Kinh nghiệm quản lý thu chi NSNN của huyện Tam Đảo

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách huyện lập thạch tỉnh vĩnh phúc (Trang 35 - 41)

Chương 1. TỔNG QUAN LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CẤP HUYỆN

1.2. Kinh nghiệm quản lý thu chi NSNN của một số huyện trong tỉnh Vĩnh húc 24 1. Kinh nghiệm quản lý thu chi NSNN cho huyện Sông Lô

1.2.2. Kinh nghiệm quản lý thu chi NSNN của huyện Tam Đảo

Tam Đảo là huyện mới được tái lập từ năm 2004, là huyện mới thành lập kinh tế chưa phát triển mạnh nhưng với lợi thế từ khu du lịch Tam Đảo, Thiền viện Trúc Lâm hàng năm thu hút hàng chục triệu lượt khách tham quan, nghỉ dưỡng, ngân sách huyện Tam Đảo năm 2014 đạt tổng thu 566 tỷ đồng, trong đ thu từ cân đối thu tại huyện được 143 tỷ đồng còn lại là thu từ ngân sách cấp trên. Trong những năm qua, được sự quan tâm của UBND tỉnh Vĩnh húc đầu tư phát triển Tam Đảo thành khu du lịch trọng tâm của tỉnh nên nguồn vốn được đầu tư để xây dựng phát triển khu nghỉ dưỡng Tam Đảo và các khu vui chơi phụ trợ như sân golf, bể bơi hay kết hợp khu du lịch tâm linh Thiền viện Trúc Lâm, Đền thờ Quốc Mẫu Tây Thiên …

Đối với công tác quản lý thu ngân sách, huyện Tam Đảo luôn chú trọng khai thác nguồn thu từ khu du lịch và các khoản thu từ đất như: thu đấu giá, thu cấp quyền sử dụng đất, thu tiền thuê đất …Nguồn thu này hàng năm chiếm đến hơn 73% tổng thu ngân sách của huyện. Bên cạnh đ huyện còn rất chú trọng đến nguồn thu từ các qu , các tổ chức đầu tư xây dựng các công trình tâm linh công cộng.

Tuân thủ các quy định của Luật ngân sách luôn được các cấp ngân sách trên địa bàn huyện quan tâm. Từ xây dựng, giao dự toán hàng năm đến quản lý chi đều đúng với nhiệm vụ và định mức chi. Đồng thời công tác kiểm tra, giám sát chi của các cấp ngân sách được theo dõi thường xuyên nên đ hạn chế các vi phạm, sai sót.

1.2.3. Bài học kinh nghiệm quản lý NSNN cho huyện Lập Thạch

Qua một số tìm hiểu về công tác quản lý thu chi ngân sách ở hai huyện trên địa bàn tỉnh Vĩnh húc c điều kiện tương tự như huyện Lập Thạch có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm như sau:

Thứ nhất, tuân thủ và nghiêm chỉnh chấp hành quy định của Luật ngân sách và các văn bản hướng dẫn thi hành. Chú trọng mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của huyện để cân đối thu, chi đảm bảo sự phát triển hài hòa và bền vững.

Thứ hai, tăng cường phối hợp quản lý và khai thác mọi nguồn thu trên địa bàn huyện. Trong đ phải chú trọng và nuôi dưỡng nguồn thu nhằm bảo đảm nguồn thu đáp ứng chi lâu dài, bền vững. Khai thác các nguồn thu từ công tác xã hội hóa phục vụ cho mục đích phát triển kinh tế ở địa phương trong chương trình xây dựng nông thôn mới.

Thứ ba, quản lý chi ngân sách theo dự toán đảm bảo tiết kiệm chi và đầu tư cho xây dựng cơ bản và các mục tiêu xây dựng trọng tâm, trọng điểm của huyện.

Thứ tư, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát thu chi ngân sách huyện và xã, thị trấn. Chấn chỉnh và xử lý kịp thời các vi phạm Luật ngân sách đảm bảo thu, chi ngân sách công khai minh bạch và quản lý có hiệu quản ngân sách.

Thứ năm, đẩy mạnh ứng dụng và khai thác ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và phối hợp quản lý thu chi ngân sách.

1.3. Các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài

Qua nghiên cứu một số công trình liên quan đến quản lý ngân sách nhà nước tác giả đ t m lược được một số kết quả đạt được và những tồn tại, hạn chế về quản lý NSNN của các địa phương trên cả nước:

* Công trình nghiên cứu kinh tế của Thạc sỹ Đỗ Thị Kim Dung với đề tài:“Tăng cường công tác quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Bình Xuyên Tỉnh Vĩnh Phúc năm 2014” [8]

Bên cạnh những kết quả đ đạt được, quản lý ngân sách huyện Bình Xuyên bên cạnh đ còn có những tồn tại, hạn chế, thiếu sót nhất định như sau:

- Từ khâu lập dự toán và chấp hành dự toán: Công tác lập dự toán chưa thực sự bám sát tình hình nhiệm vụ cụ thể tại đơn vị, còn thụ động trong việc dựa vào kế hoạch phân bổ ngân sách.

