Đánh giá chung về hiện trạng hoạt động du lịch của Phú Quốc

Một phần của tài liệu Ứng dụng gis xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ phát triển du lịch huyện đảo phú quốc (Trang 46 - 53)

Chương 2 TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH HUYỆN ĐẢO PHÚ QUỐC

2.3. Đánh giá các nguồn lực và thực trạng du lịch Phú Quốc

2.3.2. Đánh giá chung về hiện trạng hoạt động du lịch của Phú Quốc

Du lịch Phú Quốc chỉ thực sự được quan tâm, đầu tư phát triển vào những năm cuối thế kỉ XX song đã hình thành một số loại hình du lịch, như:

sinh thái, nghỉ dưỡng, thể thao mạo hiểm, nghiên cứu khám phá… Trong đó, có một số loại hình mới đưa vào khai thác (du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng) nhưng đã khẳng định ưu thế vượt trội của mình so với các điểm du lịch khác. Ngành du lịch Phú Quốc đã có những chiến lược khai thác các loại hình du lịch vốn có, mở rộng thêm các loại hình mới nhằm tạo thêm nhiều điểm du lịch, tuyến du lịch. So sánh giữa tiềm năng và thực trạng khai thác các loại hình du lịch hiện nay, thiết nghĩ du lịch Phú Quốc cần mở rộng thêm một số loại hình mới như du lịch tham quan thắng cảnh, du lịch hội nghị, hội thảo, du lịch săn bắn thú hoang dã, du lịch mua sắm, du lịch tàu biển, du lịch cuối tuần… và cần đầu tư nâng cấp các loại hình vốn có, đi vào khai thác theo chiều sâu các loại hình: du lịch lặn ngắm san hô, du lịch thám hiểm, du lịch nghỉ dưỡng chất lượng cao. Tất cả các loại hình trên sẽ góp

phần tạo nên sự đa dạng các sản phẩm du lịch, thúc đẩy du lịch phát triển, đưa Phú Quốc trở thành điểm đến hấp dẫn trong thế kỉ XXI.

Cht lượng phc v du lch

Du lịch Phú Quốc đang tiến đến phát triển theo chiều sâu. Các loại hình du lịch đa dạng và phong phú hơn, quy cách phục vụ ngày càng mang tính chuyên nghiệp, từng bước đáp ứng được nhu cầu về điểm đến, hành trình chuyến đi, chất lượng phục vụ ăn, ngủ cũng như các dịch vụ khác. Tuy nhiên, du lịch Phú Quốc vẫn còn một vài hạn chế như: một số loại hình du lịch chưa được khai thác theo chiều sâu (du lịch lặn...), môi trường sinh thái biển bị ô nhiễm bởi sự tác động của hoạt động du lịch, cơ sở lưu trú chưa đồng bộ và không đủ sức chứa vào mùa du lịch…

S lượng khách du lch

Lượng khách du lịch đến Phú Quốc tăng nhanh trong những năm gần đây. Năm 2000 mới chỉ đạt 25.056 lượt khách, nhưng đến năm 2005 đã tăng lên 148.598 lượt, năm 2010 đạt 230.000 lượt. Như vậy, nếu như năm 2005 tăng hơn 590% so với năm 2000, thì đến năm 2010 số lượt khách du lịch đến Phú Quốc đã tăng gấp 920% so với 2000 và tăng 150% so với 2005. Nhịp độ tăng bình quân trong giai đoạn 2005 - 2010 là trên 57% /năm (so với cả tỉnh là 15,9%/năm), năm 2013 đạt 500.000 đến năm 2015 đạt 800.000 lượt khách/năm, đến năm 2020 sẽ đạt khoảng 2 - 3 triệu lượt khách/năm và năm 2030 sẽ đạt khoảng 5 - 7 triệu lượt khách/năm; trong đó, có 45% - 50% là khách quốc tế. Sự tăng trưởng đó là một điều đáng mừng song cũng đặt ra cho Phú Quốc nhiều vấn đề cần phải giải quyết, đó là: nước sinh hoạt, ô nhiểm môi trường, rác thải, điện sinh hoạt… đối với các điểm du lịch .

Hình 2-4. Biểu đồ số lượt khách tới Phú Quốc theo năm

Nguồn: Sở du lịch Kiên Giang Khách ni địa

Khách du lịch với mục đích tham quan, nghỉ dưỡng chiếm tỉ lệ cao nhất (khoảng 80%) trong tổng số khách nội địa đến Phú Quốc. Họ đi du lịch quanh năm nhưng chủ yếu tập trung vào dịp hè, các ngày nghỉ cuối tuần, các lễ hội… Khách du lịch công vụ thường kết hợp công tác với du lịch, loại hình du lịch này diễn ra quanh năm; trong khi đó, du lịch với mục đích chữa bệnh chiếm tỉ lệ thấp hơn

Về cơ cấu thị trường khách du lịch nội địa: Khách du lịch nội địa luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng số khách du lịch đến với Phú Quốc: chiếm xấp xỉ 80%

