Tài nguyên du lịch nhân văn

Một phần của tài liệu Ứng dụng gis xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ phát triển du lịch huyện đảo phú quốc (Trang 40 - 43)

Chương 2 TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH HUYỆN ĐẢO PHÚ QUỐC

2.2. Những nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch

2.2.2.2. Tài nguyên du lịch nhân văn

Dân cư và lao động:

Năm 2013, dân số huyện Phú Quốc chiếm 5,46 trong toàn số dân của tỉnh. Cơ cấu dân số trẻ, tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động chiếm 58%, mức tăng tự nhiên trung bình 1,3%. Dự báo mỗi năm Phú Quốc có thêm 1.500 lao động, đây chính là tiềm năng cũng như thách thức đối với vấn đề việc làm, các vấn đề xã hội mà địa phương cần giải quyết.

Về địa bàn cư trú: Tỷ lệ dân thành thị chiếm 51%; nông thôn 49%. Trong đó người Kinh (97%), người dân tộc Hoa (2,1%), còn lại là người dân tộc Khmer (0,8%). Tỷ lệ gia tăng cơ học trên toàn đảo cao (3,1%/năm). Nguyên nhân do nguồn di dân từ đất liền ra đảo để tìm kiếm việc làm. Đây cũng là nguồn nhân lực bổ sung cho huyện Phú Quốc nhưng cũng là bài toán khó khăn trong giải quyết việc làm, vấn đề nhà ở và các vấn đề phúc lợi khác.

Bảng2-2: Bảng dân số huyện Phú Quốc và tỉnh Kiên Giang Kiên Giang Phú Quốc Năm

Tổng số dân(người Tổng số dân(người) %

2010 1.659.113 87.712 5.28

2011 1.676.467 89.605 5.34

2012 1.692.058 91.447 5.41

2013 1.707.050 93.276 5.46

Nguồn: Niên giám thồng kê tỉnh Kiên Giang[5]

Về cơ cấu lao động trong các ngành kinh tế: Tổng số lao động trong các ngành kinh tế quốc dân tăng: từ 29.916 lao động (2000) lên 40.493 lao động (2010) tăng gấp 1,3 lần so với năm 2005. Trong 10 năm trở lại đây, lao động trong nhóm ngành công nghiệp tăng 10.847 lao động, lao động trong ngành nông nghiệp giảm 300 lao động, lao động trong ngành thương mại và dịch vụ tăng 9.558 lao động. Lao động đang có xu hướng chuyển dịch do tác động của quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa. Bởi thế, Phú Quốc phải có chính sách đào tạo nghề, tạo việc làm đáp ứng nhu cầu lao động trong thời kỳ mới.

Văn hóa phi vt th

Phú Quốc không chỉ nổi tiếng là một hòn đảo có cảnh quan thiên nhiên đẹp mà còn là một vùng đất mang đậm màu sắc văn hóa dân gian với những truyền thuyết, ca dao, dân ca, tín ngưỡng... Có nhiều đình chùa, miếu mạo, thờ cúng những vị thần có công khai đảo và những vị anh hùng đã được dân gian thần thánh hóa (như: cúng bà Kim Giao, cúng cầu an ở đình Dương Đông, cúng cô Sáu, cúng giỗ anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực...). Nét đặc sắc của văn hóa phi vật thể ở đảo Phú Quốc là mảng truyền thuyết. Hầu hết các địa danh du lịch trên đảo đều gắn với một vài truyền thuyết, như truyền thuyết về sự ra đời của đạo Cao Đài, về vua Gia Long - Nguyễn Ánh, về anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực… Có thể nói rằng, du khách đến đây đều rất hứng thú khi được nghe những mẫu chuyện li kì về “hồn thiêng sông núi” [7], dân dã mà cao siêu, đời thường mà thoát tục.

Văn hóa vt th

Cấu trúc nhà cổ ở Phú Quốc: Nhà cổ Phú Quốc giống như nhà rông ở Tây Nguyên, dạng nhà sàn, nhưng nó lại mang những nét riêng của nhà sàn vùng sông nước miền Tây Nam Bộ như: nhà sàn trong vườn, bên bờ sông, bờ rạch, bờ biển. Mục đích của nhà sàn ở Phú Quốc không phải để tránh thú dữ như vùng miền núi mà là để tránh cát thổi, tránh côn trùng, vì vậy cấu trúc nhà sàn nơi đây đơn giản hơn. Hiện nay, Phú Quốc có ngôi làng cổ (với

khoảng 15 căn nhà), mọi sinh hoạt trong làng nguyên sơ từ nhà ở đến ăn uống, ứng xử vẫn giữ được nét điển hình truyền thống của cư dân bản địa rất độc đáo.

Nghệ thuật ẩm thực: Không thể thống kê hết các món ăn đặc sản ở Phú Quốc. Ẩm thực của Phú Quốc là điểm gặp gỡ, giao thoa cách chế biến của các dân tộc Việt - Hoa - Khmer tạo nên hương vị độc đáo khó lẫn với nơi khác.

Nét đặc sắc rất Phú Quốc là ở chỗ: Những sản phẩm ấy không chỉ là sự ưu đãi của thiên nhiên mà cao hơn đó chính là ở bàn tay nhào nặn, chế biến đạt đến trình độ điêu luyện của con người sở tại. Với du khách, điều quan trọng mà họ muốn chiêm ngưỡng chính là quy trình làm ra sản phẩm và tài nghệ của các nghệ nhân.

Tóm lại, phát triển kinh tế biển đảo nói chung, du lịch nói riêng là định hướng phát triển của nhiều tỉnh thành trong cả nước khi có được lợi thế và biển. Tuy nhiên, ít nơi nào có được tiểm năng, lợi thế biển như ở Phú Quốc.

Phú Quốc là nơi quy tụ nguồn lợi hải sản và cảnh quang môi trường. Đánh bắt cá là hoạt động kinh tế quan trọng có từ lâu đời đối với cư dân trên đảo. Trên đảo đã hình thành những làng chài cổ như làng chài Hàm Ninh, An Thới, Dương Đông. Người dân trên đảo đã gắn bó với khai thác biển từ bao đời nay, nhưng đời sống của họ thực sự được khởi sắc khi hoạt động kinh tế biển gắn với du lịch biển. Làng chài cổ, các nhà thùng, các khu nuôi cấy ngọc trai…

trở thành những điểm du lịch không thể thiếu trong hành trình khám phá đảo.

Trước đây ngư dân làm nghề lặn đơn thuần chỉ để dựa vào nguồn thủy sản thân mềm, đời sống của họ bấp bênh, thì ngày nay, các loại hình du lịch bơi, lặn, quan sát san hô và câu cá đã góp phần chuyển đổi một lượng lao động trên đảo sang hoạt động du lịch. Các làng nghề, các sản phẩm nông, lâm, thủy sản như hồ tiêu, nước mắm, rượu…đều trở thành sản phẩm mang thương hiệu Phú Quốc. Như vậy, du lịch phát triển không “bóp chết” các ngành nông hay

công nghiệp mà ngược lại đang đẩy các ngành lên nấc thang mới không chỉ là thị trường trong nước mà vươn ra tầm quốc tế qua con đường du lịch.

Một phần của tài liệu Ứng dụng gis xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ phát triển du lịch huyện đảo phú quốc (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)