch và văn hóa trong nước chưa có chiến lược tổng thể về phát triển các ứng dụng GIS hỗ trợ ra quyết định trong lĩnh vực du

lịch và bảo tồn văn hóa. Việc các địa phương tự phát triển cũng cho thấy nhu cầu ứng dụng là hiện hữu và cần có sự thống nhất ở quy mô ngành.

Nếu so sánh ứng dụng công nghệ GIS trong các lĩnh vực quản lý môi trường hay quy hoạch đô thị thì ứng dụng GIS vào du lịch ra đời muộn hơn. Tuy nhiên, thực tế chứng minh là nó đạt được hiệu quả và nhiều hướng ứng dụng cụ thể. Trong du lịch, công nghệ GIS có một số ứng dụng sau đây:

- Xây dựng bản đồ số hoặc bộ dữ liệu cung cấp thông tin cho khách du lịch

Trước đây, công cụ chủ yếu khi đi du lịch thường chỉ là bản đồ giấy, mặc dù bản đồ giấy đáp ứng được phần nào nhu cầu tìm hiểu của khách nhưng tính trực quan và hiệu quả chưa cao. Công nghệ GIS đã được ứng dụng nhằm đem lại cho khách một bản đồ số hay quy mô hơn là một bộ dữ liệu nhằm gọn nhẹ nhất.

Bản đồ số có rất nhiều ưu điểm so với bản đồ giấy, chẳng hạn như có thể thay đổi tỷ lệ tùy theo mục đích và đối tượng sử dụng, có thể xem thông tin về điểm du lịch quan tâm một cách trực quan và đầy đủ hơn (thông tin, hình ảnh, vị trí, dịch vụ…), thông tin đa dạng, chi tiết, phong phú và hấp dẫn hơn.

Ngoài ra , bản đồ số còn có khả năng lưu trữ thông tin không giới hạn. Ở các nước phát triển trên thế giới, bản đồ số thường được đưa vào màn hình cảm ứng đặt tại nhà ga, siêu thị, trung tâm thương mại, trạm xe buýt, …và những nơi công cộng nhằm giúp du khách dễ dàng tiếp nhận và tìm kiếm thông tin.

- Đánh giá tiềm năng và nguồn du lịch ở các vùng

Với công cụ GIS, các nhà quy hoạch du lịch có thể tìm hiểu, đánh giá, quy hoạch và quản lý nguồn tài nguyên du lịch cho từng vùng và cho toàn lãnh thổ. Bằng việc tích hợp (overlay) các lớp thông tin về tài nguyên du lịch như tài nguyên tự nhiên, tài nguyên nhân văn cùng các yếu tố khác như cơ sở hạ tầng, giao thông vận tải, dịch vụ công cộng… Từ đó, rút ra các vùng hội đủ các yếu tố tiềm năng để đưa vào khai thác, các vùng đang có nguy cơ thoái

hóa cần cải tạo hay các vùng khai thác chưa hợp lý để có kế hoạch thích hợp hơn.

- Hỗ trợ cho các nhà quản lý trong công tác quản lý du lịch

Các nhà quản lý du lịch và Nhà nước có thể nắm rõ thông tin và quản lý ngành du lịch với công cụ GIS. Họ có thể nắm bắt thực trạng hoạt động của ngành du lịch: số lượng khách, xu hướng du lịch, hệ thống cơ sở hạ tầng, các tuyến điểm du lịch đã và đang khai thác, các dự án đầu tư trong tương lai, tài nguyên du lịch của từng vùng… từ đó có biện pháp với từng vấn đề, đảm bảo phát triển để nâng cao doanh thu của ngành.

Chương 2

Một phần của tài liệu Ứng dụng gis xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ phát triển du lịch huyện đảo phú quốc (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)