Kế hoạch giao thu chưa bám sát vào tình hình thực tế tại địa phương, dẫn đến chênh lệch thu trong kế hoạch và thực hiện giao thu thực tế của địa phương.

Sự phối kết hợp với giữa các cơ quan quản lý chi còn nhiều hạn chế: như chế độ thông tin báo cáo chưa thường xuyên theo quy định của ba cơ quan: Kho bạc, thuế, tài chính. Việc quản lý khai thác nguồn thu còn bỏ sót, các khoản chi quản lý hành chính, văn h a x hội, nông lâm thủy lợi đều vượt và cao hơn so dự toán giao đầu năm

- Công tác quyết toán NSNN: Công tác quyết toán NSNN đúng quy định nhưng chưa hiệu quả cao, công tác xét duyệt quyết toán nhiều khi c n chưa đúng thời gian theo quy định

- Công tác thanh tra NSNN: Còn nhiều đơn vị sử dụng chi ngân sách vẫn còn có nội dung chi chưa thật sự bám sát vào các văn bản quy định, vẫn còn buông lỏng công tác thu chi ngân sách nên dẫn đến vi phạm tài chính.

Tác giả đ đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường hoàn thiện công tác công tác quản lý ngân sách tại huyện như:

- Trong quản lý ngân sách nhà nước khâu lập dự toán NSNN là rất quan trọng, có những giải pháp cụ thể sau:

+ Chi cục thuế lập dự toán thu NSNN hàng năm trên cơ sở nguồn thu trên địa bàn đ thực hiện năm trước, trình cục thuế, sở tài chính thảo luận ngân sách đầu năm .Tiếp tục kiến nghị lên các cơ quan cấp trên hoàn thiện hệ thống chính sách thuế của từng địa phương vừa đảm bảo nguồn thu ổn định và khuyến khích tối đa sản xuất kinh doanh của các thành phần kinh tế.

+ Phòng Tài chính - kế hoạch có trách nhiệm lập dự toán NSNN hàng năm phối hợp với các đơn vị lập dự trình UBND huyện và gửi về sở tài chính, sở kế hoạch đầu tư thông qua xem xét . Giảm thiểu những khoản chi lãng phí, giảm các khoản chi thường xuyên không cần thiết,chú trọng công tác đầu tư xây dựng cơ bản, đảm bảo chi cho an sinh xã hội, giám sát các khoản chi sai không đúng chế độ.

* Công trình nghiên cứu kinh tế của Thạc sỹ Hồ Thị Thanh Nga với đề tài:“

Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý ngân sách ở Huyện phù Ninh -Tỉnh Phú Thọ năm 2012”[11]

a. Bên cạnh những kết quả đã đạt đượcngân sách của huyện Phù Ninh còn có những tồn tại trong quản lý ngân sách nhà nước huyện Phù Ninh như sau:

- Hạn chế về khâu lập dự toán, chấp hành dự toán và quyết toán ngân sách:

Công tác lập dự toán, chấp hành dự toán và quyết toán ngân sách c n rất cồng kềnh, phức tạp, quá trình lập và xét duyệt, phê chuẩn ngân sách qua rất nhiều khâu, nhiều nấc, nhiều lần trong cùng một cấp, trong khi đ thời gian lập và xem xét quyết định lại rất ngắn. Một số chỉ tiêu ngân sách nhiều khi chỉ do th i quen mà không tính đến sự biến đổi và cần thiết hữu hiệu trong thực tế hoặc yêu cầu cấp dưới rất chi tiết và tính toán cho từng khoản chi, một số chỉ tiêu mang nặng tính chủ quan. Khi cấp phát kinh phí cho các đơn vị thụ hưởng ngân sách không sát với thực tế nhưng lại bắt các đơn vị sử dụng phải thực hiện đúng theo số cấp phát không được làm theo nhu cầu thực tế.

b. Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý NSNN

- Bố trí sử dụng ngân sách hợp lý, tiết kiệm có hiệu quả,thực hiện công khai minh bạch ngân sách nhà nước. Tháo gỡ những vướng mắt về cơ chế chính sách để phát triển mạnh và có hiệu quả kinh tế tư nhân chú trọng giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Hoàn thiện chức năng nhiệm vụ, củng cố và kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý tài chính tiêu chuẩn hóa cán bộ tài chính, xây dựng đội ngũ cán bộ công chức ngành tài chính đủ về số lượng, c cơ cấu hợp lý trình độ chuyện môn cao.

