Tài nguyên du lịch tự nhiên

Một phần của tài liệu Ứng dụng gis xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ phát triển du lịch huyện đảo phú quốc (Trang 34 - 40)

Chương 2 TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH HUYỆN ĐẢO PHÚ QUỐC

2.2. Những nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch

2.2.2.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên

Địa hình

Địa hình đảo Phú Quốc khá phức tạp, bị chia cắt mạnh bởi sông suối và đồi núi, độ cao thấp dần theo hướng từ Bắc xuống Nam, từ Đông sang Tây.

Phía Bắc có dãy núi Bãi Đại với đỉnh cao trên dưới 200m, dãy núi Hàm Rồng với đỉnh cao nhất 365m và dãy Hảo với đỉnh cao nhất 382m. Phía Đông có dãy núi lớn nhất là Hàm Ninh tạo thành hình cánh cung kéo dài hơn 30km theo hướng Bắc Nam, trong đó cáo nhất là đỉnh núi Chùa 565m. Phía Nam có dãy Dương Đông và Suối Đá Bàn với các đỉnh cao từ 100-150m. Phú Quốc với 99 ngọn núi nối tiếp nhau tạo nên vẻ hoang sơ hiếm có. Các đỉnh núi cao như Gò Quao (478m), núi Bạc(448), và dãy Hàm Ninh dài 30km… đã trở thành những điểm đến hấp dẫn và có phần mạo hiểm cho du khách trong quá trình khám phá thiên nhiên với loại hình leo núi, thám hiểm…Phía Tây Bắc thấp dần ra phía biển hình thành Bãi Dài. Phía Nam địa hình thấp dần, xen kẽ là đồng bằng hẹp, những bãi cát trắng trải dài như Bãi Trường, bãi biển Dương Đông.. các chân núi nhô ra biển tạo thành mũi Gành Dầu, mũi Đá Toại, mũi Trâu Năm…Phú Quốc hình thành nên các khu du lịch nghỉ dưỡng với một bên là ghềnh đá biếc, một bên là những bãi cát trắng muốt trải dài thẳng tắp. Bên cạnh đó, với địa hình đứt gãy, Phú Quốc tạo nên những khe suối, thác nước đẹp như Suối Tranh, Suối Đá Bàn…

Hình 2-2. Bản đồ địa hình huyện Phú Quốc

Địa mạo, địa chất

Phú Quốc có nền địa chất sa thạch là chủ yếu. Mảng địa chất này có liên hệ với nền địa chất của Campuchia thuộc phía Tây Nam của vùng Kompong Som, Kok Kong. Do sự phong hóa của loại đá tạo ra loại đất có thành phần cơ giới đất chủ yếu là đất đỏ và đất trầm tích, thích hợp với nhiều loại cây như hồ tiêu, quýt và một số cây ăn quả khác. Một đặc điểm nữa là loại đá trầm tích này được kết cấu hình bình hành nên khả năng giữ nước kém, đá bị bào mòn theo hông. Địa chất động lực ổn định, không xảy ra động đất hay sụt lún. Địa chất công trình tốt, thuận lợi cho xây dựng công trình, đặc biệt là công trình lớn như khách sạn cao tầng, văn phòng…

Khí hậu

Phú Quốc nằm ở vĩ độ thấp, lại lọt sâu trong vịnh Thái Lan, xung quanh biển bao bọc nên thời tiết luôn mát mẻ, mang tính chất nhiệt đới gió mùa điển hình, nóng ẩm quanh năm, ít biến động thất thường.