(2005); 75% (2009); 70,9% (2010). Mục tiêu phấn đấu giai đoạn 2010 – 2020, tỷ trọng khách du lịch nội địa giảm xuống 65% năm 2015, 60% vào năm 2020. Cơ cấu khách nội địa đến Phú Quốc cũng có sự chuyển dịch: Tỷ lệ khách du lịch đến từ khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long có xu hướng giảm từ 63% (2000) xuống 49,2% (2010) và 31,5% ( dự báo 2015). Trong lúc đó tỷ trọng khách du lịch đến từ miền Đông Nam Bộ tăng lên từ 27,6% (2000) lên 36,1% (2010), 40,2% (2015) do các công ty lữ hành tại thành phố Hồ Chí Minh và Phú Quốc trong thời gian qua hoạt động có hiệu quả với các chương

trình giảm giá hấp dẫn. Tỷ trọng khách du lịch từ các tỉnh phía Bắc đến Phú Quốc tăng nhanh nhờ các chương trình quảng bá về Phú Quốc, nhất là từ khi tuyến bay thẳng Phú Quốc – Nội Bài đi vào hoạt động tạo thuận lợi trong việc đi lại của du khách.

Khách quc tế

Phú Quốc có nhiều lợi thế thu hút khách du lịch quốc tế, nhưng trong thời gian qua, thị trường khách du lịch thương mại đến Phú Quốc với số lượng rất ít và không ổn định, đó là do những nguyên nhân sau: cơ sở hạ tầng còn yếu kém, việc đi lại giữa Phú Quốc và các trung tâm kinh tế khác như TPHCM, Cần Thơ, Rạch Giá không mất nhiều thời gian (máy bay mất 45 phút, tàu thủy từ Rạch Giá đi Phú Quốc mất 2 giờ 20 phút); vì vậy, khách ít lưu trú qua đêm tại Phú Quốc. Đây là bất lợi đối với du lịch Phú Quốc. Lượng khách du lịch quốc tế đến Phú Quốc chủ yếu là Việt kiều về thăm quê hương, nhóm du khách này gia tăng nhanh và có nhu cầu quay lại Phú Quốc.

V cơ cu th trường khách du lch quc tế

Hầu hết khách quốc tế đến Phú Quốc với mục đích chủ yếu là tham quan danh lam thắng cảnh và tìm hiểu văn hóa bản địa. Thị trường khách chủ yếu ở khu vực Tây Âu và Bắc Mĩ (như Anh, Pháp, Đức, Hà Lan, Hoa Kì, Canada…) chiếm 70%, Đông Bắc Á (như Nga, Nhật Bản, Hàn Quốc…) chiếm 18,2%, khu vực ASEAN (như Thái Lan, Malaysiar, Indonesia, Cambodia…) chiếm 6,8%

Hình 2-2. Cơ cấu khách quốc tế đến Phú Quốc năm 2010

Nhận xét chung: Tuy số lượng khách đến Phú Quốc còn ở mức khiêm tốn so với tiềm năng, tỉ trọng khách quốc tế còn thấp, thời gian lưu trú của khách chưa nhiều, chi tiêu cho mua sắm, vui chơi giải trí chưa cao nhưng đánh giá về chỉ tiêu thu hút khách những năm gần đây đều tăng: Giai đoạn 2000 - 2005, tổng lượt khách đến Phú Quốc tăng bình quân 48,34%/năm (so với cả tỉnh là 12,02%/năm), năm 2010 đạt 31%/năm tổng lượt khách du lịch trên toàn tỉnh. Thời gian lưu trú bình quân của du khách tăng lên: Giai đoạn từ 2000 - 2005 là 1,9 ngày/lượt khách, 2005 - 2010 là 2,1 ngày/lượt khách, dự báo giai đoạn 2010 -2015 khoảng 2,5 - 3 ngày/lượt khách. [21]

Doanh thu từ du lịch

Năm 2010, GDP thương mại và du lịch có tốc độ tăng trưởng mạnh, đạt 647 tỉ đồng [21], tổng mức bán lẻ hàng hóa tăng 3,16 lần so với năm 2005.

Doanh thu từ du lịch đạt 447.144,22 triệu đồng, tăng 3,29 lần so với 2005.

Trong cơ cấu doanh thu, doanh thu từ khách quốc tế chiếm 65,1% và khách trong nước chiếm 34,9%. Theo kế hoạch phát triển Phú Quốc 2010 - 2015, dự kiến vào năm 2015 tổng số lượt khách đến Phú Quốc là 800.000 lượt.

Khách du lịch đến Phú Quốc ngày càng tăng dẫn đến hoạt động kinh doanh dịch vụ, khả năng tạo việc làm cũng tăng theo. Trong vòng 6 năm (2005 - 2010), khách du lịch quốc tế đến Phú Quốc tăng gần 400%, khách du lịch nội địa tăng 132%. Đó vừa là thuận lợi cũng vừa là khó khăn cho Phú Quốc, khi mà công tác chuẩn bị cơ sở vật chất kĩ thuật, con người, chính sách… còn chưa theo kịp.