* Công trình nghiên cứu kinh tế của Thạc sỹ Nguyễn Văn Thủy với đề tài:“

Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thu, chi ngân sách tại huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn năm 2013”[14].

a. Bên cạnh những kết quả đ đạt được vẫn còn những tồn tại, hạn chế trong quản lý ngân sách huyện, cụ thế:

- Về lập dự toán: Một số đơn vị lập dự toán hàng năm c n chậm, do vậy việc lập dự toán chung cho toàn huyện còn chậm, việc tính, dự báo các nguồn thu chưa sát nên chưa tính được nhu cầu chi cho năm kế hoạch do vậy dự toán chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế, dẫn đến việc thường xuyên điều chỉnh bổ sung.

Một số các quy định, các chính sách c liên quan c n chưa phù hợp với thực tế tại địa phương.

- Quản lý nguồn thu ngân sách: Các nguồn thu thường không ổn định; các hộ sản xuất, kinh doanh còn nhỏ lẻ, một số điểm kinh doanh theo thời vụ do đ việc quản lý thu thuế môn bài đầu năm c n gặp kh khăn. Một số khoản thu khác giao cho xã, thị trấn thu còn xảy ra tình trạng thất thu như thuế tài nguyên, thuế bến bãi, lệ phí chợ...

- Chi ngân sách: Chi thường xuyên tại một số đơn vị dự toán, các xã, thị trấn có nhiều khoản chi chưa thực hiện đúng chế độ tài chính; nhiều khoản chi không theo dự toán, không đề nghị chuyển mục chi, dẫn đến kh khăn trong việc quyết toán.

- Chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý ngân sách nhà nước. Đối với cán bộ quản lý ngân sách: còn một số cán bộ hạn chế về kiến thức quản lý kinh tế tổng hợp, kiến thức quản lý nhà nước về kinh tế. Đối với cán bộ quản lý ngân sách cấp xã vẫn còn không ít cán bộ còn hạn chế về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, tham mưu cho các chủ tài khoản còn chi sai nguồn. Các đơn vị dự toán, các xã, thị trấn quản lý NSNN còn lõng lẽo.

b. Giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý thu chi ngân sách nhà nước của huyện:

- Nâng cao chất lượng lập dự toán để đảm bảo quy mô, cơ cấu các chi hợp lý, đồng thời tăng cường khả năng chấp hành ngân sách, tiết kiệm, chống lãng phí, nâng cao hiệu quả chi ngân sách .

- Tăng cường công tác kiểm tra, quản lý thu: các quy trình quản lý thu thuế phải được áp dụng chặt chẽ, thống nhất toàn ngành, thường xuyên đôn đốc thu thuế và xử lý nợ đọng thuế theo đúng quy trình, quy định hiện hành.

- Tăng cường sự kiểm soát chi của kho bạc nhà nước đối với chi ngân sách nhà nước.

- Tăng cường quản lý vốn đầu tư XDC một cách có hiệu quả, tiết kiệm, chống thất thoát, lãng phí.

Kết luận chương 1

Trong chương này đề tài tập trung làm sáng tỏ các vấn đề như: hần lý luận chung đ hệ thống hóa các vấn đề cơ bản về ngân sách nhà nước, nhất là hiệu quả quản lý NSNN để làm cơ sở nghiên cứu tiếp nội dung liên quan đến đề tài “ Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách huyện Lập Thạch - tỉnh Vĩnh Phúc”. Những vấn đề lý luận cơ bản được hệ thống hóa và cụ thể hóa làm rõ khái niệm và bản chất của NSNN, đ chính là biểu hiện hai mặt hình thức và nội dung của phạm trù NSNN, làm rõ chức năng, vai tr của NSNN trong nền kinh tế thị trường, hiệu quả quản lý NSNN và những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý NSNN, nghiên cứu kinh nghiệm quản lý NSNN của một số địa phương, từ đ củng cố thêm hệ thống lý luận và rút ra những bài học kinh nghiệm. Từ những nội dung đ , chương 1 của đề tài đ làm rõ được: Quản lý NSNN là việc thực hiện đồng bộ và hệ thống tất cả các hoạt động của các khâu: lập, phân bổ, chấp hành, quyết toán ngân sách, kiểm tra thanh tra và quá trình điều hành ngân sách đạt được mục tiêu đề ra. Đây cũng chính là tư tưởng xuyên suốt của luận văn, phân tích thực trạng về hiệu quả quản lý NSNN của địa phương trong chương 2 và đưa ra giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện công tác quản lý NSNN huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh húc ở chương 3.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách huyện lập thạch tỉnh vĩnh phúc (Trang 35 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)