Khí hậu Phú Quốc mang đặc thù của khí hậu nhiệt đới: Mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, chịu ảnh hưởng gió mùa Đông Bắc có cường độ tương đối mạnh, tốc độ gió trung bình 4m/s, có khi lên đến 24m/s, độ ẩm trung bình 78%. Nhiệt độ cao nhất vào tháng 3 và tháng 4 (28.3oC) [8]. Đây chính là mùa du lịch, du khách thích đến Phú Quốc vào thời điểm này vì đây là thời điểm có thể tham gia được nhiều hoạt động du lịch ngoài trời như: lướt sóng, thuyền buồm, tắm nắng, tắm biển, lặn, thả dù... Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 11, tốc độ gió trung bình 4,5m/s. Mùa mưa mây nhiều, độ ẩm cao (85 - 90%). Lượng mưa trung bình 414mm/tháng [8]. Lượng mưa trong mùa này là nguồn nước ngọt chủ yếu cung cấp cho cư dân trên đảo.

Nhìn chung, khí hậu Phú Quốc nắng ấm quanh năm, thời tiết ít biến động, mùa khô ở đây trùng vào thời điểm mùa mưa ở các điểm du lịch của các nước trong khu vực như Singapore, Malaysiar… Do đó, Phú Quốc có lợi thế cạnh tranh thu hút khách du lịch quốc tế.

Nguồn theo CBRE, Q2 2014[28]

Hình 2-3. Biểu đồ đặc trưng khí hậu Phú Quốc theo mùa

Tài nguyên đất

Đất tự nhiên Phú Quốc có diện tích 58.922 ha. Cơ cấu sử dụng đất hiện nay gồm: đất nông nghiệp; đất chuyên dùng; đất lâm nghiệp và đất hoang hóa.

Các loại đất có sự chuyển dịch theo hướng sau: Tổng diện tích đất nông nghiệp 7.900 ha năm 2000, tính đến năm 2009 giảm xuống còn 7.301 ha.

Diện tích đất chuyên dùng tăng từ 537,37 ha năm 2000 tăng lên 669,39 ha năm 2009.. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự chuyển dịch trong đó có một số nguyên nhân cơ bản như: Một phần diện tích đất nông nghiệp được dịch chuyển sang cho mục đích phát triển du lịch và dịch vụ. Theo quy hoạch chung đến năm 2020 [16], sẽ có 3.800 ha đất xây dựng du lịch, đất xây dựng đô thị khoảng 2.300 ha.

Tài nguyên nước

Chế độ nước của Phú Quốc có liên quan chặt chẽ với chế độ mưa, đặc điểm địa hình và thủy triều, trong đó có những điểm nổi bật như: Phú Quốc nằm trong vùng biển thuộc vịnh Thái Lan, có chế độ nhật triều không đều, biên độ giao thấp (0,7-1,2 m). Lượng mưa lớn, địa hình chia cắt mạnh nên Phú Quốc có hệ thống sông suối khá dày (0,42 km/km2 sông), các con sông ngắn và dốc, lưu lượng nước phụ thuộc theo mùa, vì vậy tình tạng thiếu nước

ngọt trong sản xuất và sinh hoạt thường xảy ra vào mùa khô trên đảo. Nguồn nước sinh hoạt và nước sản xuất của cư dân trên đảo khoảng 60-70% được lấy từ hồ Dương Đông thông qua trạm cấp nước với công suất 3,3 triệu m3, phần còn lại được lấy từ nguồn nước mưa dự trữ trong các bể chứa nước mưa của người dân địa phương.

Tuy nhiên, hiện nay vấn đề cung cấp nguồn nước cho sinh hoạt, cho các hoạt động dịch vụ và cho sản xuất đang gặp nhiều vấn đề cần giải quyết. Số giếng khoan khai thác nước ngầm trên đảo trong thời gian qua tăng nhanh phản ánh sự gia tăng nhu cầu sử dụng nước, đặc biệt các khu du lịch. Sự khai thác ồ ạt, có thể đưa đến nguy cơ phá vỡ cấu trúc cân bằng của nguồn nước ngầm. Mạch nước ngầm hạ thấp, tạo điều kiện cho việc xâm nhập mặn, từ đó ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước mặt.