Lao động của du lịch Phú Quốc

Cơ cấu lao động trong các ngành kinh tế ở Phú Quốc có sự chuyển biến tích cực: tỷ lệ lao động trong ngành thương mại và dịch vụ tăng 69,4% (2008) lên 71,4% (2010) cao hơn nhiều so với trung bình của cả tỉnh (từ 14,4% năm 2008 lên 25,3%)

Tính đến quý 1 năm 2013, tổng số lao động trong toàn huyện là 40.493 người, tăng gấp 1,22 lần so với năm 2005. Lao động trong ngành dịch vụ chiếm 71,4%, trong đó lao động hoạt động trong ngành du lịch tăng lên liên tục trong các năm: năm 2005 mới chỉ có 2.197 chiếm 6,62%; nhưng đến năm 2013 là 5.217 lao động chiếm 12%, dư báo đến 2020 số lao động sẽ tăng lên 10.000 lao động chiếm xấp xỉ 20% tổng số lao động trong ngành[21]. Số lao động trong ngành du lịch tăng lên nhờ hai nguồn: đó là lao động tại chỗ của địa phương và nguồn lao động qua đào tạo từ đất liền di chuyển ra. Như vậy, xét về tổng thể, lực lượng lao động trong ngành du lịch có sự chuyển biến tích cực: chuyển từ lao động trong ngành nông nghiệp sang các ngành công ngiệp và thương mại – dịch vụ. Chất lượng lao động ngày càng được cải thiện, đặc biệt lao động trong các doanh nghiệp, các công ty du lịch liên doanh nước ngoài

Cơ sở lưu trú

Đến năm 2010, số lượng cơ sở lưu trú tăng liên tục từ 67 cơ sở kinh doanh lưu trú (2005) lên 74 cơ sở kinh doanh lưu trú (2010). Tính đến tháng 6/2012 số cơ sở kinh doanh lưu trú là 94 trong đó có 38 khách sạn và 56 nhà nghỉ với tổng số buồng là 1.875 buồng. Dự báo đến 2015, Phú Quốc sẽ nâng tổng số cơ sở lưu trú là 250 cơ sở, 300 khách sạn, 3.000 – 3.500 phòng, trong đó 50% số khách sạn đạt từ 2 sao trở lên để đón khách quốc tế. [21]

Hệ thống nhà hàng

Số nhà hàng ăn uống trong các khách sạn còn hạn chế. Đến năm 2012 số lượng cỏc cơ sở cú nhà hàng chiếm ẵ tổng số cơ sở lưu trỳ trờn địa bàn huyện đảo, sức chứa có thể phục vụ thực khách với số lượng lớn còn ít. Hiện nay các cơ sở phục vụ nhu cầu ăn uống của khách du lịch tại Phú Quốc tương đối phong phú, chủ yếu thuộc thành phần kinh tế tư nhân nằm ngoài khách sạn.

Nếu lượng khách tăng nhanh và tập trung thì số lượng nhà hàng trên chưa đủ đáp ứng nhu cầu.

Phương tiện vận chuyển du lịch

Về vận chuyển đối ngoại: phương tiện vận chuyển khách chủ yếu đến Phú Quốc được đa số khách lựa chọn là đường hàng không và mục đích đi du lịch nghỉ dưỡng là chủ yếu. Do đặc điểm là hòn đảo cách biệt với đất liền nên 67,8% khách quốc tế và 18,9% khách nội địa đến Phú Quốc bằng đường hàng không, phương tiện còn lại là đường thủy. Hiện nay tàu cao tốc đã được đưa vào sử dụng từ năm 2003 để vận chuyển khách du lịch từ Rạch Giá, Hà Tiên ra Phú Quốc và ngược lại. Thời gian đi bằng tàu cao tốc đã giảm đáng kể so với trước đây, theo đó chỉ mất khoảng 2-3 giờ thay vì phải mất tới 7 giờ đi tàu khách bình thường.

Về vận chuyển trên đảo: số lượng xe vận chuyển khách du lịch chuyên dụng còn hạn chế, phương tiện vận chuyển công cộng còn chưa có. Phương tiện phổ biến để vận chuyển khách du lịch trên đảo hiện chủ yếu là xe ôm do cư dân ở thị trấn Dương Đông, An Thới đảm nhiệm. Năng lực vận chuyển của các phương tiện vận chuyển trên chưa đáp ứng được nhu cầu tham quan của khách du lịch. Đây là một trong những hạn chế hiện nay của du lịch Phú Quốc

Các cơ sở vui chơi giải trí, thể thao

Trên địa bàn toàn huyện Phú Quốc có rất ít các điểm vui chơi giải trí phục vụ du khách. Một số loại hình tập trung ở trong một số khu du lịch, khách sạn.

Các khu giải trí, các dịch vụ về đêm còn thiếu như công viên, vũ trường, rạp chiếu phim... Điều đó đã tạo nên cảm giác buồn chán về đêm cho du khách, đồng thời hạn chế nhu cầu mua sắm, chỉ tiêu của khách.

Một phần của tài liệu Ứng dụng gis xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ phát triển du lịch huyện đảo phú quốc (Trang 46 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)