Để giải quyết vấn đề thiếu nước sinh hoạt và sản xuất trong mùa khô, “ Đề án phát triển tổng thể đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang đến năm 2012 và tầm nhìn đến năm 2020”được chính phủ phê duyệt đã quyết định nhiều vấn đề trong đó có kế hoạch xây dựng hồ dữ trữ nước ngọt Dương Đông (rộng 3,5 km2, sâu 15m) bằng bê tông cốt thép kiên cố, hồ cung cấp nước sinh hoạt cho thị trấn Dương Đông, hoàn thành xây dựng 2/4 hồ chứa nước ngọt.[16]

Tài nguyên sinh vật biển

Biển Phú Quốc nằm trong vịnh Thái Lan, một ngư trường giàu cả về trữ lượng và số lượng loài.

Biển Phú Quốc có 89 loài san hô cứng, 19 loài san hô mềm, 125 loài cá ở rặng san hô, 132 loài thân mềm, 32 loài da gai và 62 loài cỏ biển (trong đó 9 loại đã được ghi nhận) [8], có nhiều loài quan trọng như trai tai tượng, ốc đun cái. Đặc biệt, có loài đồi mồi đến vùng biển này đẻ trứng và sự xuất hiện của loài Dugong.

Các bãi san hô luôn là sức hút đối với những khách du lịch thích khám phá những sinh vật dưới lòng đại dương.

Bãi biển

Bao bọc xung quanh Phú Quốc là biển với tổng chiều dài 150km. Có những bãi tắm đẹp như bãi Trường, bãi Khem, bãi Giếng, bãi Sao, bãi Vòng… với những ghềnh đá nhô ra bờ biển như mũi Dinh Cậu, mũi Ông Đội.

Ở vị trí xa đất liền, xa các khu công nghiệp nên chất lượng nước biển, bãi tắm của Phú Quốc hơn hẳn những nơi khác.

Rừng

Rừng Phú Quốc khá phong phú với diện tích trên 38.100 km2 chiếm 64,15% diện tích tự nhiên của đảo.

Bảng2-1. Bảng thống kê tài nguyên rừng Phú Quốc Hiện trạng

Chỉ tiêu

Diện tích(ha) Tỷ lệ(%)

Trữ lượng (m3

Diện tích đất có rừng 38.536 100 1.422.076 Rừng tự nhiên 37.233 96,6 1425705

Rừng lá rộng 33.471 89,8 57.396

Rừng giàu 381 1,0 136.312 Rừng trung bình 2.236 6,0 248.721 Rừng nghèo 7.537 20,2 295.316

Rừng non phục hồi đường kính lớn 11.227 30,1 687.360 Rừng non phục hồi đường kính nhỏ 12.090 32,4

Rừng tràm 3.678 9.8

Rừng ngập mặn 80 0,2

Rừng trồng 1.303 3,38

Nguồn: Số liệu thống kê phòng thống kê huyện Phú Quốc Trong đó, diện tích rừng tự nhiên chiếm 96,6%, rừng trồng chiếm 3,38%. Rừng như lá phổi xanh ở giữa biển cung cấp nguồn sống cho ngư dân trên đảo bởi màu xanh và sự nguyên sơ.

Có nhiều hệ sinh thái rừng đặc trưng, như: hệ sinh thái rừng cây nguyên sinh cây họ Dầu, hệ sinh thái rừng trên núi đá, hệ sinh thái rừng ngập mặn, hệ sinh thái rừng Tràm… Thành phần thực vật, động vật ở vườn quốc gia Phú Quốc rất phong phú và đa dạng: khoảng 470 loại thực vật cao, 150 loại động vật hoang dã, có nhiều động thực vật quý hiếm, có giá trị đặc hữu [8]. Sinh cảnh chung của rừng Phú Quốc hiện nay có thể được coi là một trong những nơi hấp dẫn nhất Nam Bộ.

Một phần của tài liệu Ứng dụng gis xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ phát triển du lịch huyện đảo phú quốc (Trang 34 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)